ĐH công lập Việt Đức: Tuyển sinh riêng, cấp bằng CHLB Đức
Chương trình từ Đức do các giáo sư Đức giảng bằng tiếng Anh. Ngoài mức học phí rất ưu đãi do được chính phủ Việt Nam và Đức hỗ trợ, dựa trên kêt quả học tâp, 60% tổng sô sinh viên cao học sẽ nhân được học bông trị giá bằng 25%, 50% và 100% mức học phí.
Đại học Việt Đức (Vietnamese – German University) được chính phủ Việt Nam và Đức thành lập để trở thành một trường đại học theo tiêu chuẩn Đức tại Việt Nam. Các chương trình cao học tập trung vào các lĩnh vực kỹ thuật cao mà nước Đức nổi tiếng trên thế giới, được chọn từ 35 trường đại học danh tiếng của Đức. Toàn bộ chương trình do các giáo sư Đức giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên tốt nghiệp nhận bằng thạc sĩ của CHLB. Ngoài ra, sinh viên được hỗ trợ tài chính của các công ty, tổ chức Đức để học tập hoặc thực tập tại CHLB Đức, có lợi thế tìm được việc làm tại các công ty đa quốc gia, đặc biệt là các công ty Đức.
Các sinh viên định hướng nghiên cứu có thể học tiếp bậc tiến sĩ tại ĐH Việt Đức hoặc tại CHLB Đức.
Cung câp các ngành bâc cao học có nhu câu nhân lực cao tại Viêt Nam
Phát triên đô thị là môt đê tài nóng tại Viêt Nam. Chương trình Thạc Sĩ Phát triển đô thị bền vững, hợp tác với ĐH Darmstadt được thiết kế với cách tiếp cận quản lý đô thị với tầm nhìn về tương lai, tổng hợp các thành tố kỹ thuật, quản lý, sinh thái, kinh tế và xã hội. Sinh viên tôt nghiêp ngành này có thê đảm nhân những vị trí câp quản lý trong các công ty, tô chức phát triên đô thị, các dự án bât đông sản, các công ty tư vân quy hoạch đô thị v.v.
Giao thông và vận tải là môt trong những nhân tố chủ chốt để phát triển kinh tế bền vững và có nhu câu nhân lực lớn ở Viêt Nam. Việc tổ chức môt hệ thống vận tải đòi hỏi các kỹ sư giao thông có học vấn rộng về cơ sở hạ tầng (kỹ thuật công chính), quản trị kinh doanh, logistics và cả ứng dụng kỹ thuật. Chương trình Thạc sĩ Giao thông Vân tải (trọng tâm quy hoạch và quản lý giao thông vận tải), hợp tác với ĐH Darmstadt, tiêp cân vân đê đa chiêu như vây và cung câp cho học viên các kiên thức đa ngành nêu trên, giúp sinh viên có cơ hôi viêc làm phong phú ở các nhà cung câp dịch vụ logistics, các công ty giao thông vân tải, các công ty tư vân hoặc các cơ quan nhà nước, chính phủ. Hiện cũng có 8 nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ tại ĐH Việt Đức trong khuôn khổ chương trình Giao thông Vận tải này.
Các sinh viên cao học tại ĐH Viêt-Đức thực tê đã tìm thây các cơ hôi hâp dân trong khi học và sau khi tôt nghiêp.
Ở chương trình Thạc Sĩ Cơ Điên Tử và Công Nghê Cảm Biên, sinh viên Võ Thành khóa 2010 hiện đang viết luận văn thạc sĩ trong vòng 6 tháng tại phòng thí nghiệm của trường đại học Karlsruhe, CHLB Đức. Sinh viên Mạch Quang Thành đang làm luận văn thạc sĩ liên quan đên hệ thống điều khiển xe hơi tại Bosch Engineer Center Việt Nam trong thời gian 6 tháng. Sinh viên Cao Đình Điền được công ty Pepperl Fuchs Germany tài trợ toàn bộ chi phí trong thời gian viết luận văn thạc sĩ tại trụ sở chính của công ty ở Mannheim/Baden-Wuerttemberg, CHLB Đức.
