Đến năm 2020, sẽ xóa mù chữ cho hơn 21.000 người
UBND TP.HCM vừa ký quyết định và phê duyệt đề án “Xóa mù chữ giai đoạn 2014-2020″ trên địa bàn TP.
Theo đó, đến năm 2020 sẽ xóa mù chữ cho hơn 21.000 người và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ cho hơn 73.000 người.
Đối tượng của đề án này là những người trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết chữ, đã bỏ học lớp 4, lớp 5 (tính từ thời điểm tổ chức mở lớp) đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM, người chấp hành án phạt tù có thời hạn; công dân TP.HCM đang học tập tại các cơ sở giáo dưỡng ngoài địa bàn TP. Đề án này được thực hiện tại TP.HCM và các cơ sở giáo dưỡng của TP.HCM đóng chân trên địa bàn các tỉnh bạn.
Ảnh: minh hoạ.
TP giao Sở GD&ĐT là cơ quan thường trực đề án, chủ trì chỉ đạo, xây dựng chi tiết triển khai thực hiện đề án.
Video đang HOT
Theo Minh Anh/Báo Pháp luật Online
'Bắt đền' nhà trường vì con học lớp 5 vẫn không biết đọc
Bức xúc trước việc con mình đã học đến lớp 5 mà không biết đọc, cũng chẳng biết viết, gia đình chị Nguyễn Thị Vinh (Bắc Giang) dự định "bắt đền" nhà trường.
Học 5 năm, không viết được họ tên
Sau 15 phút xoay đi, xoay lại nhiều lần cuốn Tiếng Việt lớp 5, Nguyễn Văn Vịnh, thôn Nghĩa An, xã Nghĩa Phương (lớp 5B, Trường Tiểu học Nghĩa Phương I) quay sang nhìn mọi người rồi lắc đầu: "Con không đọc được". Tôi đưa bút bảo em viết họ tên, lớp và trường của mình. Lại mất từng ấy thời gian, Vịnh cũng chỉ viết đúng chữ "Vịnh" và "5B", còn phần họ, tên đệm, lớp và trường... em viết nguệch ngoạc không ra chữ gì. Mẹ em đọc tên ông, bà, anh chị trong gia đình... Vịnh đều cắn bút.
Sau 15 phút cố gắng, Vịnh không đọc được một chữ nào trong quyển Tiếng Việt lớp 5.
"Cháu học đến lớp 5 mà không biết đọc, biết viết. Gia đình tôi rất buồn và thắc mắc tại sao học sinh không biết chữ mà nhà trường vẫn cho lên lớp. Nếu các thầy, cô giáo nghiêm khắc hơn thì cháu không đến nỗi thế này"- Chị Nguyễn Thị Vinh, thôn Nghĩa An, xã Nghĩa Phương (mẹ Vịnh) nói.
Chị Vinh còn cho biết, một số học sinh trong thôn học chung lớp với Vịnh cũng không biết đọc, biết viết; nhiều cháu đọc, viết rất kém nhưng vẫn lên lớp đều đều. trong số đó có Vịnh. Chúng tôi đã gặp học sinh lớp 4, lớp 5 ở thôn Nghĩa An thì đúng như thông tin chị Vinh cho biết, đa số các cháu đều đọc và viết rất kém. Có cháu ngoài tên mình ra không biết viết chữ gì khác.
Sản phẩm của Vịnh sau 15 phút viết.
"Gia đình tôi định bắt đền nhà trường theo hai hướng, một là dạy cháu biết đọc, biết viết; hai là phải trả gia đình 50 triệu đồng, trong đó 2 triệu đồng tiền đóng học trong 4 năm và 48 triệu đồng nuôi dạy cháu"- Chị Vinh quả quyết.
Cần lớp học chuyên biệt
Bí thư chi bộ thôn Nghĩa An Nguyễn Văn Hưng và một số người dân trong thôn xác nhận có một vài học sinh lớp 4, lớp 5 không biết đọc, biết viết, trong đó có cháu Nguyễn Văn Vịnh. Tuy nhiên nhiều người cho rằng chị Vinh đổ hết lỗi cho nhà trường là thiếu khách quan, gia đình chị cũng phải chịu trách nhiệm về việc này.
Ông Lưu Đức Sóc, người cùng thôn cho rằng: "Vịnh là đứa trẻ hiếu động, nghịch và hay quên. Vợ, chồng chị Vinh cũng bỏ bê dạy con, nên cháu học trước quên sau". Điều này cũng được gia đình chị Vinh thừa nhận: "Do phải đi làm xa nhà nên ít khi vợ chồng tôi dạy Vịnh học".
Đề cập đến tình trạng học sinh lớp 4, lớp 5 không biết đọc, biết viết, thầy Thân Văn Lăng, hiệu trưởng trường tiểu học Nghĩa Phương I cho biết, trường hiện có 6 học sinh có vấn đề về trí tuệ đang theo học diện hòa nhập cộng đồng là: Nguyễn Văn Vịnh, Nguyễn Thị Nhật Lệ, Hoàng Văn Xuân, Nguyễn Văn Phượng, Dương Thị Thùy (lớp 5) và Nguyễn Thị Huế (lớp 4). Những em này đều đọc, viết rất chậm, trong đó Nguyễn Văn Vịnh và Nguyễn Thị Nhật Lệ không biết đọc, viết.
Nhà trường đã cử nhiều thầy cô dạy giỏi đến kèm, nhưng các em vẫn không có tiến bộ, nhớ được vài hôm lại quên kiến thức. Nhà trường đang tích cực phối hợp với gia đình để rèn dạy các em. "Cần có lớp chuyên biệt cho những học sinh thuộc diện này để bảo đảm chính sách, đồng thời giúp các em hòa nhập cộng đồng. Nhà trường đã đề nghị việc này lên cấp trên xem xét"- Thầy Lăng cho hay.
Trả lời câu hỏi tại sao các em không biết đọc, biết viết vẫn được lên lớp, thầy hiệu trưởng cho rằng vì sợ để ở lại lớp, chênh lệch độ tuổi không hòa nhập được, học sinh lớn tuổi bắt nạt bạn ít tuổi, gây phức tạp trong nhà trường!?
Qua sự việc này đề nghị ban giám hiệu trường tiểu học Nghĩa Phương I sớm rà soát chất lượng học sinh, bố trí lớp học phù hợp giúp các em hòa nhập cộng đồng.
Theo Thanh Hải/Báo Bắc Giang
Bạc đầu vẫn miệt mài học chữ Vượt lên sự mặc cảm, tự ti, những học sinh mái đầu đã bạc, có con cháu đủ đầy vẫn đều đặn đến lớp, ê a những con chữ đầu tiên. Những năm gần đây, tại các tỉnh Quảng Nam, Thanh Hóa, An Giang đã xuất hiện nhiều mô hình xóa mù chữ (XMC) hiệu quả do các tổ chức phi chính phủ...