Đền Thánh Sa Châu – nhà thờ Nam Định đẹp uy nghi như ở trời Âu
Là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Nam Định, Đền Thánh Sa Châu đang trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách thập phương.
Nam Định nổi tiếng khắp cả nước với số lượng nhà thờ lớn. Ở Nam Định có tới hàng trăm nhà thờ lớn nhỏ khác nhau, trong đó có nhiều nhà thờ cổ kính lâu đời và mang đậm kiến trúc Gothic độc đáo theo kiểu phương Tây, có nhiều ý nghĩa gắn với lịch sử tôn giáo.
Tọa lạc tại xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Đền Thánh Sa Châu là một trong những công trình độc đáo thu hút đông đảo du khách trong và ngoài địa phương tới tham quan.
Video đang HOT
Đền Thánh Sa Châu có tổng diện tích khoảng 13 mẫu (tương đương 130.000 m2), được xây dựng vào thời kì Pháp thuộc (năm 1942). Riêng khu vực nhà thờ dài 75m, rộng 25m, cao 22m.
ền Thánh Sa Châu dành để kính Thánh Giuse Công Nhân.
Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp trực tiếp lên ý tưởng thiết kế và xây dựng, mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng. Với vẻ đẹp ngỡ như ở “trời Tây”, Đền Thánh Sa Châu không chỉ là điểm đến tín ngưỡng của những người theo đạo Thiên Chúa mà còn là nơi thu hút nhiều du khách tới check-in “sống ảo”.
Từ chi tiết hoa văn, kết cấu đến màu sắc đều khiến du khách liên tưởng đến hình ảnh những nhà thờ uy nghi ở trời Âu.
Đền Thánh Sa Châu nổi bật hơn so với các nhà thờ khác cùng giáo phận nhờ bức phù điêu cực lớn, được điêu khắc tinh xảo bằng đá granite.
Công trình từng bị tàn phá nặng nề, biến dạng và hư hỏng do một số biến cố lịch sử trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Vào thời gian Cha Gioakim Vũ Cao Đường làm Chánh xứ, nhà thờ đã được tu sửa, mở rộng thêm. Một số khu nhà Quán – nhà Chung hay khuôn viên quanh công trình cũng được xây mới.
Năm 1998, kỳ đài Thánh GIUSE được xây dựng phía cuối nhà thờ. Sau đó là 14 Đàng Thánh Giá tiếp tục được hoàn thiện (được đúc như kích thước người thật bằng bê tông cốt thép) xung quanh Đền Thánh và các cổng vào Đền cũng như dãy nhà học Giáo Lý – Nhà Dòng…
Sau 2 lần tu sửa và tôn tạo, nhiều khu vực được xây mới nhưng về cơ bản, nhà thờ vẫn giữ nguyên vẹn lối kiến trúc ban đầu.
Cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Vĩnh đã đóng góp rất nhiều công sức vào việc xây dựng mới và sửa chữa Đền Thánh Sa Châu khang trang sạch đẹp như ngày hôm nay.
Hàng năm cứ thành thông lệ, vào ngày mùng 1.5, Đức cha về dâng lễ kính thánh Giuse công nhân, đồng thời cũng là ngày chầu lượt của giáo xứ đền thánh Sa Châu. Buổi lễ có hoạt động rước và dâng hoa rất hoành tráng, thu hút sự tham gia của đông đảo giáo dân tại địa phương.
Những di tích, bảo vật của Thủ đô nghìn năm văn hiến: Đền Ngọc Sơn - không gian thiêng giữa lòng Hà Nội
'Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ/Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn' là những câu thơ gợi lên không khí náo nức của du khách thập phương đến thăm hồ Hoàn Kiếm. Trong đó, cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn được vẽ nên như điểm nhấn trong bức tranh tuyệt đẹp về Hồ Gươm, là những thành tố không thể không nhắc tới trong cảnh quan chung nơi đây. Đặc biệt, đền Ngọc Sơn với sự tổng hòa của tam giáo đã góp phần tạo nên không gian văn hóa tâm linh.
