Đến từng nhà, rà từng bản đón học sinh tới trường
Đang trong năm học 2019-2020, nhưng tại huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đã có nhiều học sinh bỏ học, hoặc đi học “giã gạo”. Điển hình như Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Nguyễn Văn Trỗi ở xã A Tiêng.
Cô giáo Hồ Thị Tâm, Hiệu trưởng, cho biết, mặc dù trường nằm ở trung tâm huyện, có đủ điều kiện thuận lợi về ăn ở, học tập, song từ đầu năm học đến nay, đã có đến 19 học sinh chưa ra lớp, hoặc đi học “giã gạo”, bữa đi, bữa không, hoặc đi một vài buổi học rồi nghỉ. Các em học sinh này chủ yếu ở các xã Dang, Lăng và Nông.
Theo cô Tâm, năm học này, trường sáp nhập toàn bộ học sinh THCS từ Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS & Tiểu học xã Dang nên có tổng 408 em học sinh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, như các em nghỉ học nhiều nên kết quả học tập của các em còn yếu, lưu ban, chán nản; hoặc thấy các anh chị lớn ra trường không có việc làm nên đã nghỉ học để đi làm, kiếm tiền.
Các thầy cô giáo Trường THPT Tây Giang nỗ lực đưa học sinh đến lớp.
Cũng có nguyên nhân chủ quan từ gia đình, như gia đình còn khó khăn, bố mẹ chưa quan tâm được nhiều do họ còn phải lo cái ăn, cái mặc, con cái đôi lúc cũng tự do trong quá trình đi lại, trong việc học… “Nhà trường phân công các giáo viên kết hợp với chính quyền địa phương đến tận nhà các em để vận động các em ra lớp, nhưng công tác vận động gặp nhiều khó khăn do giáo viên vừa dạy trên lớp vừa tranh thủ thời gian đi vận động; người dân bản địa làm rẫy nên các em theo cha mẹ lên rẫy… Giáo viên nhà trường, các xã, thôn vẫn đang quyết liệt vận động với nhiều hình thức khác nhau để có kết quả.”, cô Tâm nói.
Video đang HOT
Tại Trường THPT Tây Giang, từ đầu năm học đến nay đã có 36 trường hợp học sinh chưa ra lớp. Phần lớn các em này có nhà ở các xã A Vương, Bha Lêê, Lăng. Thầy Đinh Văn Tư, Hiệu trưởng, cũng cho hay, nhà trường đã phối hợp cùng các thôn đến tận nhà học sinh vận động nhưng không đạt kết quả. Ngay cả cha mẹ học sinh cũng không mặn mà với việc cho con em đi học, vì cho rằng học nhiều, tốn tiền của mà ra trường thất nghiệp, không xin được việc làm.
Qua trao đổi, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Phó Phòng GD-ĐT huyện Tây Giang xác nhận, trong năm học 2019 – 2020, trên địa bàn huyện có 84 học sinh trung học bỏ học, học “giã gạo”, trong đó bậc THPT 54 học sinh, THCS 30 học sinh. Trước sự việc trên, ngành Giáo dục và các cấp, ngành, mặt trận, đoàn thể từ huyện đến xã, thôn vẫn đang tích cực vận động học sinh ra lớp; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý, chăm sóc con cái, nhất là quan tâm đến việc học của con em mình.
Đồng thời phối hợp với hội, đoàn tổ chức nhiều phong trào, hoạt động tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện cho các em học sinh trên địa bàn.
Hà Vy
Theo cand
Hiệu quả mô hình trường PTDTBT ở Tuần Giáo
Không chỉ nâng cao tỷ lệ học sinh chuyên cần mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.
Trong chuyến công tác chúng có dịp đến thăm trường PTDTBT THCS Phình Sáng - nơi gửi gắm con em của đồng bào dân tộc trong xã đi tìm con chữ. Tạo lạc trên quả đồi và được bao bọc bởi những núi đá vôi cao sừng sững, trường PTDTBT THCS Phình Sáng mới được đầu tư cơ sở vật khá khang trang, đáp ứng cơ bản nhu cầu dạy và học ở xã nghèo .
