ĐH Bách khoa: Thầy hướng dẫn không được quá 57 tuổi
Hai công văn của ĐH Bách khoa Hà Nội về hướng dẫn nghiên cứu sinh đang được cho là mệnh lệnh hành chính can thiệp tới các nhà khoa học có thâm niên.
Giới hạn độ tuổi
Ngày 29/6/2012, ĐH Bách khoa Hà Nội gửi công văn tới các viện quản ngành khi xét hồ sơ nghiên cứu sinh (nghiên cứu sinh) của thí sinh lưu ý: “Ưu tiên cán bộ đang chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh Người hướng dẫn là một cán bộ đương chức của ĐH Bách khoa Hà Nội có tuổi không quá 57 đối với người hướng dẫn có học vị TS, TSKH, không quá 62 đối với người hướng dẫn có học hàm GS, PGS”.
Ngày 6/9/2912, thêm một công văn nêu rõ:
“1. Nếu nghiên cứu sinh chỉ có 1 người hướng dẫn hiện tại không là cán bộ đương chức của ĐH Bách khoa Hà Nội thì phải bổ sung thêm 1 người hướng dẫn mới là cán bộ đương chức của trường.
2. Nếu nghiên cứu sinh có 2 người hướng dẫn nhưng cả hai hiện tại không là cán bộ đương chức của ĐH Bách khoa Hà Nội thì phải bổ sung thêm 1 người mới là cán bộ đương chức của trường, thay thế một trong 2 người hướng dẫn cũ.
3. Người hướng dẫn 1 của nghiên cứu sinh phải là 1 cán bộ đương chức của ĐH Bách khoa Hà Nội, có tuổi không quá 57 đối với người hướng dẫn có học vị TS,TSKH không quá 62 đối với người hướng dẫn có học hàm GS.PGS”.
Chiều 30/10, GS.TSKH Lê Hùng Sơn cho biết ông và nhiều đồng nghiệp khá bất ngờ trước quyết định này.
Bất hợp lý đầu tiên là văn bản ra năm 2012 nhưng lại nhằm chỉ đạo, hướng dẫnnghiên cứu sinh khóa 2010 và 2011.
“Trong khi nhiều vị GS đã nghỉ hưu là những người làm khoa học đầu ngành của nước nhà đã và đang hướng dẫn cho các nghiên cứu sinh do họ đề xuất. Theo tinh thần của 2 văn bản trên họ sẽ phải ngừng công việc này” – GS Sơn phân tích.
Bản thân GS.TSKH Lê Hùng Sơn hiện cũng đang hướng dẫn cho một nghiên cứu sinh làm đề tài về Toán học. Tuy nhiên ngày 27/9/2012 hiệu trưởng nhà trường có quyết định “dừng luận án tiến sĩ” của nghiên cứu sinh này.
Video đang HOT
GS.TSKH Lê Hùng Sơn: 2 công văn của trường có nhiều điểm bất hợp lý.
Là người gắn bó lâu năm với trường, GS.TSKH Lê Hùng Sơn cho rằng: “Trong số những người không là cán bộ đương chức của trường hiện có khả năng đề xuất những đề tài nghiên cứu khoa học lớn và thật sự xứng đáng là hướng dẫn chính chonghiên cứu sinh đa số là các GS, PGS của trường đã hoặc sắp nghỉ hưu (trên 62 tuổi).
Họ là những cán bộ khoa học đầu ngành có công xây dựng, làm nên danh tiếng cho trường và đào tạo ra lớp cán bộ khoa học hùng mạnh cho trường. Con số này không dưới 100 người”.
GS Sơn cho rằng hai công văn là một cú sốc với nhiều người thầy giàu kinh nghiệm luôn hết lòng vì sự phát triển của khoa học nước nhà.
Nhiều nghi ngại
GS Sơn lấy dẫn chứng: “Thống kê tại Viện Toán Ứng dụng và Tin học, ĐH Bách khoa Hà Nội hàng năm có khoảng 10 nghiên cứu sinh muốn đăng ký làm tiến sĩ. Số tiến sĩ và phó giáo sư trong viện có đủ đọ tuổi được hướng dẫn theo quy định của hiệu trưởng khoảng 18 nhưng chỉ có vài ba người tạm đạt tiêu chuẩn ở mức yếu để có thể hướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh”.
Vị GS tiếp tục phân tích: “Dù không còn đương chức nhưng là người thầy giỏi, trò vẫn sẽ tìm tới. Quy định kiểu giới hạn, áp đặt của trường thật khó hiểu. Đề tài là của tôi, tôi phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, giúp nghiên cứu sinh.
Giờ không cho làm và thay bằng một người khác “trình độ còn non”, không thể hướng dẫn được. Và trò lại phải tìm đến các thầy già. Chúng tôi không thể làm ngơ vì tình thương và trách nhiệm. Như vậy, vô hình chung tạo ra sự giả dối rất thâm hiểm, không thể chấp nhận được, đặc biệt trong ngành giáo dục. Anh không làm nhưng lại nhận thành tích. Người thực làm lại bị gạt sang một bên”.
GS Sơn đặt câu hỏi: “Động cơ sâu xa của quyết định trên là gì nếu không phải lãnh đạo trường vì lợi ích cục bộ dẫn đến phân biệt đối xử lạ lùng như vậy? Các nghiên cứu sinh rất thất vọng, nhiều em đã phải sang trường khác tìm thầy hướng dẫn”
Bản thân ông cho biết đã thông qua Viện Toán Ứng dụng và Tin học nêu ý kiến, góp ý về 2 công văn này “nhưng phía trường gạt đi”.
Ông bức xúc: “Không thể mang mệnh lệnh, đặc quyền về hành chính ra bóp nghẹt tự do của người làm khoa học như vậy”. Việc chẳng đặng đừng ông mới phải đau xót lên tiếng vì tương lai của các học trò, danh tiếng của trường.
Chiều 30/10, ông Nguyễn Cảnh Lương, hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin: “Để thông tin đầy đủ trên các cơ quan báo chí trường sẽ có buổi họp báo về tổ chức đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học vào ngày 31/10″.
Trước thông tin trên, ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, cho biết: “Hiện Bộ chưa nhận được báo cáo cụ thể của ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng sẽ sớm cho người kiểm tra”.
Theo Vietnamnet
Bài toán khó Giáo viên tiếng Anh cho người đi làm.
Theo một nghiên cứu thị trường đào tạo, gần 80% học viên là người đi làm cho rằng giáo viên là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công trong việc học tiếng Anh. Song, tìm được giáo viên tiếng Anh phù hợp là một bài toán khó với đối tượng học viên đặc thù này.
Tìm được giáo viên tiếng Anh phù hợp - chuyện không dễ!
Thật vậy, việc chưa tìm được giáo viên tiếng Anh phù hợp khiến hành trình học tiếng Anh của người đi làm gặp nhiều khó khăn. Chị Hằng, nhân viên phòng dự án tại một công ty xuất nhập khẩu chia sẻ - "đi làm rồi nhưng sau nhiều năm không đi học, mình cũng hồi hộp lắm. Thế mà tới lớp học, "cô giáo" lại là một sinh viên năm cuối non nớt kinh nghiệm giảng dạy, thực sự mình học không vào."
Tìm được giáo viên tiếng Anh phù hợp - chuyện không dễ!
Để tránh gặp phải trường hợp tương tự như chị Hằng, anh Nguyễn Văn Lương - phòng Quản lý rủi ro - Maritime bank đã tìm đến một trung tâm có khóa đào tạo tiếng Anh giao tiếp thương mại với giáo viên là người bản ngữ. Anh còn đặc biệt yêu cầu tư vấn viên xếp cho lớp có nhiều học viên cùng độ tuổi tương tự. "Buổi đầu vào lớp, kẻ trình độ tiếng Anh còi như tôi vô cùng thích thú vì được nghe thầy giáo Tây phát âm chuẩn. Nhưng học được hơn nửa số buổi, khả năng giao tiếp chưa cải thiện là bao vì mình chỉ có thể bắt chước mà khó hiểu được thày giảng gì. Đôi lần có thắc mắc, phải cố gắng lắm mới trình bày được với thày để rồi căng tai ra nghe thầy giải thích mà vẫn không hiểu mấy!?"
Khác với học sinh sinh viên, người đi làm có quỹ thời gian hạn hẹp dành cho việc học tiếng Anh, hơn nữa, sau nhiều năm không đi học, việc tiếp thu kiến thức cũng gặp khó khăn hơn. Vì thế, việc lựa chọn giáo viên cần quá trình tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng, đưa ra những tiêu chí cụ thể đối với hình mẫu giáo viên phù hợp dành cho người đi làm.
Hình mẫu giáo viên như thế nào phù hợp với người đi làm?
Tiêu chí được đặt lên hàng đầu đối với giáo viên tiếng Anh chính là trình độ tiếng Anh xuất sắc, khả năng truyền đạt tốt và phương pháp giảng dạy gây hứng thú cho học viên.
Ngoài ra, tiêu chí quan trọng không kém chính là sự thấu hiểu môi trường sử dụng tiếng Anh cũng như những khó khăn trong việc học tiếng Anh của người đi làm để truyền đạt kiến thức hiệu quả hơn, hay nói cách khác, khi giáo viên tiếng Anh cũng là người đi làm thì lớp học sẽ có hiệu quả hơn. Bởi lẽ, khi làm việc tại các công ty, tập đoàn lớn, bản thân các giáo viên cũng là người sử dụng tiếng Anh giao tiếp hàng ngày, vì thế, họ biết rõ được nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc. Cùng là người đi làm, giáo viên hiểu được tâm lý của học viên và những khó khăn trong quá trình học tập, vì thế, việc truyền đạt kiến thức sẽ đạt hiệu quả hơn rất nhiều, học viên và giáo viên có thể dễ dàng trao đổi, chia sẻ và cùng giải quyết khó khăn.
Hơn nữa, với chương trình học tiếng Anh được thiết kế riêng cho đối tượng học viên là người đi làm, chương trình học xoay quanh các tình huống làm việc hàng ngày, thì giáo viên có kinh nghiệm làm việc thực tế trong những môi trường sử dụng tiếng anh thường xuyên là lựa chọn phù hợp nhất.
Từ những thực tế trên, chính người đi làm có kinh nghiệm làm việc với trình độ tiếng Anh xuất sắc, phát âm chuẩn và kỹ năng sư phạm tốt là hình mẫu giáo viên tiếng Anh phù hợp dành cho người đi làm.
Aroma - đào tạo tiếng Anh theo định hướng giáo viên là người đi làm
Không có giáo viên là tây ba lô, không có giáo viên đến từ các trường đại học. Aroma (http://aroma.vn) là tổ chức đầu tiên và duy nhất chuyên sâu đào tạo tiếng Anh cho người đi làm và có một định hướng giáo viên riêng biệt. Giáo viên của Aroma là những người đi làm có trình độ tiếng Anh xuất sắc và kinh nghiệm làm việc thực tế trong các tổ chức quốc tế, công ty nước ngoài.
Aroma - đào tạo tiếng Anh theo định hướng giáo viên là người đi làm
Khi đến với Aroma, rất hiều học viên có tâm lý muốn được học với giáo viên bản ngữ và lo ngại về khả năng phát âm của giáo viên người Việt. Chị Nguyễn Thị Hiếu, nhân viên dự án tại công ty XNK Công Nghệ Hoàng Long nhớ lại: "ban đầu mình hơi hụt hẫng khi biết giáo viên tại Aroma là người Việt Nam vì mục đích đi học của mình là để cải thiện phát âm, nhưng chỉ ngay buổi học đầu tiên thôi thì mình đã có cách nhìn khác".
Giáo viên là người đi làm có lợi thế nắm bắt tâm lý học viên nhanh nhạy, tạo không khí chia sẻ cởi mở trong lớp học. Anh Nguyễn Tấn Vũ, phó phòng marketing tại công ty TNHH Truyền Thông Sao Xanh nhận định: "Học với người đi làm hóa ra lại hay, cùng phải sử dụng tiếng Anh trong công việc nên rất dễ chia sẻ, nhiều khi mình chưa cần giải thích hết mà họ đã hiểu vấn đề của mình rồi, học rất vào".
"Đồng ý là giáo viên như vậy sẽ có khả năng tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc, nhưng làm sao đảm bảo là họ có khả năng truyền đạt kiến thức tốt?" - anh Nguyễn Đức Quảng, kỹ sư xây dựng tại công ty TNHH Rotomatik Việt Nam lo lắng. Thực ra thì đây cũng là lo lắng chung của khá nhiều học viên khi mới đến với Aroma, tuy nhiên kiến thức tiếng Anh xuất sắc và kinh nghiệm làm việc thực tế trong các tổ chức nước ngoài chỉ là điều kiện đầu vào đối với giáo viên tại đây, bởi Aroma chỉ lựa chọn những người đi làm có tố chất sư phạm và khả năng truyền đạt tốt. Không dừng lại ở đó, Aroma áp dụng đào tạo phương pháp giảng dạy tiêu chuẩn của mình đối với mọi giáo viên tại đây, đảm bảo sự nhất quán về chất lượng đầu ra cho học viên.
Theo 24h
Bút điện tử: Khó cấp bằng sáng chế Robot teacher là sản phẩm của Viện Vật lý VN, của Nhật Bản hay Đài Loan? Thực chất những khác biệt, ưu việt của nó có đúng với nhận định của Bộ GD-ĐT khi chọn nó cho việc thí điểm dạy học tiếng Anh? "Với hồ sơ thể hiện thì để Nhà nước VN thừa nhận sở hữu về mặt trí tuệ của...