ĐH Cambridge cho sinh viên quản lý quỹ triệu USD
Sinh viên ĐH Cambridge (Anh) được toàn quyền quản lý các buổi dạ tiệc tháng 5 với kinh phí lên đến một triệu USD.
Cambridge là một trong những đại học (ĐH) có bề dày lịch sử lâu đời nhất ở tại Vương quốc Anh và trên thế giới.
Được thành lập năm 1209 bởi một nhóm học giả đã rời khỏi ĐH Oxford sau những tranh cãi với cư dân địa phương, Cambridge là đại học lâu đời thứ hai trong các nước nói tiếng Anh đang hoạt động.
Vì vậy, Cambridge có nhiều điểm tương đồng Oxford, cả hai ĐH đều có khoảng 31 trường trực thuộc nằm rải rác ở thành phố Cambridge và Oxford.
ĐH Cambridge đã sản sinh ra hơn 85 giải Nobel, 6 giải Fields toán học, 15 thủ tướng Anh và hơn 23 nguyên thủ các quốc gia như Singapore, Ấn độ hay Jordan. Đây cũng chính là nơi các nhà khoa học lừng danh như Newton, Darwin hay giáo sư vật lý Stephen Hawking theo học và sau này giảng dạy.
Sinh viên tự tổ chức những bữa tiệc triệu USD. Ảnh: ĐH Cambridge.
Thành lập từ hơn 800 năm trước, Cambridge có những truyền thống cổ kỳ quặc mà không ai có thể thay đổi được. Điển hình là việc cho sinh viên tự tổ chức những bữa tiệc triệu USD.
Sinh viên được toàn quyền quản lý các buổi dạ tiệc tháng 5 với kinh phí lên đến một triệu USD. Số tiền này được trường cung cấp.
Du học sinh có thể gửi bài viết giới thiệu về trường của mình, cũng như chia sẻ kinh nghiệm du học về địa chỉ email giaoduc@zing.vn.
Hàng năm, để chúc mừng sinh viên đã trải qua một năm học vất vả, 31 trường trực thuộc ĐH Cambridge tự chọn ra một ủy ban sinh viên từ 6 đến 10 người để tổ chức buổi dạ tiệc cho các thành viên của mỗi trường.
Các dạ tiệc sẽ tiếp đón hơn 5.000 vị khách và phục vụ thức ăn đồ uống xuyên đêm đến 7h sáng hôm sau. Kinh phí tổ chức các bữa tiệc như vậy là hơn một triệu USD cho mỗi đêm. Các bữa tiệc này không nhằm mục đích đem về lợi nhuận cho trường, mỗi vị khách phải trả trung bình hơn 400 bảng Anh (12 triệu đồng) cho một cặp vé.
Video đang HOT
Việc để sinh viên tự lên kế hoạch và sắp xếp buổi tiệc triệu đô là để rèn luyện khả năng lãnh đạo, cũng như tư duy độc lập có tổ chức. Từ khâu thiết kế cho đến giải trí, ăn uống, pháo hoa, quản lý nhân sự, các bạn trong ủy ban phải tự lo hết.
Một góc ĐH Cambridge tại dạ tiệc tháng 5/2016. Ảnh: ĐH Cambridge.
Mỗi đêm, ban tổ chức dạ tiệc phải thuê hơn 300 sinh viên phục vụ khách, bao gồm: 50 nhân viên an ninh quản lý việc khách ra vào và xử lý những xung đột (nếu có); hơn 100 người phục vụ đồ ăn thức uống; 50 sinh viên dọn vệ sinh và hơn 80 người trang trí thiết kế sân khấu, quản lý những ban nhạc, nghệ sĩ đến biểu diễn.
Thủ quỹ được chọn sớm vào đầu năm thứ nhất, sau đó được anh chị đào tạo trong 2 năm rồi mới được lãnh trách nhiệm này (thường là sinh viên năm thứ ba). Trong 2 năm này, thủ quỹ sẽ học cách quản lý chi tiêu hợp lý.
Trách nhiệm nặng như vậy nên các bạn trong ủy ban tổ chức dạ tiệc thường phải thức khuya để làm bài tập và làm việc 80 tiếng/tuần.
Đặc biệt, một tuần trước buổi dạ tiệc, các bạn không ngủ vài đêm để chuẩn bị cho thật chu đáo, đem đến một buổi tối sôi động cho những vị khách đã háo hức chờ đợi từ cả năm nay.
Theo Zing
Các thủ lĩnh 9X lập kế hoạch kết nối cộng đồng du học sinh
Là chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam ở Đức, Pháp, Mỹ, Nhật, 4 bạn trẻ Mai Sơn, Phan Thụy, Lê Chiến, Phương Nhi có những dự định để phát triển cộng đồng du học sinh trong năm 2017.
Nguyễn Mai Sơn - Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Berlin - Potsdam, CHLB Đức - là thành viên chính thức của Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, thủ lĩnh của 500 du học sinh.
Mở lớp dạy tiếng Việt tại Đức
Nhìn lại 2 năm đương nhiệm, chàng trai 9X cho hay Hội Sinh viên Việt Nam tại Berlin - Potsdam đã tạo ra sân chơi thường niên về giải trí, văn hóa, giáo dục và hướng nghiệp như: Chương trình Hội trại Thanh niên, Sinh viên Việt Nam toàn châu Âu; Tết cho du học sinh Việt tại Đức với sự tham gia của gần 500 bạn; tìm kiếm tài năng sinh viên Việt Nam tại Đức - SiviTa...