Khung cảnh tuyệt đẹp của đền Ngọc Sơn vào mùa hè với sắc tím của hoa bằng lăng và màu đỏ của cầu Thê Húc
Khung cảnh tuyệt đẹp
Đền Ngọc Sơn có sức hút đặc biệt với du khách, điều đó được tạo ra bởi vị trí đắc địa của nó khi tọa lạc trên hòn đảo giữa hồ Hoàn Kiếm. Ngôi đền có lịch sử khá lâu đời và đặc biệt. Xưa kia, đây vốn là đền thờ Quan Đế để trấn áp cái ác, sau chuyển sang thờ Phật, cuối cùng được tu sửa lại giống như ngày nay. Ngay bên ngoài cửa đền Ngọc Sơn, du khách sẽ bị ấn tượng với hình ảnh của tháp Bút. Tháp được xây dựng trên núi Ngọc Bội (trước kia là núi Độc Tôn) vào năm 1865 theo ý tưởng của nhà nho Nguyễn Văn Siêu. Trên tháp được khắc 3 chữ "Tả Thanh Thiên" (Viết lên trời xanh).
Để vào đền Ngọc Sơn, du khách sẽ đi qua cầu Thê Húc. Cây cầu có màu đỏ phần chân được tạo nên từ những chiếc trụ lớn. Tên của cầu mang ý nghĩa "Nơi đón ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm" hay "Ngưng tụ hào quang". Bước qua cổng đền Ngọc Sơn là đến đền chính gồm 2 ngôi nối liền nhau thờ Văn Xương Đế Quân và Đức thánh Trần Hưng Đạo. Đền mang đặc trưng phong cách kiến trúc đền chùa Bắc bộ. Bên trong là 2 pho tượng lớn, pho Đức thánh Trần được đặt ở hậu cung với bệ đá cao hơn 1m, pho thần Văn Xương tay cầm bút lông với dáng vẻ đầy thư thái, thanh tao.
Sự hòa hợp về tôn giáo
Phía Nam của đền Ngọc Sơn còn có đình Trấn Ba (hay còn gọi là đình Chắn Sóng, ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa những thay đổi thời thế). Đình Trấn Ba có hình vuông, bao gồm 8 mái, mái 2 tầng có 8 cột chống đỡ, 4 cột ngoài bằng đá, 4 cột trong bằng gỗ đầy uy thế. Ngoài ra, đền Ngọc Sơn cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường... nhằm thể hiện rõ quan niệm "tam giáo đồng nguyên" của người Việt với ý nghĩa rộng hơn là tinh thần đoàn kết, hòa hợp các tôn giáo.
Kiến trúc tổng quan của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo và văn hiến qua nghìn năm lịch sử. Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo hình chữ Tam, bên trong có các câu đối, hoành phi và bài trí linh thiêng. Cùng với tháp Bút, đài Nghiên bên hồ Hoàn Kiếm, trước cửa đền Ngọc Sơn cũng đều là những biểu tượng văn hóa, những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng của Thăng Long từ nhiều đời nay. Dấu vết của nghìn năm lịch sử văn hiến Việt Nam như được in đậm trên từng bờ tường, từng mái ngói nơi đây. Cầu Thê Húc cong cong bắc ngang từ bờ đến cổng đền Ngọc Sơn khiến di tích danh thắng này vừa cổ kính, lộng lẫy, lại vừa lạ lẫm nhưng cũng rất thân thuộc trong dáng hình Hà Nội những năm xưa cũ. Toàn bộ quần thể công trình được xem là nơi hội tụ linh khí giữa đất trời, trải qua bao thăng trầm của thời gian, đây vẫn là hình ảnh đáng tự hào của người dân đất Kinh kỳ xưa và nay.
Thác nước đổ từ độ cao 128 m xuyên qua tầng địa chất sắc vân đỏ rực Vẻ đẹp mê hoặc của thác nước Hengifoss khiến nơi này trở thành điểm du lịch hấp dẫn ở Iceland. Iceland vốn là nơi có khí hậu lạnh giá, nhưng do nằm trên vành đai núi lửa nên sở hữu nhiều suối nước nóng và nguồn địa nhiệt khổng lồ, đặc biệt là những thác nước hùng vỹ làm say lòng người. Hengifoss...