Đẽo chân cho… vừa giày!
Hiện đang có một cuộc “nội chiến” xôn xao dư luận. Đó là việc ngày 3/8, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị xem xét về điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Năm nay, kết quả điểm thi vào đại học, cao đẳng của thí sinh khá thấp đã khiến nhiều trường đại học đứng trước nguy cơ không tuyển đủ số lượng sinh viên. Nhất là với các trường ngoài công lập. Và như một sự tất yếu khi động đến quyền lợi của mình, trước thời điểm Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn, Hiệp hội các trường Đại học – Cao đẳng ngoài công lập đã có bản kiến nghị gửi tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị xem xét phương án hoặc bỏ điểm sàn hoặc phải chấp nhận điểm sàn tương đối thấp để các trường tuyển được thí sinh.
GS. Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập – Nguyên Bộ trưởng GD&ĐT cho rằng việc không tuyển đủ chỉ tiêu sẽ gây lãng phí cơ sở vật chất và năng lực đào tạo hiện có của nhiều trường. Có ý kiến còn nâng quan điểm rằng, nếu không hạ điểm sàn sẽ phá hỏng công cuộc xã hội hóa giáo dục!? Tất nhiên, ý kiến này được đông đảo các trường ngoài công lập đồng tình, hưởng ứng.
Ngược lại với ý kiến trên là quan điểm của nhà quản lý mà đại diện là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga. Thứ trưởng Ga cho rằng điểm sàn năm nay không thể hạ thấp hơn năm trước và Bộ không thể chiều theo các trường. Ông Ga khẳng định: “Những trường chất lượng, có đủ uy tín sẽ hút được nhiều thí sinh. Nhiều trường chưa tạo được uy tín thì nhiều thí sinh bằng hoặc trên điểm sàn họ cũng không vào học”.
Thế là giữa nhà quản lý và các nhà thực hiện đã có độ “vênh lợi ích” khó có lời giải.
Dẫn đến bài toán nan giải này, theo mình thì có nguyên nhân sâu xa đã được báo chí cảnh báo từ nhiều năm trước. Đó là “loạn” mở trường đại học. Từ năm 1998 đến năm 2009, cả nước đã có 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập và nâng cấp (tức là từ trung cấp lên cao đẳng và từ cao đẳng lên đại học). Gần đây, việc thành lập càng dễ dãi, trung bình mỗi tuần có một trường đại học mới được ra đời. Nhiều trường mở cửa chưa hề có đất đai, địa điểm, cơ sở vật chất cũng như giảng viên nhưng đã được tuyển sinh và tổ chức đào tạo. Đồng thời tình trạng mượn tên giáo sư này, tiến sỹ nọ nhưng không hề tham gia giảng dạy hết sức phổ biến. Mình quen một vị giáo sư. Gọi thế thôi chứ bác ấy nghỉ dạy đã hơn chục năm rồi. Mà ở ta, giáo sư cả đời nên không dạy nữa vẫn là… giáo sư. Hàm giáo sư thì của cả nước chứ chả cần biết giáo sư về lĩnh vực gì, dạy trường nào. Nên dân gian mới gọi các bác ấy là Giáo sư cả đời – Giáo sư cả nước. He!
Video đang HOT
Cái bác mình quen ấy về hưu hơn chục năm rồi. Vì có cái bằng GS.TS, thế là được một trường ở miền Trung trống giong, cờ mở rước về làm… chủ tịch HĐQT. Khai giảng xong là bác về thẳng Hà Nội, tháng tháng tài vụ gửi lương vào thẻ ATM. Gần đây, thấy làm như vậy không đàng hoàng, minh bạch, lương tâm áy náy nên bác đã xin rút và họ đã tìm một GS.TS khác… lĩnh lương thay thế.