Sơn cho rằng dù vậy, nhiều điều cần được thay đổi trong năm mới 2017 để các hoạt động thực sự có chiều sâu dành cho cộng đồng du học sinh tại Đức.
Mai Sơn khẳng định trong năm nay, hội sẽ thực hiện nhiều hoạt động mang tính học thuật như chương trình hội thảo hướng nghiệp, chọn nghề (bên cạnh các hoạt động văn hóa). Đồng thời, ban hỗ trợ sinh viên sẽ được thành lập để giúp du học sinh hòa nhập cuộc sống mới.
"Trong năm 2017, chúng mình tiếp tục sứ mệnh gìn giữ văn hóa truyền thống Việt Nam tại xứ người. Bên cạnh duy trì các hoạt động văn hóa, hội dự định mở các lớp dạy tiếng Việt cho các bạn trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại Đức", Sơn chia sẻ.
Theo thủ lĩnh 9X, đây cũng là hướng để mở rộng hơn nữa quy mô hội sinh viên.
Nâng cao tinh thần đoàn kết
Với gần 7.000 sinh viên Việt Nam đang học tập và làm việc tại xứ sở hình lục lăng, Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF) là một trong những tổ chức đoàn kết sinh viên lớn nhất tại châu Âu.
Phan Bảo Nguyễn Thụy.
Nhìn lại một năm qua, Phó chủ tịch Phan Bảo Nguyễn Thụy vui mừng vì hội đã có nhiều dấu ấn trong học tập với hàng chục người bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, có nhiều đóng góp tích cực cho nước sở tại lẫn quê nhà.
"Hội đã tổ chức thành công Festival sinh viên châu Âu với sự tham gia của hội sinh viên và đại sứ quán của 5 nước. Đó thực sự là những điểm sáng giúp chúng tôi tự tin bước vào năm mới và nhiệm kỳ sắp đến", Phan Thụy nói.
Theo Phó chủ tịch Phan Thụy, UEVF sẽ tăng cường phối hợp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để đẩy mạnh liên kết giữa công tác sinh viên trong và ngoài nước. Hội cố gắng lập các quỹ từ thiện mang tính lâu dài để kịp thời giúp đỡ và ủng hộ đồng bào.
Về hoạt động đối ngoại, hội sẽ hỗ trợ đại sứ quán làm công tác cầu nối với cộng đồng người Việt đang sinh sống tại Pháp.
"Nâng cao tinh thần đoàn kết và yêu nước là trên hết. Có như vậy, du học sinh ở lại nước sở tại làm việc hay về Việt Nam, vẫn có những đóng góp thiết thực, hiệu quả để xây dựng Tổ quốc", Phan Thụy nhấn mạnh.
Chuyên biệt hóa sự kiện
Trong năm Đinh Dậu, Hội Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) dự định nhận thêm nhiều thành viên để nhân rộng quy mô.
Theo Chủ tịch Nguyễn Phương Nhi, đây sẽ là đội ngũ nòng cốt đứng ra tổ chức các sự kiện cho cộng đồng người Việt tại Nhật Bản.
Nguyễn Phương Nhi (giữa).
Nữ thủ lĩnh 9X cho hay VYSA vẫn duy trì tổ chức những sân chơi chung cho phần đông các bạn người Việt như hoạt động giao lưu về thể thao (bóng đá, bộ môn thể thao trong nhà), giao lưu văn hóa (các sự kiện Tết, ngắm hoa Anh đào, cuộc thi hát, tài năng...).
"VYSA sẽ chuyên biệt hóa các sự kiện để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm người Việt khác nhau trong cộng đồng. Đó là chương trình JobFair dành cho các bạn sắp tốt nghiệp đại học, cần tìm kiếm việc làm; chương trình Chắp cánh ước mơ dành cho người sắp vào đại học", Phương Nhi cho biết.
Cũng theo nữ chủ tịch này, chương trình hội nghị trao đổi khoa học VJSE là nơi các nhà nghiên cứu người Việt gặp gỡ, chia sẻ đam mê chung.
'Anh em một nhà' phát huy nét đẹp văn hóa Việt
Là một trong những cộng đồng hoạt động tích cực và hiệu quả trên đất Mỹ, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại California tiếp tục chung tay bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống.
Chủ tịch Lê Chiến tâm sự sang năm 2017, ngay sau sự kiện "Mừng Xuân Đinh Dậu - California 2017", hội sẽ phối hợp tổ chức chuỗi hoạt động đầu năm như VietUp, giải bóng đá mở rộng, vòng tay nước Mỹ.
"Các hoạt động và sự kiện hứa hẹn sẽ là cơ hội để thành viên có thể giao lưu, kết bạn và gìn giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam khi sinh sống và học tập ở Hoa Kỳ", Chủ tịch Lê Chiến tâm sự.
Theo Zing
Du học sinh gói bánh chưng đón Tết giữa lòng Moscow Mỗi dịp giáp Tết, cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Đại học Giao thông Đường bộ Moscow, Nga, lại quây quần cùng đón chào năm mới với những hy vọng tốt đẹp. Ngày 26/1 (tức 29 tháng chạp), cộng đồng du học sinh người Việt tại Đại học Giao thông Đường bộ Moscow (MADI) tụ tập, cùng nhau tổ chức chương trình...