Đến thời của nhật ký kỹ thuật số
Ký ức của con người có giới hạn nhất định, nhưng với sự phát triển của công nghệ, bạn có thể lưu giữ từng khoảnh khắc của đời mình trong một nhật ký kỹ thuật số. Ít ra đó sẽ là một trong những xu hướng của năm 2014.
Chính các ứng dụng trên điện thoại sẽ giúp bạn có một nhật ký kỹ thuật số, có thể lưu giữ mọi hình ảnh và trạng thái của từng khoảnh khắc trong đời: Memoir, DayOne, Narrative, Memolane, HeyDay… Những sản phẩm này có thể thay thế trí nhớ của con người bằng một hệ thống lưu trữ thông tin và hình ảnh hết sức chi tiết, giúp người dùng ghi nhận lại những điều đã xảy ra.
Ở thời đại mà hầu hết các loại điện thoại di động đều có tính năng chụp ảnh, người dùng có thể chụp lại mọi chi tiết trong đời sống, từ bữa ăn sáng đến khung cảnh, thời tiết, những người mới quen, và lưu lại trong ứng dụng, cùng với ghi chú về suy nghĩ, cảm xúc, những ý tưởng trong đầu. Điều này có vẻ tương tự các chức năng chia sẻ ảnh, viết status và check-in của Facebook, nhưng những ứng dụng này còn sắp xếp các dữ liệu thành một câu chuyện hoàn chỉnh, mô tả cuộc sống của người dùng.
Theo Lee Hoffman, người tạo ra ứng dụng Memoir: “Những gì bạn để lên Facebook là những gì bạn muốn thế giới nghĩ về bạn, kiểu như “Tôi đã chinh phục đỉnh Everest”. Nhưng bạn không viết lên đó việc bạn nôn mửa hai tiếng đồng hồ trước khi bạn lên được tới đó, mà những điều như vậy thường chiếm 90% cuộc đời của bạn”. Memoir vì vậy được tạo ra với mục tiêu đảm bảo không có khoảnh khắc nào trong đời bị lãng quên.
Memoir sắp xếp một lượng chi tiết cá nhân khổng lồ, bao gồm hình chụp trong điện thoại, các lần check-in, những cập nhật trên Facebook, hình ảnh trên Instagram và các dòng tweets thành một cuốn catalogue dễ theo dõi, và thỉnh thoảng hiện lên những cập nhật cũ ở những thời điểm thích hợp.
Ví dụ như khi bạn bước vào một quán ăn, Memoir có thể hiện lên hình ảnh bạn từng chụp ảnh ở quán ăn đó trước đây. Khi bạn chờ năm mới, nó có thể hiện lên những cập nhật về việc bạn ăn mừng năm mới như thế nào hai hay ba năm trước đó.
Hoffman cho rằng ứng dụng này có thể thay thế trí nhớ con người. Điều khác biệt là nó hoạt động siêu việt hơn và người dùng có thể chia sẻ những ký ức công nghệ này ở bất kỳ thời điểm nào. “Tưởng tượng xem bạn đang trò chuyện với con mình 20 năm sau, và con bạn hỏi: Làm mẹ thì như thế nào hả mẹ? Và bạn đáp lại: Để mẹ cho con thấy”… Tưởng tượng xem cuộc sống sẽ thế nào nếu chúng ta có trí nhớ hoàn hảo.
Ngoài Memoir, cửa hàng ứng dụng của Apple còn giới thiệu các sản phẩm nhật ký ứng dụng như Timehop, Momento, Saga… Cũng như Memoir, các ứng dụng này nhằm vào việc tạo ra một nhật ký kỹ thuật số bằng cách gom lại các thông tin người dùng rải rác trên các mạng cá nhân vào một hệ thống chung. Những ứng dụng này ngày càng thu hút nhiều mối quan tâm từ các nhà đầu tư và các công ty công nghệ.
Theo các nhà đầu tư, việc ngày càng có nhiều người dùng smartphone và sử dụng nó để ghi nhận lại chi tiết đời sống của mình là một trong những nguyên do chính khiến các ứng dụng này phát triển.
Video đang HOT
DayOne
Bên cạnh đó, một số ứng dụng ghi chép của Apple cũng đang phát triển theo hướng của Memoir, mặc dù nhà sáng lập của những ứng dụng này không hoàn toàn đồng tình với hướng tiếp cận vấn đề của Memoir. DayOne là một ví dụ. Xuất hiện trên thị trường khoảng ba năm về trước, tính tới nay ứng dụng ghi chép này đã có hơn 3,5 triệu lượt tải về và là một trong mười ứng dụng có tính phí được Apple ghi nhận trong kỷ niệm năm năm thành lập của công ty này.
DayOne giúp người dùng lưu giữ suy nghĩ, ý tưởng, lịch làm việc, các chuyến du lịch và đi chơi cùng bạn bè. Điều khác biệt chính ở DayOne là ứng dụng này không quá ôm đồm như Memoir. DayOne tập trung vào việc viết lách thay vì để hình ảnh áp đảo những dòng ghi chú. Trong một cuộc phỏng vấn với Mashable, Paul Mayne, một thành viên của đội ngũ tạo ra DayOne, cho rằng: “Quá nhiều thông tin có thể khiến người dùng bị ngộp khi cố gắng lưu giữ một ký ức”.
