Đến với những hoàn cảnh khó khăn sau giờ học cuối tuần
Sau giờ học vào thứ 7 hàng tuần, học sinh các chi đoàn thuộc Đoàn trường THPT Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) lại đến với những cụ bà có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trên tinh thần mỗi chi đoàn kết nối với một địa chỉ đặc biệt, mô hình này đang lan tỏa những việc làm tử tế của các em học sinh, đây cũng là cách hướng các em đến những bài học ý nghĩa sau giờ lên lớp.
Đại diện Đoàn trường và các em học sinh Chi đoàn 11A7 thăm, tặng quà cho bà Huệ
Khác hẳn mọi khi, hôm nay căn nhà nhỏ của bà Lê Thị Huệ (phường Đông Thanh, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) rộn rã hơn hẳn. Bà Huệ là một trong những hoàn cảnh khó khăn, được Đoàn trường THPT Đông Hà kết nối để đến thăm hỏi, động viên vào mỗi dịp cuối tuần.
Căn nhà ấy thường ngày vắng vẻ, vì bà Huệ sống neo đơn, già yếu và thường xuyên đau ốm, nhưng thứ 7 hôm nay lại khác, đông vui, phấn khởi vì có những em học sinh của Chi đoàn 11A7, Trường THPT Đông Hà đến với bà.
Tiết sinh hoạt của Chi đoàn 11A7 hôm nay có thêm phần đặc biệt, khi các em học sinh có đề xuất với giáo viên chủ nhiệm, mong muốn được tự tay vào bếp nấu bữa cơm trưa ấm áp dành tặng cho bà Huệ. Đến với những hoàn cảnh khó khăn, ngoài những phần quà ủng hộ, các em còn góp sức trong việc dọn dẹp lại nhà cửa, chăm sóc vườn, giặt giũ chăn màn…
Bữa trưa hôm nay có món thịt kho, có canh cá… và đặc biệt là có những niềm vui mang đến ngôi nhà nhỏ của bà Huệ. Lâu lắm rồi bà mới có một bữa cơm trưa ấm áp như thế. Bữa trưa ấy do các em học sinh lớp 11A7 tự tay chuẩn bị, dưới sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm và đại diện Đoàn trường.
Mỗi người một việc, các bạn nam thì dọn dẹp lại khu bếp, quét nhà, nhổ cỏ…; một nhóm nữ tất bật chuẩn bị cơm trưa và cả những bạn ngồi trò chuyện với bà Huệ, hỏi thăm sức khỏe của bà. Mắc bệnh suy giảm về thị lực, tuy có thể không nhìn rõ các em, song chắc rằng, tiếng cười nói, tiếng hỏi thăm rộn rã cả căn nhà từ vườn đến khu bếp, bà Huệ hẳn là cảm nhận được những tình cảm mà các học sinh lớp 11A7 mang đến ngày hôm nay.
Không chỉ có Chi đoàn 11A7, mô hình này hiện đang được các lớp 11A10, 11A1 và nhiều chi đoàn khác đăng ký nhận chăm sóc các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiện nay, Đoàn trường đã kết nối, nhận chăm sóc, hỗ trợ 3 cụ bà sống ở thành phố Đông Hà gồm: Hoàng Thị Thỏn (phường Đông Giang), Lê Thị Huệ (phường Đông Thanh), Trương Thị Tuyết (phường Đông Lễ) và sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình đến nhiều chi đoàn khác.
Trao đổi với thầy Lê Anh Phong, Bí thư Đoàn trường THPT Đông Hà cho biết: “Đoàn trường đã phát động chương trình “Mỗi chi đoàn gắn liền với một việc làm tốt, một địa chỉ nhân đạo” và nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng cao.
Hoạt động nhận chăm sóc, hỗ trợ các cụ già có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của đoàn viên, thanh niên là một việc làm ý nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc, cũng là cách để giáo dục kỹ năng sống cho các em ngoài những giờ trên lớp”.
Đến với những hoàn cảnh khó khăn và những hoạt động xã hội ý nghĩa, Đoàn trường còn có sự tham gia từ Câu lạc bộ (CLB) Kỹ năng, góp sức trong các hoạt động gây quỹ thiện nguyện, hỗ trợ thăm hỏi, tặng quà. Trải qua 5 năm hoạt động từ khi thành lập, CLB không chỉ là sân chơi bổ ích, mới mẻ, năng động, mà còn là lực lượng nòng cốt trong phong trào Đoàn, trong các hoạt động ngoại khóa, thiện nguyện của nhà trường.
