ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM): xét tuyển NV1B, NV1C
Kỳ thi tuyển sinh năm 2012, Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) áp dụng việc xét tuyển NV1B, NV1C đối với thí sinh dự thi vào trường (các trường thành viên khác của ĐHQG TP.HCM cũng áp dụng xét tuyển các nguyện vọng này).
Theo đó, thí sinh không trúng tuyển vào ngành ĐKDT (NV1), nếu có nguyện vọng, được chuyển vào ngành cùng khối thi còn chỉ tiêu và có điểm trúng tuyển thấp hơn tại các đơn vị đào tạo trong ĐHQG-HCM (NV1B, NV1C).
Xem chi tiết thủ tục đăng ký các nguyện vọng chuyển ngành trên giấy báo dự thi và trên các trang web của các trường.
Tên trường/Ngành học
Ký hiệu trường
Mã ngành
Khối
Chỉ tiêu
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA QSB
Thông tin chung tuyển sinh năm 2012 Trường đại học Bách khoa (QSB):
1. Tuyển sinh theo nhóm ngành/ngành: thí sinh đăng ký dự thi theo các nhóm ngành/ngành (chú ý xem – kiểm tra lại thông tin ghi trên giấy báo dự thi). Điểm chuẩn xét tuyển theo nguyện vọng đã đăng ký và xét chuyển ngành (xem I.4) được xây dựng riêng cho từng nhóm ngành/ngành. Sau khi trúng tuyển và nhập học, sinh viên sẽ đăng ký và được phân ngành/chuyên ngành trong năm thứ 2 căn cứ theo kết quả học tập tại trường.
2. Điểm chuẩn và chỉ tiêu cho khối A và khối A1: tất cả các nhóm ngành/ngành thi khối A đều mở thêm khối A1 để cho thí sinh lựa chọn đăng ký dự thi (QSB không giải quyết đổi khối thi sau khi đã đăng ký). Chỉ tiêu tuyển theo bảng trên là tính gộp chung cho cả hai khối A và A1 – Trường QSB xây dựng điểm chuẩn (từng nhóm ngành/ngành) xét chung cho cả khối A và khối A1, là tổng điểm ba môn không nhân hệ số (toán lý hóa hoặc tiếng Anh). Như vậy thí sinh được quyền chọn lựa giữa hai môn thi hóa/tiếng Anh để tham gia thi và xét tuyển vào QSB.
3. Quy trình đăng ký – xét trúng tuyển và xét tuyển chuyển ngành (QSB): tại phòng thi – ngày 3-7-2012 các thí sinh dự thi tại hội đồng thi QSB sẽ được đăng ký thêm hai nguyện vọng chuyển ngành. Hướng dẫn về danh mục các ngành được đăng ký (có khả năng xét tuyển) ghi tại mặt sau giấy báo dự thi. Ngay khi công bố kết quả thi (vào cuối tháng 7-2012), trường QSB sẽ xây dựng phương án xét tuyển và gọi nhập học một lần chung cho các diện sau:
Video đang HOT
- Thí sinh đăng ký dự thi (NV1) vào một ngành/nhóm ngành (sau đây gọi tắt là ngành) thuộc QSB và có tổng điểm ba môn thi lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn (NV1) vào ngành tương ứng.
- Thí sinh chưa trúng tuyển NV1 có đăng ký nguyện vọng thứ nhất (NV1B) chuyển vào một ngành thuộc QSB chưa tuyển đủ chỉ tiêu theo NV1 – là thí sinh có tổng điểm ba môn thi lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn (NV1B) vào ngành tương ứng. Nhóm thí sinh này bao gồm cả các thí sinh khối V đã cam kết và dự thi thêm môn tiếng Anh (khối A1) để xét tuyển chuyển nguyện vọng trong trường QSB (xem I.4).
- Thí sinh chưa trúng tuyển NV1 và NV1B có đăng ký nguyện vọng chuyển ngành thứ hai (NV1C) vào cao đẳng bảo dưỡng công nghiệp hoặc một ngành khác (thuộc QSB) chưa tuyển đủ chỉ tiêu – là thí sinh có tổng điểm ba môn thi lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn (NV1C) ngành tương ứng. NV1C còn là nguyện vọng để thí sinh đăng ký xét chuyển vào các ngành khác trong Đại học Quốc gia TP.HCM theo các thông báo của các trường thành viên khác có cùng khối thi.
4. Tuyển sinh ngành kiến trúc: thi khối V gồm toán, vật lý thi theo đề khối A cộng với môn năng khiếu “Vẽ đầu tượng” thi riêng (toán – hệ số 2, lý và năng khiếu – hệ số 1). Điều kiện tiên quyết là môn năng khiếu phải có điểm thi 5. Thí sinh thuộc diện tuyển thẳng đăng ký vào ngành kiến trúc phải thi môn năng khiếu, điểm thi phải 5 mới được xét tuyển. Thí sinh đăng ký thi ngành kiến trúc tại Trường đại học Bách khoa sẽ có cơ hội được đăng ký tham gia thi thêm môn Anh văn (theo khối A1) để đăng ký chuyển ngành trong nội bộ Trường đại học Bách khoa (xem I.4).
5. Tuyển sinh đào tạo không chính quy: đào tạo từ xa qua mạng ngành CNTT và các hình thức đào tạo không chính quy khác (vừa làm vừa học) tổ chức tuyển sinh hai đợt vào tháng 3-4 và 10-11 hằng năm.
II. Thông tin tuyển sinh các chương trình đặc biệt – kỳ tuyển sinh năm 2012 Trường đại học Bách khoa (QSB):
Thí sinh quan tâm tới các chương trình này theo dõi thông tin trên trang web tuyển sinh, liên hệ phòng đào tạo để tư vấn và đăng ký tham dự.
a. Chương trình hợp tác Việt – Pháp đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV): tuyển 170 SV từ tất cả thí sinh khối A trúng tuyển vào Trường đại học Bách khoa có điểm thi tuyển sinh từ 42,0 trở lên – tính hệ số (toán x3 vật lý x2 hóa x1).
Hai năm đầu PFIEV học chương trình cơ bản chung, sau đó thi chuyển giai đoạn để tuyển vào các ngành hàng không, cơ điện tử, hệ thống năng lượng, viễn thông, vật liệu tiên tiến, vật liệu polime, xây dựng – công trình DD và năng lượng ( liên thông vào nhiều ngành khác tại ĐHBK Hà Nội, ĐHBK Đà Nẵng và ĐH Xây dựng Hà Nội). Có chế độ hỗ trợ học bổng hằng tháng cho toàn bộ các sinh viên PFIEV. Sinh viên PFIEV tốt nghiệp được nhận đồng thời bằng kỹ sư của ĐHBK và bằng của trường đối tác Pháp (với xác nhận là tương đương Master châu Âu).
b. Tuyển chương trình kỹ sư tài năng: là lớp học sinh khá – giỏi trong các khối ngành lớn của trường thuộc năm khoa: máy tính, điện – điện tử, KT hóa học, cơ khí và xây dựng. Mỗi ngành tuyển một lớp từ 40-60 sinh viên – xét tuyển trong năm thứ 2 từ các sinh viên có ĐTB từ 7,0 trở lên. Sinh viên KSTN được hỗ trợ học bổng và các ưu đãi về cơ sở vật chất. Bằng tốt nghiệp ghi rõ “chương trình tài năng”.
c. Tuyển sinh chương trình tiên tiến: tuyển 50 SV vào ngành điện – điện tử (hai chuyên ngành hệ thống thông tin và hệ thống năng lượng) theo quy trình và chương trình của Đại học Illinois, Hoa Kỳ. Văn bằng chính quy của ĐHQG-HCM.
Điều kiện xét tuyển: đủ điểm trúng tuyển vào các ngành khối A thuộc ĐHQG-HCM trong kỳ thi tuyển sinh đại học chính quy năm 2012; có đủ trình độ tiếng Anh để tham gia các lớp học (có lớp dự bị luyện tiếng Anh và kỹ năng mềm, sau đó học chính thức từ tháng 1-2013).
d. Chương trình tăng cường ngoại ngữ (song ngữ): tăng cường tiếng Pháp – AUF tuyển sinh ở hai nhóm ngành khoa điện – điện tử và khoa xây dựng. Học phí hỗ trợ ở mức như sinh viên chính quy đại trà.
Chương trình tăng cường tiếng Nhật hiện chỉ tuyển sinh nhóm ngành khoa điện – điện tử với cơ hội chuyển tiếp sang học hai năm để lấy bằng của các đại học Nhật Bản sau năm học kỳ học tại ĐHBK.
e. Các chương trình bán du học (liên kết quốc tế):
Danh mục ngành đang tuyển sinh bán du học năm 2012:
o Tất cả các chương trình liên kết quốc tế học giai đoạn 1 tại ĐH Bách khoa (4-5 học kỳ) và chuyển tiếp giai đoạn 2 sang nước ngoài.
o Bằng đại học do trường của nước ngoài cấp. Sinh viên có thể lấy thêm bằng kỹ sư của Trường ĐHBK nếu có đầu vào bách khoa và học đủ các môn bắt buộc khác.
o Chương trình học uyển chuyển, phù hợp với nhiều đối tượng thí sinh có mong muốn học tập.
o Điều kiện tuyển sinh (đã tốt nghiệp THPT)
Có điểm thi tuyển sinh đại học khối A, A1, D cao hơn hoặc bằng điểm sàn đại học (khối D chỉ được xét cho ngành quản trị kinh doanh). Trường hợp điểm thi ĐH thấp hơn điểm sàn thì phải qua kỳ thi riêng do Trường đại học Bách khoa ra đề, tổ chức vào cuối tháng 8-2012.
Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS 6.0 hoặc trình độ tương đương (nếu chưa đủ trình độ tiếng Anh: qua các lớp Pre – University).
Theo TTO
Có bao giờ bạn chọn "đi đường vòng"!?
Có nhiều bạn thay vì xuất phát ở điểm dễ dàng đã mạo hiểm đi một hướng khác theo ý mình và tin rằng với bản lĩnh cá nhân, họ sẽ thành công. Tuy vậy, rất nhiều bạn đã vấp phải những trở ngại vô cùng rắc rối...
Học theo cảm hứng
H.Q hiện đang học một khoa chất lượng tại trường ĐH Bách Khoa (sinh viên năm 2) bỗng muốn chuyển sang khoa có điểm chuẩn thấp hơn để học. "Mình cảm thấy thiếu động lực và buồn tẻ mỗi khi lên lớp. Mình muốn thay đổi môi trường để xem có thích nghi được hay không. Biết đâu nhờ vậy mà mình tốt hơn lên ấy chứ!" Thế là anh chàng xem như bỏ phí 2 năm đại học để quay về cột mốc ban đầu, trở thành sinh viên năm 1 của một ngành khác trong trường.
Chuẩn bị thực tập tại một trường cấp 2 thì N.T (sinh viên năm cuối khoa tiếng Anh, ĐH Sài Gòn) bỗng cảm thấy áp lực và muốn dành thời gian để... nhìn lại chặng đường sinh viên đã qua của mình. Sau khi tham khảo ý kiến nhiều người thì N.T quyết định tạm bảo lưu thực tập để dành thời gian thi lại đại học. Nhiều người trách rằng: "Đã học được 4 năm còn không gắng luôn vài tháng để kiếm cái bằng, tại sao lại bỏ dở quá uổng phí như vậy", nhưng không ai lay chuyển được quyết định của T.
Bỏ học để "mở lối đi riêng"
Học năm 2 tại ĐH Kinh Tế, cứ tưởng rằng B.D (20 tuổi) sẽ tiếp tục học thêm nữa để có tương lai ổn định. Thế nhưng D đã bỏ học giữa chừng để cùng chị kinh doanh shop quà lưu niệm. B.D chia sẻ quan điểm: "Với mình, đi học 4 năm rồi cũng chỉ để có được cuộc sống ổn định, mức lương cao. Mình cảm thấy thích đi làm hơn. Dẫu sao mình học cũng chỉ để kinh doanh, nên mình muốn thực hiện mục tiêu ngay bây giờ. Mình tin rằng mình sẽ làm được mà không cần bằng cấp gì cả". Kế hoạch trong tương lai gần của D là mở thêm một quán ăn cho teen, sau khi đã có một ít vốn từ việc kinh doanh shop quà lưu niệm.
