ĐH Bách khoa Hà Nội tăng học phí gần 30%
ĐH Bách khoa Hà Nội vừa ban hành quyết định về mức học phí của năm 2016-2017, theo đó tăng gần 30% so với trước.
Cụ thể, mức học phí đối với hệ đại học chính quy đại trà trong năm học 2016- 2017 là 185.000 đồng/tín chỉ, tăng 27,5% so với mức thu học kỳ 2 năm học 2015-2016 và 42% so với học kỳ 1 năm học 2015-2016.
Cũng theo quyết định này, năm học sau (2017-2018) mức học phí sẽ tăng lên 205.000 đồng/tín chỉ, tăng 10% so với năm nay. Tới năm 2018-2019, mức học phí sẽ tăng lên 230.000 đồng/tín chỉ, tăng 24% so với năm nay.
ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố mức tăng học phí gần 30% so với năm học trước.
Đối với hệ liên thông từ cao đẳng lên cử nhân công nghệ, chuyển tiếp cử nhân công nghệ lên kỹ sư mức tăng cũng tương tự. Từ 190.000 đồng/tín chỉ lên 240.000 đồng/tín chỉ.
Các hệ kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao tăng 25%, từ 160.000 đồng/tín chỉ lên 200.000 đồng/tín chỉ. Các chương trình tiên tiến, chương trình ICT, chương trình IPE tăng khoảng 16%, từ 300.000 đồng/tín chỉ lên 350.000 đồng/tín chỉ.
Video đang HOT
Cũng theo quyết định được ông Hoàng Minh Sơn – hiệu trưởng nhà trường – ký ngày 28/10, mức học phí sẽ được áp dụng đối với các khóa từ khóa 61 trở về trước. Khóa 61 là khóa sinh viên mới nhất vừa nhập học tại ĐH Bách khoa HN năm nay.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của ĐH Bách khoa Hà Nội, trong đó, cho phép trường được thu mức học phí bình quân tối đa năm 2016-2017 là 14 triệu đồng/học sinh.
Trao đổi với báo chí mới đây, đại diện ĐH Bách khoa HN cho biết nhà trường sẽ không áp dụng lộ trình thu học phí mới trong năm học 2016-2017 do đề án được phê duyệt khi năm học đã bắt đầu được hơn 1 tháng.
Theo Lê Văn / Vietnamnet
Đề án tự chủ ĐH Bách Khoa Hà Nội: Học phí tính thế nào?
Lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội thông tin cụ thể vấn đề học phí trong các năm học tới.
Ngay sau khi thông tin về quyết định giao quyền tự chủ cho trường, dư luận đã dấy lên thông tin: "Trường sẽ tăng học phí lên mức 14 triệu đồng một năm học".
Để sinh viên, phụ huynh và xã hội hiểu đúng, lãnh đạo trường đã thông tin cụ thể vấn đề học phí trong các năm học tới.
Từ trước đến nay, các đại học công lập được Nhà nước bao cấp và cấp kinh phí hỗ trợ theo số lượng sinh viên. Nghĩa là người học chỉ phải đóng một phần kinh phí trong chi phí đào tạo.
Nếu được tự chủ thì nguồn kinh phí thường xuyên "bao cấp" của nhà nước sẽ bị cắt. Và chính sách học phí của ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ được thực hiện theo lộ trình như sau:
Thứ nhất, đối với sinh viên đã nhập học từ tháng 10 năm nay trở về (K61), trường được thu học phí không vượt quá 20% mức trần học phí quy định đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại các cơ sở giáo dục công lập chưa bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư (Mức trần theo nghị định 86 là 7,9 triệu/năm).
Mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước liền kề (theo Nghị định 86, mức trần năm 2017 là 8,7 triệu/năm).
Tức là đối với các sinh viên nhập học trước thời điểm tháng 10/2016 (K61 trở về trước), mức trần học phí là 9.5 triệu đồng/năm thì đến năm học 2017-2018, mức trần học phí sẽ là 11,3 triệu đồng/năm.
ĐH Bách khoa Hà Nội tư vấn cho phụ huynh, học sinh trong đợt tuyển sinh năm 2016. Ảnh: Hoàng Như.
Với quy định này, năm học 2016-2017, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ "thiếu hụt" ngân sách khoảng 80 tỷ đồng so với năm học 2015-2016.
Thứ hai, đối với các sinh viên nhập học từ năm học 2017-2018 trở đi, ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện cơ chế thu và quản lý học phí với mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy năm học 2016-2017, nhưng không vượt quá 14 triệu đồng/năm.
Trong mọi trường hợp, ĐH Bách khoa Hà Nội luôn cam kết vì lợi ích của sinh viên với các chủ trương cụ thể:
Trường sẽ hỗ trợ toàn bộ phần chênh lệch giữa mức học phí của trường với mức học phí được miễn, giảm theo quy định của Nhà nước đối với các sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chế độ chính sách miễn, giảm học phí theo quy định kể từ khoá tuyển sinh sau tháng 10/2016.
Trường cam kết xây dựng, thực hiện chính sách học bổng, khuyến khích học tập dành cho sinh viên học tập xuất sắc và sinh viên là đối tượng chính sách.
Trường cam kết mức tăng học phí sẽ dành để tăng cường cơ sở vật chất, phòng học, phòng thí nghiệm và nâng cao chất lượng đào tạo.
Hiện tại, 80% các phòng học được trang bị điều hoà không khí, hệ thống màn chiếu, máy chiếu, âm thanh và đặc biệt là wifi miễn phí. Từng bước Trường sẽ cải thiện điều kiện và môi trường học tập cho sinh viên ngày càng tốt hơn.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Thí điểm cơ chế tự chủ toàn diện ở ĐH Bách khoa Hà Nội Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ thí điểm thực hiện tự chủ, chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính... Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của ĐH Bách khoa Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày...