Đen móng chân do chạy bộ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Đen móng chân do chạy bộ là tình trạng khá phổ biến và hầu như ai cũng từng mắc phải. Dưới đây là nguyên nhân và một số cách khắc phục cho tình trạng này.
Đen móng chân do chạy bộ là một hiện tượng khá phổ biến và thường thấy ở những người luyện tập lâu năm. Với biểu hiện móng chân chuyển sang màu đen, xanh hoặc xám và phần ngón chân dưới móng bị sưng sẽ đem lại một số khó chịu nhất định cho người mắc phải. Vây nguyên nhân của việc này là do đâu và cách khắc phục nó là gì?
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây đen móng chân khi chạy bộ
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đen móng chân do chạy bộ là khi chạy, bàn chân trượt về phía trước khiến mũi chân và 2 bên bàn chân va đập, ma sát vào giày. Bàn chân liên tục ma sát với giày sẽ làm mỏng lớp da dưới móng chân, từ đỏ tạo ra các vết bầm dưới móng. Các vết bầm này là do lượng máu tụ và chất lỏng dư thừa khiến móng chuyển sang màu đen và sẽ thay đổi dần màu sắc trong quá trình hồi phục.
Ma sát nhiều với giày khiến máu tụ dưới móng chân gây ra tình trạng đen móng chân do chạy bộ (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, việc chọn giày không phù hợp và buộc dây giày không đúng cách cũng có thể làm ảnh hưởng đến bàn chân. Khiến các ngón chân ma sát nhiều với nhau và với giày, từ đó gây nên những vết máu tụ dưới chân làm đen móng chân của bạn.
Nếu tình trạng đen móng chân của bạn không phải đột ngột xuất hiện sau khi tập luyện hay sau khi làm rơi một vật gì đó vào ngón chân. Hãy nghĩ đến nhiễm nấm móng chân và khối u ác tính dưới móng. Những trường hợp này móng chân sẽ không bị đen đột ngột mà chúng xuất hiện từ từ với các triệu chứng khác nhau. Hãy tới cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh và kịp thời nếu bạn gặp những dấu hiệu này.
2. Cách điều trị
Video đang HOT
Tình trạng đen móng chân do chạy bộ không có gì đáng lo ngại và sẽ tự hết theo thời gian. Việc này có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để móng chân mới phát triển và thay thế phần bị đen. Lâu dần, phần bị đen sẽ trồi lên nhường chỗ cho phần móng chân khỏe mạnh. Chúng sẽ dần dần dài ra và bạn có thể cắt đi một cách dễ dàng.
Nếu chỗ bị bầm tím bị sưng và đau thì hãy chờ trong vòng 24h, móng sẽ tự xẹp xuống. Thông thường, thời gian để móng chân mới thay thế hoàn toàn là 3 tháng. Phần móng chân mới sẽ gợn sóng một chút, nghĩa là mỏng và dày ở các khu vực khác nhau. Sau từ 4 đến 5 tháng, móng chân của bạn sẽ trở lại bình thường. Để tăng tính thẩm mỹ, phụ nữ bị đen móng chân do chạy bộ cũng có thể sơn móng chân màu đậm để che đi vết bầm tím cho đến khi móng mới mọc ra.
Sau 1 thời gian, móng chân sẽ mọc dài ra và bạn có thể dễ dàng cắt bỏ phần bị tím đen (Ảnh: Internet)
Trong trường hợp sau 1 ngày móng chân vẫn sưng và đau, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Nếu khi chạy bộ gặp tai nạn khiến ngón chân bị đè gây bầm tím thì cần kiểm tra để xem có các chấn thương do chạy bộ khác nữa hay không và điều trị kịp thời.
Đôi khi vết máu tích tụ gây sưng và đau nhức, bác sĩ sẽ chọc 1 lỗ nhỏ lên móng để làm giảm áp lực. Thủ thuật này thường được gọi là trephination. Một số người nghĩ rằng nó đơn giản và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm cần tránh. Tự làm thủ thuật tại nhà có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu, hoại tử hoặc tệ hơn, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường.
3. Ngăn ngừa tình trạng đen móng do chạy bộ
Để khắc phục tình trạng đen móng do chạy bộ, điểm duy nhất cần lưu ý là giày và tất cần phù hợp với kích thước chân của bạn. Trong quá trình chạy bộ, chân của bạn sẽ to lên 1 size giày, lúc này ngón chân cần có đủ chỗ để tránh hiện tượng ma sát quá nhiều.
