Đến với đấu trường Voi Ré Hổ Quyền độc nhất trời Nam
Ở kinh thành Huế gần 200 năm qua có tồn tại một đấu trường được ví là “Colosseum phiên bản Việt”. Đấu trường mang tên Hổ Quyền – Voi Ré.
Cách thành phố Huế chừng 5km về phía Tây, cụm di tích Hổ Quyền – điện Voi Ré là một trong những quần thể kiến trúc văn hóa độc đáo.
Đấu trường Hổ Quyền
Theo sử cũ còn ghi, từ thời vua chúa Nguyễn vào Nam khai hoang, lập ấp đã cho tổ chức những trận đấu “vô tiền khoáng hậu” giữa hai loài vật được xem là “ vua núi rừng”: Voi và Hổ.
Nhiều tài liệu ghi chép rằng, vào năm 1892, tại cồn Dã Viên (Huế) vua Minh Mạng cho tổ chức những trận tử chiến giữa voi và hổ. Nhận thấy những trận đấu được tổ chức tại cồn Dã Viên không an toàn, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (sau một lần nhà vua suýt bị một con hổ tấn công trong lúc đang giao chiến với voi). Vào năm 1830, vua Minh Mạng đã quyết định lựa chọn thôn Trường Đá, phường Thủy Biều (thuộc thành phố Huế ngày nay) để xây dựng một đấu trường kiên cố dành cho những trận tử chiến giữa voi và hổ. Nhà vua cùng các quần thần, dân chúng sẽ đứng ở phía trên cao để thưởng lãm. Đấu trường có tên gọi Hổ Quyền.
Có thể nói đấu trường Hổ Quyền hay còn được gọi “đấu trường La Mã phiên bản Việt” bởi hai công trình này được xây dựng có nhiều điểm tương đồng. Hổ Quyền được xây dựng có cấu trúc hình vành khăn gồm vòng thành trong và vòng thành ngoài. Vòng thành trong cao 5,8m, vòng thành ngoài cao 4,75m, dày trung bình 4,5m. Thành ngoài nghiêng tạo kiểu chân đế, chu vi tường ngoài là 140m, đường kính lòng chảo là 44m.
Nơi vua ngự lãm quay mặt về hướng Đông Nam và được xây dựng cao hơn so với các vị trí xung quanh. Đối diện khán đài chính là 5 chuồng nhốt hổ. Tại thành ngoài có một cửa cao 8 thước 7 tấc, rộng 4 thước 5 tấc có hai cánh cửa bằng gỗ, đế làm bằng phiến đá thanh, trên cửa có ghi chữ “Hổ Quyền”. Đây cũng chính là cổng để dẫn voi vào đấu trường.
Tuy nhiên, phần thắng trong những trận đấu luôn dành về phía voi. Trước mỗi trận đấu, người ta thường bỏ đói hổ vài ngày, không cho chúng ăn uống, bẻ 2 răng nanh và cắt móng vuốt. Ngược lại voi lại được chăm sóc một cách kỹ càng. Tuy nhiên, theo quan niệm của nhà Nguyễn, voi là đại diện cho cái thiện, cho lẽ phải cho sức mạnh của nhà vua còn hổ là đại diện cho cái ác, vì vậy mà thiện luôn phải thắng ác.
Điện Voi Ré
Video đang HOT
Điện Voi Ré được xây dựng trên một khu đất rộng, diện tích chừng 2.000m2, nằm về phía Đông Nam đồi Thọ Cương.
Tương truyền rằng, dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, trong một trận giao tranh với quân đội Đàng Ngoài, một dũng tướng của Đàng Trong hy sinh trong trận đấu. Đau buồn trước cái chết của chủ, con voi của vị dũng tướng đã chạy trên một quãng đường dài hàng trăm dặm từ chiến địa về tận thủ phủ Phú Xuân, đến địa điểm phía đông của đồi Thọ Cương, nó đã rống lên một tiếng vang trời như phẫn uất, đầy đau thương rồi phủ phục xuống và trút hơi thở cuối cùng. Cảm động trước sự trung thành của một con vật có nghĩa, người dân đã làm lễ an táng và xây mộ cho voi.
Sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho xây dựng bên cạnh mộ con voi một ngôi điện thờ với tên gọi là Long Châu Miếu để thờ các vị thần bảo vệ và miếu thờ bốn con voi dũng cảm nhất trong các trận chiến của triều Nguyễn: Đô Đốc Hùng Tượng Ré, Đô Đốc Hùng Tượng Bích, Đô Đốc Hùng Tượng Nhĩ, Đô Đốc Hùng Tượng Bôn. Từ đó đến nay, người dân nơi đây quen gọi ngôi miếu này là điện Voi Ré. Sau khi điện Voi Ré xây xong, hàng năm nhà Nguyễn đều tổ chức tế lễ hai lần vào mùa thu và mùa xuân.
Ngày xưa, trước mỗi trận đấu giữa voi và hổ tổ chức tại Hổ Quyền, các quản tượng thường đưa voi đến uống nước ở hồ Điện (phía trước miếu Long Châu). Đây là một hành động mang tính lễ nghi và tâm linh, bởi người xưa cho rằng làm như vậy khiến những con voi sẽ tăng thêm dũng khí và sự may mắn sẽ đến với chúng trong trận quyết đấu.
Dù không có kiến trúc nổi trội như văn thánh, chùa thiên Mụ,… nhưng điện Voi Ré lại mang ý nghĩa đặc biệt bởi đây là nơi suy tôn lòng trung thành của những con voi chiến triều Nguyễn.
Hiện nay, cụm di tích đấu trường Hổ Quyền và điện Voi Ré đang trong quá trình tu sửa, trùng tu để phục vụ cho nhu cầu thăm quan của các du khách.
Theo dulich.petrotimes.vn
Di dời khu ổ chuột treo trên di sản thế giới: Chủ tịch Thừa Thiên - Huế báo cáo gì trước Quốc hội?
Trước Quốc hội, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có những phát biểu liên quan đến việc di dời khu ô chuột treo trên di sản thế giới.
Liên quan đến khu ổ chuột treo trên di sản văn hoá thế giới ở Huế, trong phần thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ở kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, chiều ngày 26/10, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, quần thể Di tích Cố đô Huế hiện đang phải đương đầu với những tác động của thời gian, khí hậu và đặc biệt là những tác động phát sinh hằng ngày từ hoạt động của dân cư đang sinh sống tại Khu vực I Kinh thành Huế.
Ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu tại kỳ họp 6 Quốc hội khoá XIV về việc di dời khu dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế. (Ảnh: FB Di sản Huế)
Người đứng đầu chính quyền tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, quá trình lịch sử do di dân trong giai đoạn chiến tranh 1945 - 1975, di dân từ vùng nông thôn vào thành thị và gia tăng dân số tự nhiên đã hình thành khu dân cư sinh sống trên di tích Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ thành hào và các công trình di tích thuộc Khu vực I Kinh thành Huế.
Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế lo lắng khi hầu hết các hộ dân sống "treo" trên Kinh thành Huế không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất ở không hợp pháp, không được xây dựng, sửa chữa lớn, nhiều hộ phải làm nhà trên mặt nước tại các hồ, hào.
Các hộ dân sống ở đây chủ yếu là lao động phổ thông nên đời sống khó khăn, đa phần là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhiều thế hệ phải chung sống trong những căn nhà tạm bợ, chật hẹp với điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe, cảnh quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng đến di sản văn hóa.
Ông Phan Ngọc Thọ cho biết, trong những năm qua, được sự hỗ trợ của trung ương và kinh phí của địa phương, dân cư trong khu vực này dần dần được di dời, trả lại mặt bằng cho di tích. Giai đoạn 1996 - 2018 đã di dời được 1.050 hộ dân. Hiện nay tại Khu vực I các di tích Kinh thành Huế còn khoảng 4.200 hộ sinh sống.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, di dời khu dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế là cuộc di dân lịch sử và chưa bao giờ công tác giải phóng mặt bằng lại có được thời điểm thuận lợi như hiện nay.
