ĐH Công lập và Dân lập: Cạnh tranh không bình đẳng!
Sinh viên trường ngoài công lập không được hưởng ưu đãi thiếu đất xây trường, bị đánh thuế, bị phân biệt đối xử, bị định kiến, khó tuyển sinh… Đó là thực trạng của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập hiện nay.
Tại buổi họp báo sáng nay 17/4 về phương hướng hoạt động nhiệm kỳ II năm 2012 – 2017 của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập (NCL), GS Trần Hồng Quân – nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL cho biết: “Trường ĐH công lập và dân lập đang có sự cạnh tranh không bình đẳng nên các trường NCL phát triển rất khó khăn”.
Trường đại học công lập và ngoài công lập đang cạnh tranh rất gay gắt.
Các trường ĐH, CĐ thành lập ồ ạt
GS Trần Hồng Quân đưa ra dẫn chứng cụ thể, xét trong tổng thể hệ thống ĐH Việt Nam, từ năm 2000 đến nay, quy mô số trường ĐH, CĐ công lập từ 156 trường tăng lên 331 trường các trường ĐH, CĐ NCL từ 22 trường tăng lên 81 trường. Từ năm 2000 đến năm 2005, mỗi năm trung bình thành lập 20 trường công lập và 2 trường NCL. Từ năm 2005 – 2010 trung bình mỗi năm thành lập 26 trường công lập và 10 trường NCL. Có năm trung bình 1 tuần thành lập một trường ĐH hoặc CĐ. Sự tăng số lượng ồ ạt này chủ yếu là các trường ĐH, CĐ công lập.
Trong 81 trường ĐH, CĐ số lượng SV đào tạo 254.370, chiếm 14,7% tổng số SV cả nước, đã cho ra trường hàng chục vạn lao động trình độ ĐH, CĐ mà nhà nước không phải bỏ kinh phí chi cho đào tạo. Phần lớn các trường tuy khuôn viên chưa rộng lớn, nhưng có cơ sở khang trang, có thiết bị dạy học tương đối đủ cho các ngành nghề đào tạo. Về cơ bản đã vượt qua tình trạng trường lớp tạm thời thuê mướn.
GS Quân cho rằng, nhìn tổng quá, tốc độ phát triển các trường NCL so với các mục tiêu chiến lược nhà nước. Trong khi đó sự phát triển ồ ạt các trường ĐH, CĐ công lập là sự thực hiện sai lệch quan điểm chỉ đạo của chiến lược phát triển giáo dục đã đề ra, làm phân tán nguồn lực tài chính của nhà nước, làm sai chức năng của hệ thống các trường công lập. Lẽ ra chỉ tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo các ngành nghề cần phải đầu tư lớn, đào tạo nhân lực cho các lĩnh vực chuyên biệt, đặc thù mà các trường NCL không thể đảm đương được.
Có sự cạnh tranh không bình đẳng
Video đang HOT
GS Trần Hồng Quân cho rằng, mục tiêu mà Chính phủ đặt ra trong Đề án đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006- 2020, đến năm 2020 có 40% SV cả nước thuộc nhóm các trường NCL sẽ khó đạt được bởi sự phân biệt giữa “con đẻ, con nuôi”.
Sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các trường công lập và NCL thông qua việc nhà nước bao cấp chi phí đào tạo và các ưu đãi khác cho SV trường công lập (SV trường công lập được hưởng 70% chi phí trong khi SV NCL phải tự chi trả 100%).
Mô hình trường 100% đầu tư của nước ngoài. Hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài và tuân thủ Pháp luật Việt Nam, hiện đang có trường RMit… các trường này được thực hiện cơ chế tự chủ rất cao mà lẽ ra các trường Việt Nam cũng phải được như vậy. Sự khác biệt này tạo ra sự không bình đẳng trong cạnh tranh, không có cơ chế chỉ đạo quản lý của cơ quan nhà nước về giáo dục đào tạo, về tài chính, về chất lượng đào tạo đối với các trường này. Nguồn tuyển sinh từ học sinh tốt nghiệp THPT, không qua thi tuyển sinh ĐH của Bộ GD-ĐT. Thực tế, các trường loại này đang “làm ăn” khá thành đạt tại Việt Nam.
