Đến Phú Quốc, không thể bỏ qua Trung tâm Bảo tồn Chó bản địa
Đặc sản Phú Quốc là biển, nước mắm, tiêu, sim và chó. Những thứ này, nhiều nơi Việt Nam cũng có.
Nước mắm và tiêu chưa dám; nhưng biển, sim và chó thì Phú Quốc ăn đứt. Trung tâm Bảo tồn Chó Phú Quốc Thanh Nga (Trung tâm) là điểm đến không thể bỏ qua khi đến hòn đảo lớn nhất Việt Nam.
Phú Quốc – điểm du lịch hấp dẫn.
Cách đường lộ lớn chỉ vài trăm mét, Trung tâm như thế giới riêng. Cảnh quan sinh thái hữu tình. Những lối đi nhỏ tinh tươm, lên xuống, len lỏi giữa rừng cây nhiệt đới ven biển. Mấy khối đá thấp thoáng ẩn hiện như đang chơi trò đuổi bắt năm mười. Hình như mọi thứ ở đây đều “nhỏ mà có võ”. Cây và đá không quá lớn. Lối nhỏ, cỏ cây nhỏ, dốc nhỏ, suối và thác cũng nhỏ. Đến gió cũng vừa phải.
Không khí trong lành, sảng khoái. Một trong những điểm nhấn của Trung tâm là khu bảo tồn nguồn gen dược liệu Kiên Giang với nhiều cây thuốc quí và kỳ hoa dị thảo. Từ bí kì nam, thần thông, huyết rồng, mỏ quạ, thu hải đường (lá méo), tầm gửi… đến các loại cây chuyên bẫy côn trùng (nắp ấm), các loại rêu; các loại địa lan, phong lan… Tất cả đều có bảng tên và chú thích.
Linh hồn Trung tâm là hơn 400 chó Phú Quốc thuần chủng, đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo tồn. Tùy độ tuổi, từ sơ sinh đến trưởng thành, mang thai, làm mẹ… Chó được nuôi nhốt bán hoang dã với từng phân khu và chế độ dinh dưỡng riêng. Có nhà ở, trạm xá, nhà bếp, khu vui chơi, khu huấn luyện, trường đua và cả nghĩa trang. Chuồng trại ngăn nắp, tươm tất, thân thiện, hài hòa giữa thiên nhiên hào phóng, trầm mặc.
Dễ thương nhất là những đàn chó nhỏ mấy tuần tuổi, đang ngủ ngon lành, giành nhau bú hoặc đùa giỡn quanh mẹ. Mấy chó lớn hơn, gặp khách lạ, sủa inh ỏi. Biết có “người nhà” (nhân viên kiêm hướng dẫn viên) đi cùng, chúng quẫy đuôi tíu tít mừng khách. Có con tạo dáng để khách chụp hình. Hình như chúng cũng thích nghe người khác kể về mình?
Chó Phú Quốc thuần chủng có vòng xoáy từ vai đến xương hông trên lưng, trưởng thành nặng khoảng 15 – 22kg; đầu nhỏ, cổ dài, mõm dài, tai dài và mỏng, lưỡi có nhiều chấm; biết đào hang đẻ, săn thú tài, bơi giỏi nhờ chân có màng như chân vịt và bộ lông mượt sát. Khi bị ướt, chỉ lắc mình vài lượt, nước bắn đi, lông khô nhanh.
Khi săn mồi, chúng truy bắt đến cùng; rất trung thành, thông minh, tuân thủ mệnh lệnh chính xác, không tốn nhiều công huấn luyện; chỉ ăn những thức ăn của chủ nên khó bị mắc bẫy hoặc trúng độc. Chủ nhân của khu bảo tồn là Lê Quốc Tuấn, còn gọi là “Tuấn Chó”. Nghe có vẻ hỗn danh nhưng đầy tự hào, nói lên sự am tường lẫn đam mê về chó Phú Quốc như một chuyên gia thực thụ. Có người gọi anh là “Nhà chó học”.
Du khách trải nghiệm tại Trung tâm Bảo tồn Chó Phú Quốc.
Video đang HOT
Cũng cần nhắc lại chuyện bốn con chó Phú Quốc (hai đực, hai cái) theo phò chúa Nguyễn Ánh suốt những năm bôn tẩu và lập nhiều công trạng, giải vây; cứu chúa hai lần thoát chết khỏi quân Tây Sơn. Khi lên ngôi, vua Gia Long bình công phong thưởng tướng sĩ, không quên sắc phong bốn quân khuyển Phú Quốc “Cứu khổn phò nguy Tá quốc huân thần Thần khuyển đại tướng quân”. Lúc chết, chúng được an táng và lập miếu thờ trang trọng.
Cách đây gần 150 năm, chó Phú Quốc từng xuất cảnh và định cư ở Pháp. Năm 1894, hai chú chó tên Mango (Xoài, chó đực) và Banane (Chuối, chó cái) chiến thắng giải thưởng cuộc thi “Chó Đẹp” đầu tiên ở thành phố Lille (Pháp). Tại cuộc triển lãm “Chó đẹp Hoàn vũ” diễn ra tại Antwerpen (Bỉ) từ 14 – 16/7/1894, chúng còn đoạt Huy chương A và B.
Ngày 5/7/2011, tại cuộc thi “World Dog Show 2011″ (Chó đẹp Thế giới) diễn ra ở Pháp nhân kỷ niệm 100 năm thành lập FCI (Liên đoàn các Hiệp Hội Nuôi Chó Giống Quốc tế); chú chó tên Đốm vượt qua trên 38.000 chó từ hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ; vinh dự đoạt giải CACS (chứng chỉ “Chó đẹp cấp thế giới 2011″). Chưa kể các giải thưởng cấp quốc gia.
Trung tâm thường xuyên đua chó. Đua chó Vũng Tàu là chó đua chuyên nghiệp, chạy đua đuổi theo máy cò mồi, có cá cược ăn thua. Đua chó Phú Quốc là trò vui giải trí của chó lẫn khách. Chiều dài đường đua khoảng 400m, chia thành bốn làn (mỗi đợt có 4 vận động khuyển) với nhiều thử thách như nhảy qua rào, trèo cây, bò hầm, bơi vượt hồ…
Trong tiếng hò reo cổ vũ, các vận động khuyển phấn khích, hào hứng giành nhau về đích. Thi thoảng có con tính đi tắt, rẽ ngang hoăc bỏ cuộc, liền bị trọng tài tuýt còi cảnh cáo. Quà thưởng, tùy xếp hạng, là mấy miếng thực phẩm chúng yêu thích. Có khách tham quan là có đua chó, chúng xoay tour và giành nhau để được đua. Khách không phải chờ tới buổi tối hàng tuần như Vũng Tàu.
Chó Phú Quốc còn biểu diễn leo rào mắt cáo, thành thạo như họ nhà mèo. Ngoài ra, chúng giúp chủ lượm rác thải, làm vệ sinh, giữ môi trường sạch đẹp.
Trung tâm là “Thảo Khuyển Viên” với rất nhiều trải nghiệm kỳ thú về chó, dược liệu và cảnh quan. Tha hồ check-in và nếu thích, có thể mua chó Phú Quốc về làm bạn, giữ nhà.
Cổ trấn vẫn còn chỗ cho kẻ lữ hành lãng mạn
Trở lại với trấn cổ ngàn năm từng bị nhấn chìm trong những cơn lũ, tôi bất ngờ khi vết tích thiệt hại vì lũ lụt chẳng những không còn mà cổ trấn càng lung linh hơn.
Cổ trấn lung linh khi đêm xuống
Tôi vốn rất yêu những con phố cổ. Các đô thị cổ bên sông luôn hấp dẫn tôi. Với Phượng Hoàng cổ trấn, tôi cũng kịp đến 3 lần, để thấy mình vẫn còn rất nhiều cảm xúc ở trấn cổ hơn 2.000 năm nằm trên dòng Đà Giang - một nhánh sông Trường Giang ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Ngỡ ngàng ngày tái ngộ
Dù là ngày đầu tuần, cổ trấn vẫn khá đông du khách.
2 lần đến trước, tôi mất khá nhiều thời gian mới có thể canh chụp được hình ảnh thiếu nữ mặc trang phục truyền thống Miêu tộc, mà thường là hướng dẫn viên bản địa. Đi đâu, nghe trong gió vẳng lại những âm thanh leng keng quen thuộc của trang sức bạc gắn lên trang phục là biết gần đây có một cô gái người Miêu. Nay thì lang thang ngoài bờ sông, trong các con hẻm hoặc trên các đoạn tường thành đều có thể nghe rất nhiều âm thanh keng keng, xủng xoảng quen thuộc đó. Nó phát ra từ các du khách đang đi lại khắp nơi tìm góc đẹp chụp hình. Cứ tầm 20-50 tệ là có ngay 1 bộ đồ thuê.
Bây giờ đang có phong trào du khách đi đến đâu sẽ mặc phục trang truyền thống người dân địa phương nơi ấy để "chụp ảnh check-in". Vậy là Phượng Hoàng cổ trấn bỗng trở thành một phim trường ngoài trời khổng lồ cho bạn trẻ khắp nơi tìm đến chụp ảnh.
Không lạ khi cổ trấn bây giờ mọc lên rất nhiều tiệm cho thuê trang phục dân tộc, đồ cổ trang kiêm dịch vụ trang điểm và chụp ảnh. Dọc 2 bên bờ sông, nhất là gần các cây cầu cổ và tháp Vạn Danh, ngày đêm dập dìu các mỹ nhân trang điểm thật đậm như bước ra từ cuốn tiểu thuyết hay bộ phim kiếm hiệp, tiên hiệp nào đó.
Lần nào cũng thú vị như lần đầu
Trang phục truyền thống của người dân tộc Miêu ở Phượng Hoàng cổ trấn
May quá, cổ trấn vẫn còn chỗ cho kẻ lữ hành lãng mạn như tôi. Phượng Hoàng cổ trấn về đêm như chia làm 2 phần - một nhộn nhịp và một yên lặng. Nơi này dường như vẫn có đủ chỗ cho những người thích sôi nổi lẫn kẻ ưa trầm mặc. Hệt như con sông Đà Giang chạy qua trấn cổ về đêm bây giờ rộn ràng, lung linh hơn nhưng cũng không thiếu những khúc sông yên ắng.
Rộn ràng vì không chỉ âm thanh từ hàng quán 2 bên bờ vọng xuống mà còn vì ngay trên dòng sông nay đã có cả nhạc nước đầy sắc màu, trong đó một số hoạt cảnh đời sống, tình yêu của người dân tộc được thể hiện theo hình thức sân khấu hóa. Ngoài ra một số khúc sông còn được lắp đặt hệ thống phun khói lạnh bay là đà mặt nước khiến khung cảnh trở nên lãng mạn, liêu trai hơn.
Vẻ đẹp của cổ trấn thu hút du khách mọi lứa tuổi
Con sông từ cầu Hồng về cầu Gió và hướng cầu Sương Mù (Vụ Kiều) vẫn vắng, yên ả hơn khu vực cầu Đá nhảy, cầu Gỗ, cầu Tuyết vốn luôn nhộn nhịp. Khung cảnh nơi đây rất hợp để người ta bày những chiếc trống trên bè, thay nhau gõ nhịp, rồi thổi sáo ngay bên bờ sông, làm tăng thêm sự thích thú của du khách khi đi dạo bằng thuyền. Nơi đây cũng chỉ dành cho các con thuyền chèo tay chầm chậm, khác với các thuyền máy ở khúc sông nhộn nhịp gần Bắc môn cổ thành.
Quả là người ta rất biết cách làm cho cổ trấn càng thêm hấp dẫn với khách du lịch dù nó vốn đã là điểm đến nổi tiếng lâu nay. Thị trấn cổ kính nổi tiếng này ngày càng được nhiều bạn trẻ tìm đến nhưng may là vẫn còn những góc yên bình dành cho lữ khách lãng đãng như tôi - kẻ tới đây lần thứ ba vẫn thấy thú vị như ngày đầu.