Video đang HOT
Trong lớp học bâc cao học tại ĐH Viêt – Đức.
Ở chương trình Thạc Sĩ Tính toán kỹ thuật và Mô phỏng trên máy tính (Computational Engineering), sinh viên Trân Tuân Minh khóa 2009 sau khi tôt nghiêp Thạc sĩ đã được nhân làm nghiên cứu sinh tiên sĩ tại Đức. GS. Meschke thuôc Trung tâm nghiên cứu hợp tác “Interaction Modeling in Mechanized Tunneling” tại Đức cho biêt: “Bằng Thạc sĩ về Tính toán Kỹ thuật và Mô phỏng trên Máy tính mở ra cơ hội học tiến sĩ tại Đức cũng như một cơ hội nghề nghiệp đầy triển vọng. Cá nhân tôi thấy rằng, tuyệt đối không có gì khác biệt giữa một bằng cấp học tại Đức và tại ĐH Việt-Đức. Tôi đang liên tục tìm kiếm những nhà khoa học trẻ tài năng và Trường ĐH Việt – Đức là nơi tôi có thể tìm thấy họ. Đây là một lý do chính khiến cho tôi nỗ lực hơn nữa tham gia giảng dạy tại ĐH Việt – Đức”.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder trao bằng tôt nghiêp cho sinh viên cao học ĐH Viêt – Đức.
Chương trình học bông hâp dân cho tât cả sinh viên
Ngoài mức học phí rất ưu đãi do được chính phủ Việt Nam và Đức hỗ trợ, dựa trên kêt quả học tâp, 60% tổng sô sinh viên cao học sẽ nhân được học bông trị giá bằng 25%, 50% và 100% mức học phí.
Xem thêm thông tin và đăng ký online tại trang web của ĐH Viêt – Đức: www.vgu.edu.vn/vi
Theo dân trí
Trường đại học xuất sắc vẫn khó tuyển sinh
Chiều ngày 8/3, đoàn công tác Chính phủ do Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Trường ĐH Việt - Đức nhằm tháo gỡ những vấn đề khó khăn mà trường đại học này gặp phải.
GS Jũrgen Mallon - hiệu trưởng Trường ĐH Việt - Đức cho biết một trong những khó khăn mà trường gặp phải là thu hút người học. Định hướng đến năm 2020 trường sẽ có 29 ngành đào tạo nhưng hiện tại mới chỉ mở được 8 ngành với quy mô 527 sinh viên. Sau 5 năm được thành lập, trường hiện có 262 sinh viên đang theo học bậc ĐH, 250 học viên cao học và 15 nghiên cứu sinh. Số đã tốt nghiệp gồm 24 cử nhân và 40 thạc sĩ.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm các lớp học của ĐH Việt - Đức.
Bên cạnh đó, ĐH Việt - Đức còn gặp nhiều vướng mắc về cơ sở vật chất, các cơ sở đào tạo của trường chủ yếu là đi thuê mướn. Cụ thể gồm toà nhà tạm trong khuôn viên ĐH Quốc gia TPHCM, 1 tòa nhà trong khuôn viên ĐH Quốc tế Miền Đông.... Ông Mallon bày tỏ sự lo lắng mặt hạn chế của cơ sở vật chất nên khó triển khai đưa hệ thống thiết bị thí nghiệm phục vụ giảng dạy sớm được. Dịp này, phía nhà trường bày tỏ mong muốn cần có cơ chế đặc thù riêng cho trường để nhanh chóng hoàn thiện và phát triển mô hình trường ĐH xuất sắc.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với đội ngũ giảng viên Đức.