Narrative
Khi các ứng dụng như Memoir hay DayOne nhắm vào việc lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ thì Narrative hướng về những khoảnh khắc đời thường. Narrative có tên gốc là Memoto, là một loại máy ảnh nhỏ, có thể đeo trên cổ áo, được mặc định để tự chụp hình vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày. Vào năm ngoái ý tưởng này đã gây được 3 triệu đô đầu tư và hiện giờ chiếc máy ảnh Narrative đang trong quá trình phân phối đến những ai đặt mua trước.
Ý tưởng đầu tiên về Memoto thuộc về Martin Kllstrm. Anh đã trải qua vài năm đau buồn sau khi cha mẹ qua đời vì ung thư. Cùng lúc đó, Martin trở thành ông bố trẻ. Anh tự hỏi đã lưu giữ được những ký ức gì về ba mẹ mình và những hình ảnh nào anh muốn ghi lại cùng con cái của mình?
Martin tìm đến Oscar Kalmaru, bạn mình đồng thời là một doanh nhân, người cũng vừa được làm cha và cũng muốn ghi lại những khoảnh khắc đang lướt nhanh trong cuộc sống. Martin nhờ bạn thiết kế một máy ảnh có thể đeo được và tự động chụp ảnh theo các thời điểm trong ngày. Từ đây khởi phát ý tưởng về Memoto và Narrative ra đời sau đó.
Oscar Kalmaru, người đồng sáng lập Narrative, phát biểu: “Thường thì những bức hình chúng ta chụp là nhằm vào những khoảnh khắc ta cho là đặc biệt, nhưng về lâu dài thì chúng không đặc biệt đến như vậy”. Vì vậy, Narrative được mặc định để mỗi 30 giây chụp một tấm ảnh (và mỗi ngày người dùng sẽ có 2.880 tấm ảnh), để họ không để lỡ giây phút nào. Theo Kalmaru, những tấm ảnh này không đơn thuần chỉ để hồi tưởng, chúng có thể cho người dùng một cái nhìn rõ ràng về chất lượng cuộc sống và cách để cải thiện nó.
“Những bức ảnh này không những giúp bạn nhớ về các sự kiện, nó còn có thể nhắc bạn gọi cho một người bạn lâu ngày không gặp vì ứng dụng Narrative có thể nhận thấy người bạn đó đã không xuất hiện trong những tấm hình của bạn suốt ba tuần nay”.
Ứng dụng này đồng thời giúp người dùng có cái nhìn chi tiết hơn về sức khỏe của mình, và giúp trả lời những câu hỏi như “Bạn nhận được bao nhiêu ánh sáng mặt trời mỗi ngày? Bạn có thường xuyên thấy mọi người cười với mình không và điều đó ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của bạn? Bạn có thể làm gì để cải thiện sức khỏe của mình?”.
Như vậy, ngoài việc ghi nhận lại sự kiện, những ứng dụng như Narrative còn đưa ra lời khuyên giúp cải thiện đời sống người dùng.
Về trung bình, Momento, một loại ứng dụng ghi chép thu nhận thông tin từ các trang cá nhân như Instagram và Twitter, nhận được 1.900 mẩu thông tin từ mỗi người dùng. Memolane, một sản phẩm tương tự, thu được 3.500 mẩu thông tin từ mỗi người dùng khi họ bắt đầu đăng ký và con số này tiếp tục tăng sau đó. Còn Memoir nhận được hơn 5.400 mẩu từ mỗi người dùng.
Các ứng dụng này đã trở thành một lĩnh vực công nghệ thông tin vô cùng phát triển. Cứ mỗi năm lại có thêm những dịch vụ bổ sung giúp người dùng thêm vào các mẩu thông tin từ các nguồn khác nhau như mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin, ứng dụng sức khỏe… và giá thành của các loại smartphone thì ngày càng giảm.
Người dùng có thể ghi nhận lại những bài hát mình yêu thích trên ứng dụng nghe nhạc Spotify, những quyển sách mình từng đọc trên trang Goodreads, những bộ phim mình từng đánh giá trên trang phim Netflix, những email yêu thích trên hộp thư Gmail. Sự kết hợp này tạo ra một bức tranh chi tiết về đời sống mỗi ngày của họ.
Trí nhớ hoàn hảo và những thiếu sót
Nhìn chung, việc sở hữu một trí nhớ hoàn hảo cũng như có được một sức mạnh siêu phàm, nhưng có vẻ như nó vẫn đi kèm với một cái giá phải trả.
Theo giáo sư về quản trị mạng Internet Viktor Mayer-Schonberger của Đại học Oxford: “Cái hay của những loại nhật ký thông thường là chúng ta ghi nhận lại những gì quan trọng và bỏ qua những điều nhỏ nhặt. Đó là một công việc có chủ ý và đòi hỏi người viết phải xem lại nội dung mình viết sau đó. Trong khi đó, các ứng dụng nhật ký tự động ghi lại nhiều mẩu thông tin khác nhau về đời sống chúng ta, và vì vậy người ta khó có thể thoát khỏi quá khứ khi các công cụ này liên tục gợi nhắc người dùng về chúng”.
Cũng theo giáo sư Mayer-Schonberger, việc giữ lại mọi chi tiết của quá khứ có thể gây rủi ro về mặt cảm xúc cho người dùng. “Khi người ta không thể quên đi, người ta sẽ luôn bị mắc kẹt ở quá khứ và không thể sống trong hiện tại”.
Ứng dụng Memoir đã nhận được một số phản hồi lo ngại của người dùng về việc nó có thể gợi nhắc những ký ức gây tổn thương. Trả lời lại những phản hồi này, Memoir nhấn mạnh nếu bạn không thích những gì được lưu giữ trong ứng dụng, bạn có thể xóa nó đi hoặc chọn không hiển thị thông tin. Tuy nhiên, Hoffman không hoàn toàn ủng hộ giải pháp này.
Theo Hoffman, những sự kiện đau buồn cũng là một phần của lịch sử, và nó có thể giúp ta nghĩ về những điều đã học được từ nỗi buồn đó. Chính Hoffman đôi khi vẫn cố tình nhìn lại những sự kiện không vui: “Khi chia tay bạn gái, tôi nhìn lại khoảng thời gian tôi chia tay với người bạn gái trước đó, vì tôi cũng khá tò mò. Nó cho bạn cái nhìn rõ hơn về hoàn cảnh của sự kiện, và bạn có thể nhìn về nó theo một góc nhìn khác”.
Bạn có thể đồng tình hay không đồng tình với những ứng dụng mới này của thế giới mạng. Nhưng nếu bạn sống trong kỹ nguyên số và việc lưu giữ ký ức rồi sẽ trở thành một thực tế thì việc có xây dựng một nhật ký số hay không có thể sẽ làm bạn suy nghĩ trong năm 2014 này.
Theo Mashable
Microsoft đầu tư 15 triệu USD cho mạng xã hội Foursquare
Thông tin từ Bloomberg cho biết Microsoft đã quyết định đầu tư 15 triệu USD cho mạng xã hội địa điểm Foursquare. Và vừa ký một hợp đồng kéo dài nhiều năm để được cấp phép sử dụng dữ liệu của Foursquare.
ảnh minh họa
Theo đó Microsoft đã vừa ký một hợp đồng kéo dài nhiều năm để được cấp phép sử dụng dữ liệu của Foursquare nhằm tích hợp vào các dịch vụ do hãng đang cung cấp điển hình như tính năngLocal Scout - một tính năng tìm kiếm địa điểm có trên nền tảng di động Windows Phone và công cụ tìm kiếm Bing Search. Dữ liệu từ Foursquare sẽ giúp Microsoft tạo ra các kết quả tìm kiếm thông minh hơn cũng như mở rộng tiện ích cho nền tảng WP.
Mạng xã hội này hiện tại đã thu thập được dữ liệu của trên 60 triệu địa điểm bao gồm các nhà hàng, cửa hàng mua sắm, khách sạn và các địa điểm ưa thích do người dùng đánh dấu (check-in) tại nhiều thành phố trên thế giới. Bên cạnh đó, hơn 45 triệu người dùng Foursquare cũng đã sử dụng dữ liệu địa điểm này để chia sẻ các gợi ý, lời khuyên, hình ảnh và thông tin về địa điểm.
Giám đốc điều hành Foursquare - Dennis Crowley cho biết thỏa thuận mới giữa công ty và Microsoft không làm ảnh hưởng đến các điều khoản hợp đồng đã ký với các công ty khác với cùng mục đích. Thêm vào đó, khoảng đầu tư chiến lược trị giá 15 triệu USD của Microsoft sẽ được bổ sung vào khoảng đầu tư 35 triệu USD mà Foursquare vừa công bố hồi tháng 12 năm ngoái, qua đó tăng giá trị thị trường của công ty lên 650 triệu USD.
Đây không phải là lần đầu tiên Microsoft đầu tư vào một hãng cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vào năm 2007, Microsoft đã đầu tư một khoảng tiền không nhỏ vào Facebook và hợp đồng này đã chứng minh được giá trị của nó. Một ví dụ mà chúng ta có thể thấy rõ là sự liên kết độc đáo giữa Facebook và danh bạ trong People Hub của Windows Phone và Windows 8.
Theo VNE
10 tính năng đáng chú ý Facebook từng "khai tử" Phát triển rất nhiều hướng đi khác nhau, thế nhưng một vài dự án của Facebook không thành công như dự đoán. Để đạt đến ngôi vị mạng xã hội số một hành tinh hiện nay, trong suốt 10 năm xây dựng và phát triển, Facebook đã trải qua không ít những "lên bổng xuống trầm". Với mong muốn mang đến cho người...