Đến với bài thơ hay ‘Yêu và không yêu’
Bài thơ ‘ Yêu và không yêu’ chảy trong mạch nguồn của thi ca truyền thống viết về đề tài tình yêu.
Ảnh minh họa.
Lời bình của Nguyễn Văn Luyện
Yêu thì giận cũng là thương
Không yêu hàng xóm mà đường hóa xa
Yêu thì lều cũng là nhà
Không yêu cung điện cũng là như không
Yêu thì đá nhẹ như bông
Video đang HOT
Không yêu bông nặng như chồng núi cao
Yêu thì biển nhỏ như ao
Không yêu ao rộng khác nào đại dương
Yêu thì làm chuyện phi thường
Không yêu nằm khểnh trên giường cũng chê…
Đặng Vương Hưng
Thơ hay như một thứ “bùa mê”. Với tôi, đọc thơ lục bát của Đặng Vương Hưng mỗi ngày ban đầu là sự tình cờ, dần dà trở thành thói quen, sau đích thực là nhã thú, hôm nào không được đọc sẽ cảm thấy thiêu thiếu.
Bài thơ “Yêu và không yêu” chảy trong mạch nguồn của thi ca truyền thống viết về đề tài tình yêu. Có điều, cách diễn đạt của thi sĩ rất ấn tượng, độc đáo, buộc người ta phải ngẫm ngợi nghĩ suy về quy luật muôn đời của việc yêu và không yêu.
Tinh ý, người đọc sẽ nhận thấy, câu lục thi sĩ nói đến những giá trị tuyệt vời mà yêu mang lại. Yêu có sức mạnh chuyển hóa vi diệu, biến cái không thể thành có thể, cái khó thực hiện bỗng trở nên dễ dàng, cái bất thường thành bình thường đáng yêu.
Này nhé, yêu thì “giận là thương”, thậm chí “giận thì giận mà thương cũng thật nhiều”, ranh giới thương giận nhiều khi xóa nhòa. Đang giận dỗi ngút trời, lời dịu ngọt, ánh mắt mến thương lại hiền như cô Tấm. Rồi nữa, “yêu thì lều là nhà; đá nhẹ như bông; biển nhỏ như ao”.
Cuộc sống nghèo khó, vất vả, không gian biển khơi cách trở ngàn trùng, tất cả đều không sao hết nếu yêu và được yêu. Quả thật, yêu tạo nên cho người ta sức mạnh tuyệt đối, nhiều “chuyện phi thường” chỉ yêu mới dám chứ bình thường có gan to như gan trời cũng đành chịu, bó tay.
Nghệ thuật đối lập được nhà thơ sử dụng rất tinh tế, quen mà độc lạ góp phần làm nổi bất ý thơ: Giận – thương, lều – nhà, đá – bông, biển – ao.
Yêu thì tuyệt thế, không yêu thì đủ thứ tréo ngoe: Hàng xóm hóa xa; cung điện như không; bông nặng như núi; ao là đại dương; và thú nhất là “nằm khểnh trên giường cũng chê”.
Thì ra, mọi sự đều tuân theo quy luật của tình cảm, rõ là “trăm cái lí không bằng tí cái tình”. Không yêu thì tất thảy đều trở nên vô nghĩa, khoảng cách gần mà xa, hẹp thành rộng, vật chất cao sang còn quan trọng gì đâu.
Chả trách, mấy mươi năm về trước thi sĩ Nguyễn Bính cảm thấy “ba gian đầy cả ba gian nắng chiều” từ thời khắc “cô đi lấy chồng”. Mong ước “Qua nhà” đành trở nên vô nghĩa.
Bài thơ gồm năm cặp lục bát, tác giả đều mở đầu bằng cấu trúc: Yêu thì… và không yêu… Cách viết như kiểu locgic toán học. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu; hình ảnh thơ gần gũi đời thường; giọng điệu pha chút vui đùa hóm hỉnh, vừa đọc thơ người ta vừa tủm tỉm cười thích thú.
Nói chuyện “Yêu và không yêu”, nhà thơ nhắn gửi bài học ý nhị, sâu sắc. Yêu tuyệt lắm, không yêu mọi thứ hư không. Thế nên, dại gì mà không yêu, không đắm say. Sống những mong sẽ yêu và được yêu, hà cớ gì người ta cứ phải khép cửa trái tim rồi một mai ngậm ngùi nuối tiếc.
Trong lễ cưới, bố nuôi của tôi nói một câu khiến cả hội trường xôn xao
Bố nuôi cầm tay tôi đặt lên tay chú rể rồi ngậm ngùi nói một câu.
Tôi biết mình là con nuôi của bố vào năm học lớp 1. Hồi đó bạn bè đều trêu chọc tôi là "con hoang". Tôi khóc lóc về kể lại cho bố. Bố bồng tôi lên, bảo tôi là con gái ruột của bố, bảo tôi đừng tin lời ai cả. Nhưng rồi sau đó, bà nội đã kể cho tôi nghe chuyện bố nhặt tôi ở trước cổng bệnh viện (bố là bác sĩ).
Bố tôi cũng từng tìm hiểu vài người phụ nữ nhưng không đến với ai cả. Trong một lần nghe bố và nội cãi nhau, tôi mới biết lý do là vì mình. Bố không muốn tôi chịu thiệt thòi hay bị đối xử ghẻ lạnh.
Vì mâu thuẫn với nội, bố mua nhà riêng. Hai bố con nương tựa vào nhau mà sống. Nhìn bố ngày càng già đi, tóc cũng bạc dần mà tôi xót lòng.
Hôm qua là ngày cưới của tôi. Trong lễ cưới, bố nuôi đặt tay tôi lên tay chú rể. Ông ngậm ngùi nói: "Dù không phải máu mủ ruột thịt nhưng con bé là viên ngọc trân quý nhất của bố. Bố giao bảo bối của bố cho con. Con phải yêu thương, nâng niu, bảo vệ con bé cả đời thay bố nhé".
Bố tôi nói mà hai mắt đỏ hoe. Tôi ôm lấy bố, bật khóc nghẹn ngào. Dù không sinh ra tôi nhưng bố đã hi sinh hạnh phúc cả đời vì tôi. Công dưỡng của bố còn lớn hơn cả công sinh. Nếu không có bố, sẽ chẳng có tôi như bây giờ. Quan khách dưới hội trường nghe bố nói xong thì xôn xao, sau đó tiếng vỗ tay rần rần lên.
Đêm tân hôn, chồng hỏi tôi có muốn 2 vợ chồng dọn về sống với bố không? Anh sẽ tôn trọng quyết định của tôi. Nhưng anh cũng là con trai độc đinh, nếu vợ chồng tôi về sống với bố thì bố mẹ chồng sẽ do ai chăm sóc? Tôi không muốn chồng thành người con bất hiếu. Nhưng tôi càng không muốn để bố đơn độc một mình lúc tuổi già. Tôi phải làm sao đây?
(ngochuong...@gmail.com)
Mượn cớ đến chăm con để "cưa lại" vợ cũ nhưng nghe đứa trẻ hồn nhiên kể chuyện, chồng ngượng mặt quay về "Sau khi bỏ vợ, tôi cũng có vài mối quan hệ tình cảm nhưng không đi được tới đâu. Trong khi đó, thi thoảng trên trang cá nhân, vợ cũ chia sẻ ảnh, thấy em càng ngày càng trẻ đẹp hơn khiến tôi bắt đầu thấy tiếc...", Tuấn chia sẻ lại. Hạnh phúc để tuột mất rồi mới biết tiếc song không phải...