Về việc khó tuyển sinh sinh viên, học viên cao học ngành kỹ thuật, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết thực trạng khó khăn trong nguồn tuyển là thực trạng chung. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới khi những quy định mới về tuyển sinh sau đại học có hiệu lực sẽ giúp cho Trường ĐH Việt - Đức bớt khó khăn hơn. Riêng công tác xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, thứ trưởng cho biết, Bộ GD-ĐT đang cùng với các ban ngành, Ban quản lý dự án xây dựng Trường ĐH Việt Đức đẩy nhanh tiến độ, để sớm hoàn thành mục tiêu có cơ sở vật chất cho trường vào năm 2017.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lắng nghe và chia sẻ những khó khăn mà Trường ĐH Việt - Đức đang đối mặt. Phó Thủ tướng đề nghị trường cần tìm ra nguyên nhân của những vướng mắc và khó khăn để có hướng giải quyết, đồng thời yêu cầu địa phương cần xúc tiến, chia sẻ với nhà trường. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị trường trong quá trình mở ngành đào tạo cần có dự báo nhu cầu nhân lực của từng ngành nghề, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có ngay việc làm. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Trường cần bám sát tiềm năng đào tạo của Đức, tức là những ngành có trình độ cao nhưng vừa phải bám sát nhu cầu nhân lực trên lãnh thổ Việt Nam. "Mình có thể áp một chương trình rất hiện đại nhưng không biết là cần bao nhiêu người, đào tạo ra làm ở đâu là không ổn. Vấn đề này đã được Chính phủ VN chỉ đạo ngành giáo dục từ 5 năm nay, chúng ta đàp tạo theo nhu cầu xã hội. Chúng tôi đề nghị ĐH Việt - Đức nên kết hợp với ĐH Quốc gia TPHCM làm một dự án nhỏ để dự báo nhu cầu nhân lực của ngành mình định mở trong 5 năm tới là ở đâu, rồi mới đưa ra nội dung đào tạo", Phó thủ tướng yêu cầu. ĐH Việt - Đức phải có tổ công tác để nghiên cứu nhu cầu nhân lực chất lượng cao và cung cấp số liệu hàng năm.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu trong cuộc họp hội đồng trường sắp tới, trường cần thống nhất, họp thật kỹ công tác cơ cấu ngành nghề, nhằm giúp việc tuyển sinh, đào tạo hiệu quả hơn. Riêng về việc tuyển dụng nhân sự, trường không nên quá cầu toàn, cố gắng làm sao để đến cuối năm 2013 không còn khó khăn trong cơ chế phối hợp, cơ bản hoàn thành việc tuyển dụng các vị trí chủ chốt quan trọng để nhà trường sớm đi vào ổn định
Trường ĐH Việt - Đức được thành lập vào năm 2008, là trường công lập tự chủ đầu tiên của Việt Nam. Đến nay trường đã có 8 chương trình đào tạo bậc ĐH và cao học. Trong đó, có 2 ngành bậc ĐH là Kỹ thuật điện và Công nghệ thông tin. 6 chương trình đào tạo bậc cao học gồm: Tính toán kỹ thuật và mô phỏng trên máy tính, Cơ điện tử và Công nghệ cảm biến, Giao thông vận tải, Phát triển đô thị bền vững, Hệ thống thông tin doanh nghiệp và Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Năm học 2013, ĐH Việt - Đức dự định mở thêm 2 ngành mới là cử nhân ngành Khoa học máy tính (bậc ĐH), ngành Sản xuất kỹ thuật toàn cầu (cao học). Chỉ tiêu của 3 ngành bậc ĐH của trường là 180 chỉ tiêu, chia đều 60 chỉ tiêu cho 3 ngành: Khoa học máy tính, Kỹ thuật điện và CNTT, Tài chính và Kế toán.
Lê Phương
Theo dân trí
Hà Nội: Cuộc thi khoa học, kỹ thuật thu hút nhiều HS tham gia Cuối tuần qua, Sở GD-ĐT Hà Nội khai mạc cuộc thi khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học (Intel Isef) thành phố lần thứ 2. So với năm trước, số lượng đề tài lẫn HS tham gia tăng mạnh. Toàn thành phố có 23 trường THPT tham gia với 55 đề tài. Buổi khai mạc này có sự hiện diện...