Nhớ cách đây mấy năm, bác Hồ Ngọc Đại trả lời phỏng vấn báo mình rằng: “Giáo dục của ta đang loạn. Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu”. Bác Nguyễn Minh Thuyết khi còn là Phó Chủ nhiệm UB VH-GD-TN-TN&NĐ QH đã nói: “Có thể do thiếu trách nhiệm, có thể do móc ngoặc với nhau để tiêu cực… Việc cho mở mới nhiều trường ĐH, nâng cấp các trường trung cấp lên cao đẳng, cao đẳng lên đại học một cách dễ dãi chứng tỏ tiêu chí Nhà nước đặt ra để mở các trường, các ngành không được tôn trọng. Còn tại sao không được tôn trọng thì có nhiều lý do, và cũng có nhiều lời đồn thổi. Nhưng để chứng minh được đồn thổi đó thực như thế nào thì không đơn giản”. He! Cái “đồn thổi” ở đây là cái gì nhỉ? Mình thì… botay.com chả biết cái “lời đồn thổi” là cái gì.
Dẫn đến tình thế hiện nay, theo mình thì nó còn có một nguyên nhân sâu xa là từ mục tiêu đến năm 2020 đạt 450 sinh viên trên 10.000 dân.
Bây giờ thì tất cả đang trong tình huống “tiến thoái lưỡng nan”. Nếu không hạ điểm sàn thì nguy cơ hàng loạt trường đại học đóng cửa, gây lãng phí về tiền bạc, cơ sở vật chất và đúng là sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc xã hội hóa giáo dục. Nếu mà hạ thì tại sao lại hạ? Liệu có thành tiền lệ, cứ điểm thấp là lại làm đơn xin hạ và hạ đến đâu thì vừa? Nói trộm vía, xin đừng hạ đến 3 điểm/3 môn!!!
Hiện nay, dư luận đang có cuộc tranh cãi bất phân thắng bại. Một bên là những người ủng hộ Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập muốn hạ điểm sàn. Một bên ủng hộ Bộ Giáo dục & Đào tạo vì muốn giữ chất lượng. Mình không biết ý kiến của các bạn thế nào, riêng mình thì mình không ủng hộ phương án hạ điểm. Lý do là kỳ thi tốt nghiệp đã đỗ gần 100% rồi, tức là đỗ gần… tuyệt đối rồi. Kỳ thi đại học, cao đẳng nên làm cho nghiêm túc. Với lại nói thẳng ra, đầu vào chặt chẽ thế nhưng trình độ sinh viên ra trường cũng còn rất khiêm tốn. Hầu hết khi nhận người, các cơ quan, doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Cũng đừng vì “bệnh thành tích” 450SV/10.000 dân mà cho ra lò những sản phẩm kém chất lượng trong khi chất lượng hiện nay đã… không thể kém hơn được nữa. Vả lại, đây cũng là dịp để khẳng định uy tín của những trường đào tạo có chất lượng đồng thời thanh lọc những cơ sở đào tạo yếu kém ra khỏi hệ thống giáo dục. Không thể chiều theo mấy “ông tướng” tuyển sinh vô trách nhiệm, “Sống chết mặc bay, tiền thầy… bỏ túi” và đừng biến các trường yếu kém thành… trung tâm bán bằng?
Viết đến đây, mình chợt nhớ câu chuyện ngụ ngôn về ông thợ đóng giày. Đại để là có một ông thợ vụng khi đóng giày cho khách quá chật. Đáng lẽ phải sửa lại giày thì ông ta đã chọn giải pháp “đẽo chân cho… vừa giày”.
Xin hãy tỉnh táo với bài toán chân to, giày nhỏ này.
Mình rất muốn các bạn bày tỏ quan điểm của mình để cùng giải bài toán đang làm “đâu cái đàu là đau cái đầu” này để giúp các nhà quản lý có một quyết sách hợp lý.
Theo Dân Trí
Không thể bỏ điểm sàn
1. Sau khi vừa kết thúc kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, một loạt trường lên tiếng đòi Bộ GD&ĐT bỏ thi "ba chung", họ cho rằng chiếc áo 3 chung" đã quá "chật", không còn phù hợp, các trường đều muốn "cải tiến" theo hướng được tự tổ chức tuyển sinh. Trong đó "sốt sắng" nhất là các trường ngoài công lập, các trường "tốp dưới".
Hôm nay, khi hầu hết các trường đã công bố điểm thi (ngày 5/8 là hạn cuối theo quy định của Bộ GD&ĐT) sự "sốt sắng" này được lí giải phần nào, mặc dù chưa có điểm sàn của Bộ GD&ĐT nhưng trên website nhiều trường ngoài công lập đã công bố phương thức xét tuyển NV2, NV3 và những ưu đãi để hút thí sinh.
