ĐH Bách khoa TP.HCM hỗ trợ gia đình sinh viên tử nạn
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cho biết đã xác nhận được tên, ngành học và hỗ trợ kinh phí gia đình 4 sinh viên tử nạn trong vụ cháy, nổ xảy ra tại nhà số 342/29/5 Lý Thường Kiệt.
Thạc sĩ Võ Tấn Thông, trưởng phòng công tác chính trị sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) là người chia sẻ thông tin trên.
Bốn sinh viên tử nạn đều là học khóa 2012 trong đó Ngô Quang Thiện (20 tuổi) quê Gia Lai, khoa Điện; Đoàn Trung Hiếu (23 tuổi) quê Cư Jút, Đắk Nông, khoa Giao thông; Bùi Quốc Lợi (21 tuổi) quê huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ, học hệ tại chức khoa Kỹ thuật xây dựng và em Nguyễn Hoàng Nhân (22 tuổi) quê Kế Sách, Sóc Trăng học hệ tại chức khoa Kỹ thuật xây dựng.
Các sinh viên Bách Khoa tới viếng bạn.
Video đang HOT
Ngoài ra, sinh viên bị bỏng nặng đang được điều trị tại bệnh viện là em Lê Văn Hạ, 20 tuổi quê TP Pleiku, Gia Lai học khoa Điện khóa 2012.
Ông Võ Tấn Thôn cho biết ngay khi biết tin xảy ra vụ việc, nhà trường đã cử cán bộ và phân công sinh viên túc trực tại bệnh viện để hỗ trợ cho sinh viên bị thương.
Ngay trong đêm 11/1 nhà trường cũng tìm cách liên lạc với gia đình các sinh viên bị tử nạn. Đến thời điểm này bốn sinh viên tử nạn nằm tại bệnh viện An Bình (TP.HCM) đã được cơ quan công an làm các thủ tục pháp y và được gia đình đến nhận thi thể. Hiện đã có 2 thi thể đang trên đường về quê an táng.
Trước cái chết của 4 sinh viên, ĐH Bách khoa TP.HCM hỗ trợ mỗi gia đình có sinh viên bị nạn 10 triệu đồng. Ngoài ra, ĐHQG TP.HCM hỗ trợ 10 và quận 10, mỗi đơn vị hỗ trợ 10 triệu đồng/trường hợp.
Trong bốn sinh viên tử nạn có 2 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường hỗ trợ tiền mai táng và cho xe đưa thi thể các em về quê.
Riêng sinh viên Lê Văn Hạ điều trị tại bệnh viện sức khỏe đã dần ổn định, nhà trường cũng đã cử người thăm nom.
Theo Vietnamnet
Bị "tố" đạo luận án, Hiệu phó ĐH Bách khoa nói gì?
Tất cả nội dung vụ việc trong đơn tố cáo hãy để cho cơ quan chức năng Bộ GD&ĐT xác minh và đưa ra kết luận, như vậy sẽ phản ánh khách quan hơn...
Trao đổi với PV Infonet chiều 7/1, PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: "Tất cả nội dung vụ việc trong đơn tố cáo chúng ta hãy để cho cơ quan chức năng Bộ GD&ĐT xác minh và đưa ra kết luận. Tôi không biết nói gì, có giải thích cũng vậy. Sự việc đã như vậy rồi, tất cả để cho đơn vị chủ quản đứng ra xác minh, có kết luận đúng sẽ khách quan hơn..."
Được biết, cách đây gần 20 năm từ khi PGS Lương bảo vệ công trình khoa học của mình (1996), ngay từ thời đó, trong vòng bảo vệ thử, Hội đồng khoa học đã nhắc nhở PGS Lương phải nói rõ hơn về việc sử dụng tư liệu tham khảo của người khác. Tuy nhiên, tới ngày bảo vệ chính thức PGS Lương quên không nhắc đến.
PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương: Hãy để cơ quan cấp trên xác minh sẽ khách quan hơn
Cụ thể, vào ngày 27/8/1996, theo Biên bản bảo vệ thử cho NCS Nguyễn Cảnh Lương về đề tài trên có 8 thành viên trong Hội đồng phản biện, do GS. Nguyễn Đình Chí là Chủ tịch, có đưa ra nhiều nhận xét, trong đó có nhận xét của GS. Nguyễn Văn Mậu (là người cùng với PGS. Đặng Văn Khải hướng dẫn NCS Nguyễn Cảnh Lương) rằng: "Tại Chương II và Chương III là học lại cách làm của người khác một cách cẩn thận".
Cho tới ngày 22/11/1996 Bộ GD&ĐT có Quyết định số 5398 về việc thành lập Hội đồng chấm luận án phó tiến sỹ đối với NCS Nguyễn Cảnh Lương. Chủ tịch Hội đồng lúc đó là GS. Nguyễn Đình Trí, kết quả chấm là: Xuất sắc.
Theo Infonet
Nghi án Hiệu phó đạo luận án: ĐH Bách khoa nói gì? "Hiện nay, Ban Giám hiệu trường chỉ thực hiện công việc phối hợp với Bộ để xác minh một số thông tin theo yêu cầu từ Bộ GD&ĐT. Tất cả những thông tin cung cấp cho báo chí đều chưa có gì..." Trước thông tin PGS.TS Nguyễn Cảnh Lương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học BKHN bảo vệ luận án năm 1996, chép...