Cũng giống như D, T.Q (sinh viên năm 1 ĐH Hùng Vương) sau một thời gian chán nản cùng cực trong cuộc sống thì nhận ra rằng: "Đại học không phải là con đường duy nhất, đa phần những người thành công đều đã... bỏ học giữa chừng đấy thôi!". Mang tư tưởng ấy nên T.Q tự cho mình nghỉ học trong khi gia đình không hề hay biết và thay vì dùng tiền gia đình gửi lên để đóng học phí, thì Q dùng để mua sắm, du lịch, ăn uống với bạn bè. "Biết đâu nhờ vậy mà cơ hội đến với mình tình cờ thì sao? Hiện tại mình vẫn đi làm part-time thôi, đợi từ từ suy nghĩ rồi chọn ngành khác, thi lại đại học" - T.Q thản nhiên trả lời khi được chúng tớ hỏi.
Tương tự thế, M.A (sinh viên năm 2 ĐH Công Nghiệp) luôn mong muốn được đi du học nhờ nguồn học bổng nào đó. Bảo lưu kết quả ở đại học, M.A dồn sức học Anh văn và hỏi bạn bè, đồng thời tích cực tìm trên mạng, mong rằng ước mơ sẽ sớm thành hiện thực.
Thiếu thực tế
Học ở ngành khác được một thời gian thì H.Q "hết hứng", nhưng lúc này không thể thay đổi được nữa, anh chàng cảm thấy hối hận vì quyết định nhất thời của mình: "Cứ ngỡ là môi trường mới sẽ khiến mình tiến bộ, ai dè ngược lại, thậm chí còn tệ hơn lúc đầu. Nhưng đã quá muộn để lựa chọn lại. Bây giờ chẳng lẽ mình phải thi lại đại học vào ngành cũ?".
Mang tư tưởng: "Khác biệt và dám chấp nhận mạo hiểm thì sẽ thành công", nhiều sinh viên muốn liều lĩnh bằng việc phá cách để trải nghiệm, mà không biết rằng, nếu chưa đủ đam mê và không dám đối mặt với thử thách thì rất dễ chùn bước. Và khi đã chùn bước rồi thì thành công sẽ xa tầm tay.
"Đi làm rồi thì tiếc, muốn đi học trở lại. Vì nếu có bằng đại học trong tay thì mình sẽ kinh doanh thuận lợi hơn, cơ hội đến dễ dàng hơn. Chính vì lý tưởng hóa cuộc sống và hơi mơ mộng hoang đường nên sau một thời gian đi làm, mình hụt hẫng và áp lực rất nhiều: buôn bán không phải lúc nào cũng suôn sẻ, chủ cho thuê mặt bằng hét giá, rồi hàng mới bị chèn ép nên phải tăng giá bán, khách hàng cũng đến ít dần... Doanh thu giảm thì mình bắt đầu lo, cố nghĩ ra chiến thuật nhưng khó quá. Chợt nhớ lớp học năm nào. Có lẽ mình sẽ phải đi học lại thôi" - B.D chia sẻ.
o0o
Đôi khi vì hoàn cảnh, nhiều bạn phải đi đường vòng mới đến được cái đích mà họ đặt ra. Nhưng nếu bạn đang đi đường thẳng thì việc gì phải quay lưng lại để tìm hướng đi khác? Con đường ấy bằng phẳng và cũng lắm thử thách chông gai, nhưng hãy cứ đối diện, từ từ bạn sẽ thành công. Bạn nghĩ đi đường vòng sẽ nhanh hơn vì ít chướng ngại hơn? Chưa chắc. Có thể bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối vì đã quyết định sai lầm nhưng không thể quay về sự lựa chọn cũ. Bạn có quyền định đoạt tương lai của bản thân, nhưng hãy suy nghĩ thật kĩ nhé!
Theo TTVN
Ngừng in cuốn cẩm nang tuyển sinh Các trường và thí sinh đều khổ - Đó là ý kiến của một số nhà quản lý giáo dục khi nói về chủ trương ngừng in cuốn cẩm nang "Những điều cần biết về tuyển sinh vào đại học, cao đẳng" năm 2012 của ngành GD&ĐT. Lấy Đại học quốc gia Hà Nội làm một ví dụ. Hiện nay, giống như các...