Thí sinh xem điểm thi - Nguồn: Internet
2. Từ những mùa tuyển sinh trước, việc tuyển đủ thí sinh luôn là bài toán khó giải đối với các trường "tốp dưới", nhất là các trường dân lập. Thậm chí, nhiều trường hết thời hạn tuyển sinh vẫn loay hoay không tuyển đủ chỉ tiêu. Không ít trường đã tự ý "xé rào" tuyển sinh "dưới chuẩn" hoặc tuyển vượt quá chỉ tiêu để "trừ hao" nên đã vi phạm qui chế, để rồi bị phê bình, thậm chí bị phạt hành chính.
Sự sốt sắng càng rõ hơn khi ngày 3/8, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã gửi kiến nghị đến Bộ GD&ĐT trong đó có nội dung bỏ điểm sàn hoặc xác định điểm sàn thấp. Trong bản kiến nghị, Hiệp hội đánh giá kết quả điểm của kỳ thi năm nay nói chung thấp hơn năm trước. Kết quả này có thể không gây khó cho các trường thuộc tốp trên, nhưng với các trường thuộc tốp giữa và tốp dưới, trong đó có các trường ĐH, CĐ ngoài công lập sẽ có nguy cơ không tuyển đủ chỉ tiêu, gây lãng phí cơ sở vật chất và năng lực đào tạo hiện có.
3. Thực tế, nguồn tuyển NV2 của các trường dân lập, "tốp dưới" sẽ là từ số thí sinh không trúng tuyển các trường "tốp đầu" và "tốp giữa". Nhưng với thực tế điểm thi năm nay, nhiều trường nhóm trường "tốp giữa" có thể phải xác định điểm chuẩn thấp hơn năm trước, xuống đến sát điểm sàn. Để có lượng thí sinh đầu vào đảm bảo, nhiều trường "tốp giữa" phải tận dụng bằng cách cho thí sinh chuyển đổi ngành học, để thí sinh theo học tại trường. Vì vậy, các trường "tốp dưới" sẽ rất khó khăn khi tuyển thí sinh theo NV2.
Tuy nhiên, không thể vì khó mà chấp nhận "thỏa hiệp". Sau khi kết thúc kỳ thi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, đề thi mang tính phân loại cao, điều này giúp phân loại thí sinh rõ ràng hơn, xác định đúng lực học thực chất, đánh giá chính xác năng lực của thí sinh, phổ điểm hợp lý hơn, không có quá nhiều điểm tuyệt đối. Như thế, thí sinh sẽ biết mình ở đâu, trong thang điểm chung. Như thủ khoa khối A ĐH Hà Hoa Tiên chỉ đạt 12,5 điểm, nếu chiểu theo điểm sàn khối A năm 2010 là 13 điểm thì thủ khoa này chưa đủ điểm để nộp đơn xét tuyển ĐH. Nếu hạ chuẩn điểm sàn, để trường tuyển đủ thí sinh theo nguyện vọng với 600 chỉ tiêu cả hệ ĐH và CĐ, thì có lẽ các "tân sinh viên" của ĐH này chỉ hơn chuẩn... xóa mù chữ!
Cần phải thấy, việc sử dụng điểm sàn chung giúp chúng ta xác lập mặt bằng "kiến thức, kỹ năng" tối thiểu của thí sinh có thể tiếp cận giáo dục ĐH, đồng thời giúp các trường xác định vị trí, mặt bằng "đầu vào" của mình trong hệ thống giáo dục, để từ đó có bước đi và giải pháp cần thiết.
Vì vậy, theo tôi không thể bỏ, hay hạ quá thấp điểm sàn.
Theo TT&VH
Hà Nội dẫn đầu số thí sinh trên 28 điểm Xếp theo tỉnh thành, Hà Nội dẫn đầu cả nước với 42 thí sinh trên 28 điểm, Nghệ An thứ 2 với 25 thí sinh. Theo trường thì khối ĐH Y dược đứng đầu cả nước với 183 thí sinh vượt ngưỡng điểm này. Thí sinh tham gia kỳ thi ĐH, CĐ 2011. Chiều 3/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có...