ĐH Bách Khoa TP.HCM thêm phương thức tuyển sinh mới
Năm 2018, ĐH Bách khoa TP.HCM (mã trường QSB) dự kiến thêm phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
ảnh minh họa
Theo phương án tuyển sinh vừa được công bố, ĐH Bách khoa TP.HCM dự kiến tuyển sinh 3.640 chỉ tiêu đào tạo chính quy, 690 chỉ tiêu chương trình tiên tiến, chất lượng cao.
Trong đó, phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM (dự kiến) sẽ là phương thức mới của năm 2018 bên cạnh ba phương thức đã được tổ chức vào năm 2017.
Kỳ tuyển sinh năm 2018, ĐH Bách khoa có 34 ngành và dự kiến thêm một ngành mới là ngành Đại học bảo dưỡng công nghiệp (các năm trước bảo dưỡng công nghiệp chỉ đào tạo bậc cao đẳng).
Video đang HOT
Trong đó, có 14 ngành có tuyển sinh chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, học phí tương ứng (690 chỉ tiêu).
Ngoài ra, trường còn tuyển sinh 7 ngành chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao PFIEV (Việt Pháp) với các thí sinh đã trúng tuyển với kết quả cao và tuyển sinh chương trình Kỹ sư tài năng với các sinh viên giỏi sau năm 1.
Các ngành tuyển sinh 2018 và điểm chuẩn các năm của ĐH Bách Khoa TP.HCM.
Năm 2018, 4 ngành Kỹ thuật ôtô, Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật tàu thủy và Kỹ thuật nhiệt không còn tuyển sinh chung với các nhóm ngành khác nên sẽ có chỉ tiêu và điểm chuẩn riêng.
Theo Zing
Tuyển sinh 2018: Tăng thêm hơn 100 ngành mới
Trong năm 2018, danh mục ngành đào tạo ĐH sẽ có sự xuất hiện của trên 100 ngành mới, tăng khoảng 40% so với danh mục năm 2010. Thí sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội lựa chọn ngành đăng ký xét tuyển.
Thí sinh tại mùa thi 2017. Ảnh: Nghiêm Huê.
Danh mục giáo dục, đào tạo cấp 4 trình độ ĐH vừa được ban hành, kèm theo Thông tư số 24 ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bao gồm 23 lĩnh vực (gọi chung là danh mục 2017) đã chính thức có hiệu lực.
Theo danh mục vừa ban hành, hiện có 366 ngành đào tạo (tăng thêm 105 ngành so với danh mục được ban hành năm 2010). Trong đó, sự thay đổi tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: an ninh quốc phòng, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, khoa học xã hội và hành vi. Trong đó, ngành đào tạo giáo viên lần đầu tiên có rất nhiều ngành mới, như có một loạt các ngành đào tạo sư phạm các tiếng dân tộc như tiếng Khmer, Jrai, X'đăng... bên cạnh các ngành sư phạm ngoại ngữ truyền thống khác.
Đặc biệt, từ năm 2018 các trường sư phạm còn có thêm ngành sư phạm khoa học tự nhiên. Khối ngành ngôn ngữ cũng có nhiều ngành mới xuất hiện như ngôn ngữ Chăm, ngôn ngữ Khmer, ngôn ngữ ARập. Khối ngành khác cũng có nhiều ngành học lần đầu có mã ngành riêng như: du lịch, an toàn thông tin, tổ chức và quản lý y tế, du lịch, bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, quản lý đô thị và công trình... Năm 2018, những ngành mới, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chính thức có tên trong danh mục nói trên. Ví dụ, ngành quản lý hoạt động bay trước đây thuộc nhóm ngành quản lý công nghiệp, thì nay thuộc nhóm ngành khai thác vận tải.
Ngoài những ngành mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội thì nhiều ngành đang tồn tại cũng được sắp xếp lại cho phù hợp hơn. Nhóm ngành máy tính, công nghệ thông tin cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với xu thế phát triển ngành nghề hiện nay. Nhóm ngành máy tính có các ngành khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính, công nghệ kỹ thuật máy tính; nhóm ngành công nghệ thông tin có ngành công nghệ thông tin và ngành an toàn thông tin, trong đó ngành an toàn thông tin là ngành học rất mới, được đào tạo đầu tiên tại 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin.
Nâng cấp một số chuyên ngành lên ngành
Trao đổi về sự xuất hiện một loạt ngành mới trong đào tạo giáo viên, hiệu trưởng một trường sư phạm khu vực phía Bắc cho biết trường đã chuẩn bị đầy đủ đội ngũ giảng viên để có thể mở những ngành đào tạo sư phạm mới. Tuy nhiên, còn phải chờ quyết định cuối cùng từ phía Bộ GD&ĐT.
Ông Phạm Hồng Chương, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, việc ban hành danh mục các ngành vừa qua là để phù hợp với khung trình độ quốc gia. Một văn bản mới ra đời đồng nghĩa với việc sẽ kéo theo một số thay đổi. Đối với các trường ĐH, theo danh mục giáo dục đào tạo cấp 4 trình độ ĐH thì không ít chuyên ngành của trường lần đầu tiên có mã ngành riêng. Cụ thể là các chuyên ngành toán kinh tế, thống kê kinh doanh, thương mại điện tử (ngành hệ thống thông tin quản lý); chuyên ngành kiểm toán (ngành kế toán); chuyên ngành kinh tế chính trị (ngành kinh tế)...Việc này, theo ông Chương đồng nghĩa với các chuyên ngành sẽ được nâng cấp lên thành ngành. "Khi nâng cấp lên thành ngành thì chương trình đào tạo có thể sẽ có điều chỉnh. Nhưng việc điều chỉnh như thế nào thì còn phụ thuộc vào Hội đồng khoa học của trường quyết định. Còn về đội ngũ giảng viên thì không thay đổi" - ông Phạm Hồng Chương khẳng định. Ông Chương cho biết thêm, dự kiến trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ mở thêm một số ngành học mới. Nếu kịp theo kế hoạch thì những ngành này sẽ tuyển sinh vào mùa thi năm 2018.
Điều chỉnh tên gọi có kéo theo sự thay đổi về chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra với người học hay không là một vấn đề cũng được đặt ra. Có người cho rằng việc điều chỉnh tên ngành kéo theo thay đổi về định hướng đào tạo. Nhưng một số hiệu trưởng lại cho hay điều chỉnh này chỉ đơn thuần về tên gọi cho phù hợp với quy định trong danh mục mã ngành của Bộ. Còn nội dung đào tạo, chuẩn đầu ra của người học sau khi tốt nghiệp không khác so với trước đây.
Nhóm ngành máy tính, công nghệ thông tin cũng được sắp xếp lại cho phù hợp với xu thế phát triển ngành nghề hiện nay. Nhóm ngành máy tính có các ngành khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, kỹ thuật máy tính, công nghệ kỹ thuật máy tính; nhóm ngành công nghệ thông tin có ngành công nghệ thông tin và ngành an toàn thông tin, trong đó ngành an toàn thông tin là ngành học rất mới, được đào tạo đầu tiên tại 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin.
Theo TPO
Thi đầu vào lớp 6 học sinh sẽ đỡ vất vả và ít tiêu cực Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo "mở đường" cho các cơ sở giáo dục thi đánh giá năng lực để tuyển sinh vào lớp 6 đã tháo gỡ khó khăn cho một số trường. Dự kiến, năm 2018 học sinh sẽ làm bài đánh giá năng lực để thi vào lớp 6. Ảnh ĐH. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công...