Em Trần Thùy Dung (học sinh lớp 12A1, Phó Chủ nhiệm CLB) cho biết: “Không chỉ trong các hoạt động thiện nguyện đến với những hoàn cảnh khó khăn, CLB với những thành viên phần đông đang học lớp 10 và 11 đã thực hiện nhiều chuyến đi tặng sách ở vùng cao, tặng áo trắng và nhiều hoạt động ý nghĩa khác nữa. Chúng em hy vọng rằng Đoàn trường, CLB và các bạn thành viên sẽ tiếp tục là cầu nối, lan tỏa những việc làm tử tế đến với cộng đồng”.
Tiếp tục nhân rộng mô hình, nhằm mục đích giúp đỡ, sẻ chia với những địa chỉ khó khăn: “Trong thời gian tới đây, Đoàn trường sẽ tiếp tục kết nối, lan tỏa hoạt động ý nghĩa này đến tất cả các chi đoàn trong nhà trường, cũng là cách để định hướng cho các em đến những việc làm tử tế” – thầy Lê Anh Phong nhấn mạnh.
Video đang HOT
Nguyễn Hoàng
Theo GDTĐ
Người phụ nữ tuyệt vọng rao bán thận kiếm tiền chữa bệnh ung thư máu cho con gái 10 tuổi
Không đành nhìn con gái mắc bệnh ung thư phó mặc số phận, chị Thủy muốn bán thận để kiếm tiền chạy chữa cho con. Người mẹ chỉ hi vọng con sẽ bớt gánh chịu đau đớn để được sống những tháng ngày bình yên còn lại.
Trẻ thơ bất hạnh
Mặc cho ánh nắng len qua vách gỗ thô chiếu rọi vào nhà, bé Nguyễn Thị Hoài Anh (10 tuổi, ngụ xóm 13, xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) vẫn nằm lả trên chiếc chỏng. Vừa trải qua lần điều trị hóa chất trở về, sức khỏe của em yếu dần, da trắng bệch, bủng beo, mái tóc chỉ còn lưa thưa mấy cọng. Khuôn mặt đứa trẻ lúc nào cũng mệt mỏi, nhăn nhó vì những cơn đau liên tiếp dày vò.
Mới 10 tuổi Hoài Anh đã gánh chịu bất hạnh khi mắc phải căn bệnh ung thư máu.
"Bạn bè của em giờ này đang học trên lớp cả. Chỉ mình em bệnh tật nên phải ở nhà như thế này thôi. Em nhớ trường, nhớ thầy cô và các bạn lắm. Ước gì em được khỏe mạnh như trước để được đi học trở lại", Hoài Anh mệt mỏi tâm sự.
Hoài Anh tiều tụy sau mỗi lần xuất viện về nhà.
Hướng đôi mắt nhòe lệ nhìn người mẹ lam lũ đang đứngphía sau bếp, Hoài Anh buồn buồn "Em sợ nhất mỗi lần nằm viện. Không phải sợ bị tiêm đau mà sợ nhìn thấy mẹ khóc, sợ mẹ đói.
Mỗi lần nằm viện mẹ chỉ mua một hộp cơm. Đợi em ăn xong, còn bao nhiêu thì mẹ ăn. Hôm nào may mắn có cơm từ thiện thì mẹ không bị đói. Em biết mẹ không có tiền. Em thương mẹ lắm nhưng không biết làm thế nào. Nếu như em không mắc bệnh chắc mẹ sẽ không khổ như thế này", Hoài Anh nức nở.
Mái đầu em trọc lóc sau những lần điều trị hóa chất.
Năm ngoái, Hoài Anh thường xuyên than đau nhức vai trái. Ngực nổi một hạch to bằng mắt cá chân kèm theo biểu hiện mệt mỏi, chán ăn. Người mẹ đưa em đi thăm khám thì ngã quỵ khi cầm kết luận con gái mình bị ung thư máu.
Bữa cơm đạm bạc, chỉ có lạc chưng nước mắm nhưng em cũng phải cố gắng ăn.
Kể từ ngày phát bệnh, Hoài Anh phải nghỉ học, thay vào đó là những tháng ngày cùng cha mẹ rong đuổi khắp bệnh viện để giành giật sự sống.
"Lần đầu bị tiêm đau, em sợ lắm. Lần thứ 2 rồi lần thứ 5 bị tiêm em vẫn sợ. Nhưng bây giờ em không còn sợ tiêm nữa. Em chỉ sợ ngủ quên, không còn tỉnh dậy để gặp mẹ và trở về nhà nữa.", Hoài Anh nói trong tiếng nấc nghẹn.