Trao đổi với thầy giáo Quyền Chí Công - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Với điều kiện của xã vùng sâu, vùng xa, địa hình rộng, nhiều bản nằm cách trường tới hơn 15km, đường xá đi lại hết sức khó khăn, vì vậy, rất nhiều em học sinh không thể đi về trong ngày mà phải ở lại tại trường. Nếu trước kia không có mô hình trường PTDTBT việc huy động học sinh ra lớp gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, vào những thời điểm như: nghỉ Tết hay mùa làm nương người dân thường không cho con em đến trường. Tuy nhiên, từ khi thực hiện mô hình trường PTDTBT đã tạo điều kiện cho đội ngũ thầy cô giáo trong việc huy động học sinh ra lớp.
Thực hiện mô hình trường PTDTBT đã trở thành nguồn động lực quan trọng giúp cho các em học sinh dân tộc thiểu số có nhiều cơ hội đến trường, đến lớp. Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng đã giảm đáng kể; tỷ lệ học sinh chuyên cần của nhà trường luôn đạt trên 98%. Đây là điều kiện quan trọng để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục". Thầy giáo Quyền Chí Công chia sẻ.
Trường PTDTBT THCS Phình Sáng hiện có 333 học sinh được hưởng chế độ bán trú theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP
Tuần Giáo là huyện vùng cao, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống phân tán đó là những yếu tố đã ảnh hưởng lớn đến việc huy động học sinh ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục. Chính vì vậy, khi mô hình trường PTDTBT ra đời đã đã tạo điều kiện cho các em học sinh ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăn đến trường, đến lớp.
Cô giáo Lê Thị Hồng - Trưởng phòng GD & ĐT huyện cho biết: "Theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn thì học sinh thuộc đối tượng hưởng chính sách theo quy định được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà và gạo với mức hỗ trợ: Hỗ trợ tiền ăn mỗi học sinh được hỗ trợ mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; hỗ trợ tiền nhà ở thì đối với học sinh phải tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh; ngoài ra các em còn được được hỗ trợ mỗi tháng 15kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh".
Các em hoc sinh ở bán trú được nhà trường nấu ăn đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong năm học 2019 -2020 huyên Tuần Giáo có 40 trường, trong đó có 9 trường thuộc mô hình PTDTBT, với gần 3573 học sinh được hưởng chế độ bán trú theo Nghị Định 116/2016/NĐ-CP Thủ Tướng Chính Phủ. Để quản lý tốt mô hình trường PTDTBT phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo cho các trường thành lập Ban quản sinh, phân công cho các giáo viên đứng lớp kiêm nhiệm và xây dựng lịch sinh hoạt, học tập hàng ngày cho học sinh; tổ chức quản lý giờ giấc, hướng dẫn các em thói quen vệ sinh cá nhân và nề nếp trong sinh hoạ hàng ngày.... Bên cạnh đó, để đảm bảo dinh dưỡng cũng như khẩu phần ăn cho các em học sinh nhà trường xây dựng thực đơn ăn cho từng ngày, từng tuần và từng tháng, phù hợp theo từng mùa. Đồng thời, nghiêm yết số lượng thực phẩm và giá cả của từng loại thực phẩm trên bảng thông tin để các em học sinh, phụ huynh nắm bắt theo rõi. Các em học sinh bán trú được ăn đầy đủ 3 bữa, sáng, trưa và tối.
Các em học sinh bán trú được bố trí ở trong những căn nhà kiên cố tạo môi trường tốt nhất để học tập
"Từ thực tế cho thấy, học sinh ở các trường PTDTBT được ăn ở, sinh hoạt tập trung như môi trường quân đội, thậm chí có những em điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn khi ở nhà. Đó chính là hiệu quả thiết thực nhất mà mô hình trường PTDTBT đem lại. Bên cạnh, việc tổ chức nấu ăn một số trường còn quan tâm tới việc tăng gia sản xuất, rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động nội vụ, tập thể. Mô hình đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của huyện vùng cao Tuần Giáo". Lê Thị Hồng - Trưởng phòng GD&ĐT nói .
Theo thoidai
Làm hồ sơ khống cho học sinh bỏ học được lên lớp, hiệu trưởng ở An Giang bị kỷ luật Một học sinh bỏ học giữa chừng nhưng được hiệu trưởng, hiệu phó và giáo viên chủ nhiệm làm hồ sơ khống để xét hoàn thành chương trình tiểu học. Ảnh minh họa Ngày 23/9, ông Nguyễn Thời Đại - Trưởng phòng Nội vụ huyện Phú Tân, An Giang xác nhận, UBND huyện vừa thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Lâm Sơn...