Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có 5.000 km đường cao tốc
Theo Bộ Giao thông vận tải, quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ đặt mục tiêu đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc.
Ảnh minh họa. Văn Nam.
Đại diện đơn vị tư vấn lập quy hoạch cho biết, tính đến nay, hệ thống đường cao tốc đã hoàn thiện, đưa vào khai thác 1.046 km, đang thi công hơn 900 km, thực hiện được trên 90% so với quy hoạch. Một số dự án theo quy hoạch chưa thực hiện được như cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc phía Tây đường Hồ Chí Minh, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc kết nối đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), các tuyến đường vành đai của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Hệ thống quốc lộ cơ bản đã đạt được cấp đường theo quy hoạch. Trong đó đã hoàn thành mở rộng (quốc lộ) QL1, mở rộng đường ven biển.
Video đang HOT
Trên cơ sở thực tiễn của ngành đường bộ, phía tư vấn đặt mục tiêu đến năm 2030 tập trung xây dựng các tuyến cao tốc liên kết vùng, kết nối với cảng biển, các trung tâm sân bay lớn, phấn đấu đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc và đến năm 2050 có hơn 9.000 km đường cao tốc. Đối với quốc lộ, chúng ta cần tập trung nâng cấp, cải tạo mặt đường, tăng cường hệ thống an toàn giao thông đối với các trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông chưa có cao tốc song hành.
Ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, trên cơ sở đánh giá khả năng kết nối, thị trường vận tải và dự báo trong tương lai để quy hoạch. Việc tăng lên 32.000 km đường quốc lộ và 10 tuyến cao tốc để đảm bảo tính kết nối ngang và kết nối dọc cũng như việc kết nối với 4 lĩnh vực khác cũng được rà soát rất kỹ.
Còn theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, tuy còn nhiều vấn đề phải bổ sung, nhưng quy hoạch đã có bước đột phá thể hiện ở việc kết nối đường bộ với các loại hình khác, hay mạnh dạn đặt mục tiêu đến năm 2050 có trên 9.000 km đường cao tốc.
Đề cập đến cơ chế phát triển hạ tầng đường cao tốc thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, rút bài học kinh nghiệm giải phóng mặt bằng vừa qua, cần đề xuất cơ chế mới có tính đột phá. Về mục tiêu đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc, cần lựa chọn danh mục đầu tư, trình Chính phủ cho phép giải phóng mặt bằng sạch toàn bộ trước, sau đó lập dự án đầu tư toàn bộ 5.000 km đường cao tốc.
Tháng 6-2021 khởi công 2 đoạn cao tốc Bắc - Nam qua Thanh Hóa và Nghệ An
Hai đoạn cao tốc quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu đã được Quốc hội, Chính phủ chuyển sang đầu tư công đang được Bộ Giao thông vận tải triển khai thủ tục để khởi công vào tháng 6-2021, hoàn thành trong năm 2023.
Đoạn cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45 đang được thi công đồng loạt với 40 mũi thi công để đảm bảo tiến độ hoàn thành trong năm 2022 - Ảnh: NGUYỄN QUANG
Thông tin trên được Bộ Giao thông vận tải phát ra trong thông cáo chiều 4-3, theo đó ngày 1-3 vừa qua Chính phủ đã ban hành nghị quyết về việc chuyển đổi phương thức đầu tư 2 dự án thuộc dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu từ đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước.
Để đảm bảo tiến độ triển khai hai đoạn cao tốc quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu trên địa bàn hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An theo nghị quyết của Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu Ban quản lý dự án 2 (đại diện chủ đầu tư dự án quốc lộ 45 - Nghi Sơn) và Ban quản lý dự án 6 (đại diện chủ đầu tư dự án Nghi Sơn - Diễn Châu) khẩn trương hoàn thành trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán điều chỉnh ngay trong tháng 3-2021 để làm cơ sở tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu, đảm bảo khởi công gói thầu xây lắp đầu tiên trong tháng 6-2021.
Ông Nguyễn Duy Lâm - cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông - cho biết qua kinh nghiệm thực tiễn quá trình triển khai 3 dự án chuyển đổi đầu tư công vừa qua là đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây, sẽ rút ngắn được thời gian chuẩn bị và đảm bảo sự chặt chẽ, khách quan về hồ sơ, thủ tục của việc thực hiện 2 dự án chuyển đổi phương thức đầu tư lần này.
"Chính vì vậy, ngay sau khi có nghị quyết của Chính phủ, chúng tôi sẽ tiến hành thẩm định và tham mưu cho lãnh đạo bộ sớm phê duyệt điều chỉnh dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu, đảm bảo đến tháng 6-2021 khởi công gói thầu đầu tiên của các dự án" - ông Lâm cho biết.
Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 có 11 dự án thành phần. Đến nay đã có 6 dự án khởi công xây dựng, 3 dự án đầu tư theo phương thức PPP (đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, đoạn Nha Trang - Cam Lâm và đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo) đã lựa chọn được nhà đầu tư và đang thực hiện các thủ tục để khởi công.
Còn 2 dự án PPP đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu do không chọn được nhà đầu tư qua đấu thầu nên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển đổi từ đầu tư theo phương thức PPP sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước.
Theo rà soát của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giao thông vận tải, sau khi chuyển từ PPP sang đầu tư công, dự án thành phần đoạn quốc lộ 45 - Nghi Sơn có tổng mức đầu tư dự kiến 5.201 tỉ đồng, đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu có tổng mức đầu tư dự kiến 7.300 tỉ đồng.
Xe khách lật trên cao tốc, 6 người thoát chết 6 người thoát chết khi xe khách lật trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai vào sáng 3/3. Sự việc xảy ra sáng 3/3, trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc địa phận xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Xe khách đã đâm vào dải phân cách do ông T.Q.V. (48 tuổi, trú tại Yên Bái) điều...