Người mẹ rao bán thận kiếm tiền chữa bệnh cho con
Bữa cơm trưa đạm bạc của Hoài Anh chỉ là bát cơm trắng cùng vài chục hạt lạc được rang qua với nước mắm nhưng em vẫn cố gắng ăn một cách ngon lành. Dù ốm đau nhưng em ít khi được uống sữa. Hôm nào có người đến thăm, cho hộp sữa, em chỉ uống nửa hộp, còn một nửa để dành cho đứa em 4 tuổi.
Hoài Anh ước sớm khỏe mạnh để được tiếp tục đi học.
Kinh tế gia đình phụ thuộc vào một sào ruộng cùng những ngày công bấp bênh từ nghề phụ hồ của anh Nguyễn Trọng Trí (35 tuổi, bố của Hoài Anh). Từ ngày con nằm viện, những tài sản trong nhà có chút giá trị như chiếc xe máy, bộ bàn ghế cũ, nồi cơm điện... cũng lần lượt đội nón ra đi. Căn nhà xuống cấp trầm trọng của gia đình đang ở cũng đã thế chấp ngân hàng để lấy tiền chạy chữa.
Gia đình Hoài Anh thuộc hộ khó khăn triền miên của xã.
"Nhà tôi nghèo khó, chẳng có gì ngoài hai đứa con. Vậy mà ông trời không thương, bắt con tôi phải gánh chịu bất hạnh như thế này. Giờ tôi biết làm gì để cứu con đây?", chị Nguyễn Thị Thủy (33 tuổi, mẹ Hoài Anh) chia sẻ trong nước mắt.
Căn nhà xuống cấp trầm trọng, chưa một lần sửa sang cũng đã thế chấp ngân hàng để vay tiền chữa bệnh cho con.
Mỗi tháng, Hoài Anh phải nhập viện điều trị hóa chất từ 10 đến 20 ngày tùy theo thể trạng cơ thể. Suốt hơn một năm ôm con nằm viện, gia đình lâm cảnh khó khăn, vợ chồng chị Thủy lo sợ con sẽ xuất viện giữa chừng vì không biết trông chờ vào ai để tiếp tục vay mượn.
Không chấp nhận để con đầu hàng số phận, chị Thủy xin bán thận để cứu con.
Vừa rồi, nghe phong phanh việc bán thận sẽ có một số tiền lớn, chị Thủy nảy sinh ý định bán thận để lấy tiền chữa bệnh cho con. Với người mẹ bất hạnh này, đây là việc duy nhất chị có thể làm để cứu con.
Sự sống của Hoài Anh đang cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người.
"Có ai mua thận giúp tôi với? Tôi cần bán thận để lấy tiền cứu con. Con tôi cần sự sống. Đời con còn rất dài, tôi không đành nhắm mắt để con chết mòn vì bệnh tật như thế này được.Cầu xin ông trời cho con tôi một cơ hội sống", người mẹ cầu cứu trong tiếng nấc nghẹn.
Thấy mẹ khóc, Hoài Anh chỉ biết ôm lấy mẹ rồi khóc theo.
Gia đình nghèo khó khiến bé Hoài Anh dường như không còn cơ hội để tiếp tục điều trị, duy trì sự sống. Em đang rất cần sự chung tay giúp đỡ của mọi người.
Độc giả hảo tâm giúp đỡ bé Hoài Anh xin vui lòng gửi về địa chỉ: Chị Nguyễn Thị Thủy (mẹ của Hoài Anh), xóm 13, xã Ngọc Sơn, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Hoặc STK: 3600205413210, ngân hàng Agribank, chi nhánh Nghệ An. Chủ TK: Nguyễn Thị Thủy. ĐT: 0366741101.
Trân trọng cảm ơn!
Theo Helino
Nỗi đau tột cùng của bé trai 2 lần tái phát ung thư phải khoét xương hàm Trải qua liên tiếp 3 ca phẫu thuật, cháu Giang đã bị khoét hẳn một góc xương hàm đến mức gần như chẳng thể ăn uống được gì. 3 năm, 2 lần tái phát ung thư Phải cố gắng suốt hơn 1 tiếng đồng hồ, chị Dương Thị Hồng (31 tuổi, địa chỉ: thôn Đình Cẩu, xã Nghĩa Hoà, huyện Lạng Giang, Bắc...