Đẹp ngỡ ngàng trước tác phẩm chạm khắc tinh xảo trên… vỏ trứng đà điểu
Một nghệ nhân người Việt đã dành ba năm tỉ mỉ để chạm khắc 45.863 lỗ nhỏ hơn sợi tóc trên một quả trứng đà điểu rỗng ruột.
Thời xa xưa người Ba Tư, người Hindu và Ai Cập đã từng tin rằng thế giới được sinh ra từ một quả trứng. Còn người Trung Quốc, La Mã và Hy Lạp cổ đại dùng trứng làm quà tặng mỗi độ xuân sang.
Ngày nay, người Nga, Ba Lan cùng nhiều người ở các quốc gia khác bỏ ra nhiều tiếng đồng hồ để vẽ lên những quả trứng trong ngày lễ Phục Sinh…
Ý nghĩa sâu sắc của quả trứng đã mang lại cảm hứng sáng tạo cho nhiều nghệ nhân. Không chỉ dừng lại ở việc vẽ lên những quả trứng, ngày càng có rất nhiều nghệ nhân trên toàn thế giới đã biến những chiếc vỏ trứng mỏng manh, dễ vỡ thành những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tuyệt với những nét chạm khéo léo và tinh tế.
Tác phẩm chạm khắc tinh xảo trên vỏ trứng đà điểu.
Nguyễn Hùng Cường, một nghệ sĩ tài năng đến từ Hà Nội, đã biến những quả trứng gà thành những tác phẩm nghệ thuật phức tạp trong hơn một thập kỷ, nhưng dự án gần đây của anh là ấn tượng nhất cho đến nay.
Người đàn ông 30 tuổi này được cho là đã dành 3 năm của mình để chạm khắc cẩn thận hàng chục nghìn lỗ, một số lỗ chỉ có đường kính 0,2 mm, để tạo ra một trong những hình chạm khắc trứng ấn tượng nhất trong lịch sử nhân loại.
Video đang HOT
Người nghệ sĩ này cho biết anh nảy ra ý tưởng tạo ra một quả trứng chạm khắc kỷ lục sau khi đọc về thành tích của ông Hamit Hayran, một nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ, người cách đây vài năm đã lập kỷ lục Guinness khi chạm khắc gần 12.000 lỗ lên quả trứng gà.
Anh tự nhủ rằng Việt Nam nên có một kỷ lục như vậy, vì vậy anh đã vượt qua Hayran bằng cách chạm khắc nhiều lỗ nhất có thể lên một quả trứng đà điểu.
Người nghệ sĩ thường mất vài giờ đến vài ngày để hoàn thành một tác phẩm khắc trứng gà, nhưng với dự án mới nhất này, anh cần không dưới 3 năm.
Nguyễn Hùng Cường đã kiên nhẫn chạm khắc 45.863 mũi vào vỏ trứng đà điểu, có đường kính chỉ từ 0,2 mm đến 3 mm, những lỗ nhỏ nhất hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Người nghệ nhân tài hoa cho biết, chạm khắc trên vỏ trứng gà là một công đoạn rất vất vả và tốn nhiều công sức, nhưng chạm khắc trứng đà điểu lại càng khó hơn, vì vỏ cứng và dày hơn, anh phải điều khiển thật chắc mũi khoan để tạo ra những lỗ có kích thước nhỏ như những một sợi tóc.
“Quá trình này đòi hỏi tôi không được vội vàng, phải kiên nhẫn. Chỉ một chút vội vàng cũng có thể làm hỏng cả quả trứng, vì vậy tôi phải giữ bình tĩnh đến những giây phút cuối cùng”, Nguyễn Hùng Cường cho biết.
Tác phẩm của Cường vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận, và nghệ sĩ cho biết hiện anh cũng đang làm việc để đệ trình lên Kỷ lục Guinness Thế giới với hy vọng được công nhận là tác phẩm chạm khắc trên vỏ trứng có nhiều lỗ khoan nhất.
Hàng nghìn đèn LED màu biến nông trại Hà Lan thành "xứ sở thần tiên" về đêm
Đèn LED chạy bằng năng lượng mặt trời chiếu tia cực tím lên cây tỏi tây, do đó làm tăng hiệu ứng của ánh sáng mặt trời tự nhiên sau khi mặt trời lặn, đồng thời tạo ra cảnh tượng siêu thực.
Dự án mới nhất của nghệ sĩ Hà Lan Daan Roosegaarde - GROW, liên quan đến việc lắp đặt hàng nghìn đèn LED màu xanh, đỏ và tím trên cánh đồng tỏi tây rộng 20.000m2 cho cả mục đích thẩm mỹ và thực tế.
Theo đó, những người lái xe ngang qua thị trấn Lelystad, miền trung Hà Lan đẹp như tranh vẽ vào ban đêm thời điểm này trong năm sẽ được chiêm ngưỡng một cảnh tượng siêu thực - một cánh đồng tỏi tây rộng 20.000m2 phát sáng màu xanh, đỏ và tím.
Do Studio Roosegaarde lên ý tưởng, tác phẩm nghệ thuật sắp đặt độc đáo được thiết kế như một sự tôn kính đối với những người nông dân Hà Lan vừa là nguồn cảm hứng để họ thử nghiệm với ánh sáng nhân tạo trong nông nghiệp ngoài trời.
Daan Roosegaarde cũng muốn GROW gửi một tia sáng hy vọng đến mọi người trong thời kỳ khó khăn này, mang lại ý nghĩa mới cho từ 'văn hóa nông nghiệp' như một tác phẩm nghệ thuật văn hóa sống động.
Đèn cực tím ban đêm đã được sử dụng trong nông nghiệp nhà kính từ lâu, đặc biệt là ở những nơi khan hiếm ánh sáng mặt trời trực tiếp, nhưng việc sử dụng nó trong canh tác ngoài trời cho đến nay vẫn còn rất hạn chế.
Tia cực tím được biết là có thể giúp thực vật phát triển tốt hơn, nhưng Studio Roosegaarde cũng đang thử nghiệm một lý thuyết mà theo đó các bước sóng nhất định của tia cực tím có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu tới 50%.
Đèn LED chạy bằng năng lượng mặt trời chiếu tia cực tím lên cây tỏi tây, do đó làm tăng hiệu ứng của ánh sáng mặt trời tự nhiên sau khi mặt trời lặn, đồng thời tạo ra cảnh tượng siêu thực.
Daan Roosegaarde giải thích thêm rằng: "Bản thân tôi muốn thiết kế những thứ khiến mọi người tò mò về tương lai, không phải đau buồn hay giận dữ. Ánh sáng là ngôn ngữ của tôi. Ánh sáng không phải là vật trang trí, là sự kích hoạt và sự giao tiếp".
GROW hiện chỉ xuất hiện gần Lelystad, mục tiêu của Roosegaarde là mở rộng dự án tới 40 quốc gia, trong đó mỗi màn trình diễn ánh sáng sẽ được kết hợp với một loại cây trồng đặc hữu của địa phương hoặc quốc gia đó bằng "công thức ánh sáng" riêng.
Trong những năm qua, Studio Roosegaarde đã tạo ra một số tác phẩm sắp đặt hấp dẫn, như con đường xe đạp phát sáng trong bóng tối này được cung cấp trực tiếp bởi mặt trời
Nghệ sĩ dùng ánh sáng vẽ tranh Shi bắt đầu tập vẽ từ khi lên 9 tuổi. Anh có thể kết hợp ánh sáng với nhiều loại vật liệu khác nhau để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật.