ĐH Cần Thơ có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho vùng
Sáng 20/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường Đại học Cần Thơ. Tại đây Thủ tướng chỉ đạo Đại học Cần Thơ có trách nhiệm lớn trong việc đào tạo nguồn lực cho ĐBSCL.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với trường Đại học Cần Thơ sáng 20/3.
Theo báo của hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ Hà Thanh Toàn, 10 năm qua, trường đã thực hiện 1.545 đề tài các cấp, trong đó có 8 đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chương trình cấp Nhà nước, 645 đề tài cấp Bộ và đề tài hợp tác với địa phương, riêng trong năm 2012 có 292 đề tài được thực hiện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đánh giá ĐBSCL đang còn nhiều khó khăn, nhất là nguồn nhân lực, tỷ lệ bác sĩ, kỹ sư, cán bộ khoa học công nghệ/1 vạn dân còn thấp hơn so với các vùng miền khác, trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chưa nhiều, hạ tầng thiết yếu chưa đáp ứng được nhu cầu và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản thấp. Chính vì thế trường đại học Cần Thơ có trách nhiệm nặng nề trong việc đảm nhận vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tòan vùng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở ĐH Cần Thơ cần phải nghiên cứu lại đề xuất tăng học phí đối với sinh viên trong thời điểm người dân ĐBSCL còn nhiều khó khăn, ĐH Cần Thơ không thể chạy theo các trường đại học ngòai công lập khác.
Thủ tướng đồng ý chủ trương giao cho nhà trường quy chế tự chủ (trong một số vấn đề), nhưng phải có nguyên tắc, trong khuôn khổ qui định. Đồng ý cho trường xây dựng Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn tài nguyên biển vùng ĐBSCL tại Phú Quốc; thực hiện dự án xây dựng Viện theo dõi biến đổi khí hậu vùng Đông Nam Á đặt tại Trường ĐH Cần Thơ.
Video đang HOT
Đại học Cần Thơ được thành lập năm 1966, là trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực và là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học trọng điểm của Nhà nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện trường có 39 đơn vị trực thuộc gồm 14 khoa, 3 viện nghiên cứu, 8 trung tâm, có 2.015 cán bộ, giảng viên trong đó có 235 tiến sỹ, 740 thạc sỹ, 4 giáo sư, 58 phó giáo sư…
Tổng số sinh viên của trường năm học 2012 – 2013 là gần 5.000 sinh viên đại học với 85 chuyên ngành học, sau đại học, trường có 33 chuyên ngành cao học và 9 chuyên ngành đào tạo tiến sỹ với trên 3.000 học viên.
Phạm Tâm
Theo dân trí
Trả nhầm tiền rách phí học thêm, học sinh bị cô giáo mắng
Vì đưa nhầm một tờ tiền bị rách trả phí học thêm, em Nguyễn Văn Thiện, học sinh lớp 8 Trường THCS Lê Bình ở Phường Tân Giang (TP Hà Tĩnh) đã bị cô giáo dùng những lời lẽ nặng nề mắng ngay giữa lớp khiến phụ huynh búc xúc.
Cô giáo mắng học sinh vì trả tiền rách
Theo đơn trình bày sự việc của em Thiện, cách đây mấy tháng, cô Lê Thị Niêm nói cô có mở lớp học dạy thêm ở nhà, em nào muốn học thì đăng kí. Cũng như nhiều học sinh khác cùng lớp, Thiện đã đăng kí 1 môn. Sau một thời gian, em Thiện đã học được 14 buổi, đã nộp tiền cho cô Niêm được 10 buổi với số tiền là 250 nghìn đồng, và còn thiếu 4 buổi. Sau đó, do trùng với lịch học thêm ở nhà nên em Thiện tạm thời xin nghỉ. Sau đó, cô Niêm điện thoại về gia đình em Thiện và nói "Nếu em không học thêm nữa thì thanh toán cho cô 4 buổi học còn thiếu với số tiền là 100 nghìn".
Rồi sau đó, anh Trang (bố em Thiện) đã đưa cho Thiện 100 nghìn để nộp cho cô. Đến ngày thứ 5 ngày 14/3, Thiện đã cầm tờ tiền này lên nộp cho cô và không biết tờ tiền bị rách.
Đơn trình bày sự việc của em Thiện có chữ ký của nhiều học sinh trong lớp gửi Ban giám hiệu trường PTCS Lê Bình.
Đến sáng thứ 6 ngày 15/3, trong tiết Sinh học, cô Niêm đã gọi Thiện đứng lên giữa lớp và dùng những lời nặng nề với em Thiện. Những lời nói của cô giáo Niêm khiến em Thiện hết sức xấu hổ với các bạn cùng lớp. Trở về nhà, Thiện buồn bã không muốn đi học tiếp.
Nghe con trai thuật lại sự việc, bố mẹ Thiện hết sức bất bình. Anh Nguyễn Ngọc Trang, bố em Thiện, bức xúc: "Chúng tôi không hề hay biết tờ tiền đó bị rách. Sự việc không có gì to tát và đặc biệt là cháu nó còn quá nhỏ mà cô lại dùng những lời nặng nề ngay giữa lớp".
Cô giáo thừa nhận phát ngôn không đúng mực
Để làm rõ đơn thư của gia đình em Thiện, chúng tôi đã đến Trường THCS Lê Bình để xác minh sự việc. Tiếp chúng tôi, cô giáo Niêm thừa nhận Thiện có tới học thêm tại nhà riêng và còn thiếu nợ 100.000.
Khi được hỏi việc mà em Thiện và phụ huynh phản ánh, cô giáo Niêm thừa nhận có nói 1 số lời chưa đúng với em Thiện. "Tôi chỉ nghĩ nhà em Thiện không phải nghèo mà lại đi nộp cho tôi tờ tiền rách như vậy" - cô Niêm nói. Một lí do khác mà cô giáo Niêm đưa ra khiến cô bức xúc, đưa ra những lời không đúng mức trên là do cô đang bực học sinh của một lớp khác vì vào lớp muộn.
"Nhiều khi đang bực mình thì có những lời, những phát ngôn không được cho đúng" - cô Niêm nói thêm.
Cô giáo Lê Thị Niêm thừa nhận có những phát ngôn không đúng mực đối với học sinh Nguyễn Văn Thiện.
Trao đổi với PV Dân trí, thầy Trần Hậu Niêm - phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Bình cho biết: "Không thể chấp nhận được những lời nói đó, đặc biệt với một người giáo viên. Chúng tôi đã nhiều lần đề cập và nhắc nhở về vấn đề đạo đức người giáo viên. Riêng trường hợp này chúng tôi sẽ làm nghiêm túc, nếu có sai phạm thì chúng tôi sẽ có biện pháp".
Trong khi đó, trao đổi qua điện thoại, thầy Nguyễn Sỹ Hùng - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, sẽ cho kiểm tra lại những thông tin trên, đồng thời khẳng định, cô Niêm đã vi phạm quy chế dạy thêm học thêm của ngành khi mở lớp dạy thêm tại nhà riêng mà không đăng ký, không được nhà trường và Phòng GD thành phố cho phép.
Theo Dantri
Học trò nghiên cứu về bạo lực học đường Ba học sinh lớp 11 đã quyết định chọn chọn vấn đề "Bạo lực học đường" làm đề tài nghiên cứu tham dự cuộc thi Intel ISEF cấp thành phố Hà Nội năm 2013. Thật bất ngờ khi đề tài đã giành giải Nhất ở lĩnh vực Khoa học và xã hội hành vi. Nhóm 3 học sinh này gồm em Nguyễn Ngọc...