Ngoài ra, các trường NCL càng ngày càng gặp khó bởi thiếu đất xây trường, bị đánh thuế, bị phân biệt đối xử, bị định kiến, khó tuyển sinh do cạn kiệt nguồn tuyển, thiếu văn bản pháp quy cần thiết có liên quan hoặc có mà không có chế tài thực hiện (như Nghị quyết 05, Nghị định 69 của CP). Bản thân các trường NCL chưa đủ thời gian khẳng định vị thế của mình trong xã hội thông qua chất lượng đào tạo, thành tựu nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong giáo dục .
Tuy nhiên, GS Quân cũng thừa nhận, cá biệt có một số trường do áp lực tài chính, có khi chạy theo lợi ích trước mắt mà đã có một số sai phạm làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của cả hệ thống các trường NCL.
Để xóa bớt định kiến xã hội về “con đẻ, con nuôi” trong thời gian tới, lãnh đạo Hiệp hội các trường NCL kiến nghị, Nhà nước nên quan tâm, tài trợ những trường có tiêu chí: đào tạo ra SV có chất lượng cao mà không cần phải gắn mác công lập hay NCL.
Riêng với Hiệp hội, GS Quân cho hay, sẽ tiếp tục làm tư vấn, tham mưu, phản biện, góp ý với cơ quan nhà nước một số chính sách đổi mới để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như Quyết định công nhận các trường ĐH dân lập và cho phép chuyển đổi trường ĐH, CĐ dân lạp sang tư thục. Năm tới, Hiệp hội sẽ thành lập Viện nghiên cứu Phát triển Nhân lực, thành lập Trung tâm Đánh giá và Kiểm định chất lượng (chỉ dành phục vụ các trường NCL).
Hồng Hạnh
Theo dân trí
ĐH Thành Đô: Học phí ổn định nhưng chất lượng sẽ tăng
Mùa tuyển sinh năm 2012, trường ĐH Thành Đô đã công bố giữ nguyên mức học phí như các năm trước. Với quyết định đưa ra, liệu chất lượng đào tạo của nhà trường thời gian tới sẽ ra sao? TS Ngô Xuân Hà - hiệu trưởng nhà trường sẻ trả lời câu hỏi này ngay dưới đây.
Thưa ông, trong khi hầu hết các trường ĐH, CĐ tăng học phí năm 2012 thì ĐH Thành Đô quyết định giữ nguyên. Vậy xuất phát từ đâu mà nhà trường lại quyết định thực hiện như vậy?
TS. Ngô Xuân Hà: Trước tiên xin được nhấn mạnh rằng đây không phải là lần đầu tiên mà là 3 năm liền Trường Đại học Thành Đô quyết định giữ nguyên mức thu học phí. Điều này xuất phát từ phương châm "Uy tín - Chất lượng - Hội nhập - Phát triển" của nhà trường trong đó cam kết Phát triển đã được thể hiện cụ thể bằng hành động chia sẻ các khó khăn kinh tế với xã hội, với gia đình sinh viên, song chất lượng đào tạo vẫn không ngừng tăng lên.
Với quyết định tiếp tục không tăng học phí, nhà trường đã hỗ trợ sự ổn định tâm lý cho gần mười nghìn sinh viên đang theo học tại trường, giảm bớt sự lo lắng của gia đình các em sinh viên đã đặt niềm tin vào nhà trường. Đây là lời tri ân với các địa phương, gia đình và các em sinh viên đã gửi gắm niềm tin khi theo học tại Trường Đại học Thành Đô.
Việc nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt đối với các trường ngoài công lập đang gặp nhiều khó khăn. Vậy thời gian tới nhà trường sẽ có những giải pháp nào để nâng cao khâu này?
TS. Ngô Xuân Hà: Theo tôi, trường ĐH nào cũng cần có đội ngũ giảng viên giỏi và tâm huyết với nghề bởi đây là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Trường ĐH Thành Đô luôn chú trọng việc đánh giá đội ngũ giảng viên thông qua công tác giảng dạy cũng như phương pháp dạy học tiên tiến, nhất là đẩy mạnh ứng dụng CNTT và thực hiện phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm. Nhà trường cũng tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí cho các giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong nước và ngoài nước.
SV ĐH Thành Đô trong giờ thực hành.
Cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, nhà trường đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình và chủ động hợp tác với các doanh nghiệp trong bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyển giao công nghệ, phối hợp đào tạo đẩy mạnh hợp tác quốc tế thực hiện thi tuyển đầu vào nghiêm túc trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo... Phương châm hoạt động của toàn thể đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường là hướng đến làm cho sinh viên yêu trường, yêu ngành nghề mà mình đã chọn, qua đó xác định được động cơ học tập rèn luyện hướng đến mục tiêu "lập thân, lập nghiệp".
Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục duy trì các chuẩn đã đạt được và tăng cường tiềm lực đồng bộ trên cả 3 yếu tố: Chương trình - giáo trình, đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất để chuẩn bị cho việc đáp ứng các chuẩn đào tạo của khu vực và quốc tế.
Một trong những vấn đề mà nhiều thí sinh quan tâm đó là khả năng có công việc làm sau khi tốt nghiệp. Ông có thể cho biết tỷ lệ SV ĐH Thành Đô sau khi tốt nghiệp ra trường có việc làm hiện nay ra sao? Khả năng đáp ứng đào tạo theo nhu cầu xã hội như thế nào?
TS. Ngô Xuân Hà: Trường ĐH Thành Đô luôn quan tâm đến sản phẩm đầu ra của mình. Để có sản phẩm tốt việc đầu tiên phải có giảng viên tốt, có tâm và nhiệt tình với nghề, luôn phấn đấu học tập và nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy giảng viên phải là người gắn kết với doanh nghiệp, là cầu nối để đưa sinh viên đến thực tập và làm việc tại các doanh nghiệp...
Qua 8 năm đào tạo đã có trên 11.207 sinh viên - học sinh từ Trường ĐH Thành Đô được nhận bằng tốt nghiệp kỹ sư và cử nhân. Trong đó 30% đạt loại khá, giỏi 35% số các em tốt nghiệp tiếp tục học liên thông lên bậc cao hơn.
Trong số các em không học liên thông, gần 80% các em tìm được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Kết quả này được khảo sát từ các cuộc điều tra nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các đơn vị sử dụng lao động qua điều tra lần theo dấu vết sinh viên thông tin phản hồi của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường... Trong quá trình công tác, nhiều cựu sinh viên của trường đã nhanh chóng trưởng thành, bắt kịp sự phát triển của công nghệ và kinh tế, xã hội.
Trước thềm kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ ông có chia sẻ gì đối với các bạn thí sinh, đặc biệt là những bạn đã đặt niềm tin ĐKDT vào trường?
TS. Ngô Xuân Hà: Tâm lý của các thí sinh chuẩn bị cho các kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ có phần lo lắng. Qua kinh nghiệm tổ chức các kỳ thi, có thí sinh đã tâm sự do sức ép về tâm lý từ sau Tết các em đã quá lo lắng cho các kỳ thi này. Do vậy, bên cạnh việc chuẩn bị tốt về tâm lý, gia đình cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ và tạo không khí gia đình thoải mái nhất cho các em.
Đối với những em đã đặt niềm tin vào trường Trường ĐH Thành Đô tôi chỉ muốn chia sẻ như thế thế này: ĐH Thành Đô đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực với 14 ngành đại học chính qui, 15 ngành Cao đẳng chính qui và 5 ngành Cao đẳng nghề. Hàng năm nhà trường dành 100 suất học bổng cho các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc đồng thời cũng thực hiện các yêu cầu về xác nhận vay vốn và chế độ ưu đãi cho các em sinh viên thuộc diện thụ hưởng chính sách dành ưu đãi về nhà ở trong ký túc xá cho các em sinh viên thuộc diện ưu tiên.
Trong quá trình học có nhu cầu học 2 ngành đều được nhà trường xem xét và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập để có thể nhận được bằng tốt nghiệp của 2 ngành. Những sinh viên có nhu cầu làm thêm đều được nhà trường giới thiệu việc làm. Riêng đối với ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô sinh viên muốn đi du học tại Trường Nakanihon (Nhật Bản) đều có thể đăng ký và làm thủ tục thông qua nhà trường.
Nhà trường cũng đang bàn thảo đưa kỹ năng mềm vào chương trình giảng dạy cho sinh viên.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Theo dân trí
Học phí trường ngoài công lập có giá ngàn đô Sự chênh lệch học phí khá lớn giữa trường ĐH công lập và trường ĐH ngoài công lập cũng làm người học phải suy nghĩ bởi kèm theo đó là chất lượng đào tạo và uy tín của từng trường. Thí sinh cần tìm hiểu kỹ thông tin về học phí của các trường. Trường ngoài công lập: Học phí cao tới 3.000...