Chủ tịch UBND tỉnh thừa Thiên - Huế cho rằng, nếu nói cuộc sống của hàng nghìn người sống "treo" trên Kinh thành Huế tạo ra áp lực lớn đến tiến độ bảo tồn, tôn tạo Kinh thành Huế thì cũng phải thấy rằng chính người dân nơi đây đang phải sống vô cùng chật vật, khó khăn khi gắn cuộc đời với một công trình di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia.
"Mong ước của nhiều thế hệ ở đây là ổn định cuộc sống nhưng nhiều năm qua vẫn chưa thực hiện được. Qua các lần tiếp xúc với chính quyền các cấp, bà con cử tri nhiều lần bộc bạch mong muốn sớm được di dời nhằm ổn định lâu dài, an cư lạc nghiệp, trả lại đất cho di tích tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế nên chưa thực hiện được", ông Phan Ngọc Thọ phát biểu trước Quốc hội.
Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thấu hiểu nguyện vọng người dân, lo lắng của chính quyền địa phương, Thủ tướng đã có chủ trương cho tỉnh xây dựng cơ chế đặc thù di dời, hỗ trợ tái định cư đối với các hộ dân đang sinh sống tại Khu vực I Kinh thành và giao cho Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ kinh phí cho địa phương thực hiện. Đến nay, UBND tỉnh đã xây dựng cơ chế, đề án trình Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng.
Theo ông Phan Ngọc Thọ, đối với Thừa Thiên Huế, di dời khu dân cư khu vực 1 Kinh thành Huế là cuộc di dân có tính lịch sử và chưa bao giờ công tác giải phóng mặt bằng lại thuận lợi như hiện nay đó là xuất phát từ nguyện vọng, sự đồng thuận cao của các hộ dân thuộc đối tượng di dời, sự chỉ đạo tâm huyết của Thủ tướng và các bộ, ngành, sự quan tâm của các cơ quan Quốc hội, sự sẵn sàng với trách nhiệm cao của các cấp chính quyền.
Người đứng đầu UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, việc di dân đã chín muồi, cử tri đang mong đợi quyết sách của Quốc hội, của Chính phủ về cơ chế, chính sách để có nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện chủ trương mang tính lịch sử này.
Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông qua được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thực hiện trong năm 2019 đến 2021 triển khai di dời các hộ dân trong phạm vi di tích Kinh thành Huế gồm: Tường thành, các eo bầu, hộ thành hào... với hơn 2.930 hộ.
Giai đoạn 2: Từ năm 2022 đến 2025 di dời hơn 1.200 hộ dân ở các khu vực còn lại. Tổng kinh phí di dời, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế khoảng 2.735 tỷ đồng.
Ngoài ra, phần hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ di dời, giải phóng mặt bằng với quy mô 105 ha, tổng mức đầu tư 1.362 tỷ đồng.
Đề án này thực hiện theo nội dung Thông báo số 26/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên - Huế về đề xuất cơ chế đặc thù về di dời, hỗ trợ tái định cư các hộ dân trong khu vực I di tích Huế.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất cơ chế hỗ trợ vốn triển khai để Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ kinh phí phù hợp.
Hiện UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đang tuyên truyền để người dân hiểu và đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện đề án nói trên.
NGUYỄN VƯƠNG
Theo VTC
Nơi chụp ảnh đẹp khi đến Huế Cố đô Huế với tình yêu dịu ngọt khiến cho những kẻ mộng mơ cũng lạc bước ở 8 điểm dừng chân đẹp nao lòng. Phá Tam Giang Có thể nói phá Tam Giang chính là địa điểm đẹp để chụp ảnh hoàng hôn, với cảnh hoạt động của ngư dân trên phá kèm theo màu trời đỏ rực. Phá Tam Giang Đại...