Trấn cổ vẫn trầm mặc với những mái ngói cũ, thành quách xưa và lối đi nghiêng nghiêng đồi dốc lát đầy đá tảng. Tôi đi lại trên những con đường lát đá cổ nhẵn thín như muốn nghe thanh âm xưa vọng lại trên từng phiến đá dưới chân và trên những bức tường thành cổ, miệng bất giác lẩm nhẩm một câu hát quen mà năm ấy khi đến đây, tôi cùng hát và lang thang với một người.
Trở lại với vị cay nồng
Du khách thỏa sức thưởng thức các món ăn vặt trứ danh như bánh tép nhảy, kẹo đậu phộng pha gừng, kẹo kéo, đậu hũ thối... ở Phượng Hoàng cổ trấn
Trở lại với kỷ niệm cũng là lúc tôi trở lại với những ngày ăn gì cũng thấy... trào nước mắt vì vị cay xè đặc trưng của thức ăn địa phương.
Khí hậu vùng này có độ ẩm cao khiến mồ hôi khó toát ra nên người dân ưa chuộng thức ăn có vị cay mạnh để làm khô và nóng cơ thể, giúp tăng sức khỏe và sự thoải mái. Nằm trong vùng ẩm thực được mệnh danh là cay nhất Trung Quốc (Tứ Xuyên - Vân Nam - Hồ Nam), thị trấn này có các món ăn đặc trưng cay đến khó quên như ganguo (thịt heo kho với đậu và rau), bò xào ớt, canh tiết ngan hay lạp xưởng của người Miêu.
Ngay cả những quán mì bình dân cũng có nước tương hoặc nước dùng cay xè. Gia vị cay ở đây rất đặc biệt, bao gồm các loại ớt xay, tỏi, hẹ tây. Hương vị vừa cay xé như ớt hiểm vừa đánh mạnh vào khứu giác như hạt tiêu. Người dân cũng bán nhiều hũ gia vị cay có màu đỏ nâu hoặc cam cánh gián nhìn rất hút mắt. Nếu bạn không phải là người ăn cay tốt, hãy coi chừng nước mắt tràn mi nhưng có lẽ vì thế mà ấm lòng và nhớ lâu.
Nếu bạn không thích ăn cay, Phượng Hoàng cổ trấn còn rất nhiều món ăn hấp dẫn khác. Ngoài các món ăn quen thuộc của Trung Quốc như màn thầu thịt nướng, bánh bao kim sa..., bạn có thể thử các món ăn đường phố đặc trưng ở đây như các món nướng ướp gia vị vùng Tân Cương bán ở chân cầu Hồng Kiều, bánh tép sông rán nóng hổi gần điện Vạn Thọ.
Tép được bắt dưới sông Đà, khi đưa lên quầy vẫn còn nhảy tanh tách. Người bán rửa sạch rồi trộn với bột và hành, sau đó chiên vàng. Khi ăn, cảm giác tươi ngon giòn rụm, béo ngậy vừa phải quyện với vị ngọt của tép sông rất hấp dẫn. Rất nhiều du khách ưa chuộng món ăn địa phương này. Họ mua bánh tép đi dọc bờ sông vừa ăn vừa ngắm cảnh.
Đáng kể nữa là đậu hũ thối. Hướng dẫn viên người Hoa nói với tôi đây là một trong những nơi nổi danh về món này ở Trung Quốc. Mà ngon thật!
Mùa này trời đã chớm hè mà vẫn lành lạnh, ăn gì có vị cay cũng thích hợp lắm.
Có nhiều cách để tới Phú Quốc vào mùa đẹp nhất trong năm Không cần lo lắng vé máy bay khan hiếm hay biến động về giá, du khách vẫn có thể tận hưởng trọn vẹn Phú Quốc 'mùa đẹp nhất' trong năm với đa dạng lựa chọn di chuyển thay thế, không kém phần nhanh chóng mà còn rất 'vừa túi'. Phú Quốc đang vào mùa đẹp nhất trong năm. (Ảnh: vietnamtourism) Di chuyển thuận...