Ngoài ra mũi giày cũng cần phải đủ rộng cho các ngón chân, nhưng không được rộng quá mức. Nếu giày quá rộng sẽ khiến ngón chân va đập trong lòng giày gây tím đen. Do đó hãy tới cửa hàng và lựa chọn một đôi giày phù hợp với cỡ chân của mình.
Để tránh tình trạng ngón chân đập vào giày, bạn có thể buộc dây giày theo kiểu khóa gót để chống trượt gót (hay còn được gọi là “heel lock” hoặc “lace lock”). Cách cột dây giày này sẽ đảm bảo cho bàn chân không trượt theo mỗi bước chạy, đặc biệt là khi chạy lên dốc hoặc xuống dốc.
Nhịn ăn trước khi chạy bộ là sai lầm
Tập luyện khi đói được nhiều người áp dụng vì họ cho rằng phương pháp này giúp giảm cân nhanh.
Thức dậy sớm, nhịn đói và chạy bộ là phương pháp giảm cân được nhiều người áp dụng với hy vọng sớm đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên, mọi phương pháp giảm cân đều có 2 mặt, chúng cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Huấn luyện viên Lê Minh Phong (Hà Nội) cho biết: "Nhịn ăn, chạy bộ hay tập thể dục buổi sáng được gọi là fasted cardio. Hình thức tập luyện này khá phổ biến với người có mục tiêu giảm béo".
Nhịn ăn và chạy bộ buổi sáng là phương pháp giảm cân được nhiều người áp dụng. Ảnh: Aftershokz.
Theo nghiên cứu của Journal of Applied Physiology (Mỹ) năm 2010, khi fasted cardio, chúng ta sẽ tiêu hao lượng chất béo nhiều hơn 20% người có bữa ăn trước khi tập.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học Ứng dụng so sánh những người nhịn ăn trước tập và cho ăn đầy đủ trong 6 tuần. Khi tập luyện cùng cường độ, các trường hợp nhịn ăn cho thấy sự cải thiện hiệu suất tập thể dục bền bỉ hơn.
Fasted cardio còn những hạn chế khiến người tập cần cân nhắc. Huấn luyện viên Minh Phong giải thích: "Khi tập luyện trong trạng thái nhịn đói, cơ thể có khả năng hướng tới kho dự trữ chất béo trong mô mỡ để làm năng lượng. Tuy nhiên, cơ thể không phân biệt được nguồn năng lượng này xuất phát từ đâu".
Do đó, việc làm này có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể phá vỡ mô cơ dùng làm năng lượng. Giảm cân nhưng các khối cơ bắp không còn, việc trao đổi chất kém hiệu quả trở thành nguyên nhân gây tăng cân trở lại.
Dù có những lợi ích nhất định, fasted cardio không phải giải pháp tối ưu cho người giảm cân do nó ảnh hưởng tới sự phát triển cơ bắp. Ảnh: Evidence Based Training.
Ngoài ra, khi fasted cardio, thay vì sử dụng chất béo từ mô mỡ, cơ thể nhiều khả năng sẽ dùng protein - thành phần cấu tạo mô cơ - làm năng lượng.
Nghiên cứu đăng tải trên Strength and Conditioning Journal năm 2011 cho thấy một giờ tập cardio ổn định ở trạng thái nhịn ăn khiến lượng protein trong cơ bắp bị phân hủy gấp 2 lần so với thông thường. Các nhà nghiên cứu kết luận fasted cardio không phải lựa chọn tối ưu cho những người muốn tăng hoặc duy trì cơ bắp.
Huấn luyện viên Minh Phong cho hay: "Tập luyện với nhịp tim và cường độ cao đòi hỏi lượng carbohydrate (tinh bột) nhất định làm năng lượng. Không có chất dinh dưỡng này, bạn sẽ gặp tình trạng mệt mỏi, đuối, đau mỏi cơ và buồn nôn".
Minh Phong kết luận việc tập luyện trong trạng thái nhịn ăn không phải sự lựa chọn tốt nhất cho mục tiêu giảm béo. Nguyên nhân là không cung cấp đủ năng lượng gây hạn chế cường độ tập luyện. Trong khi đó, tập luyện cường độ cao là phương pháp giúp chúng ta đốt nhiều chất béo và calo hơn trong 24 giờ sau đó.
Bởi vậy, việc có nên fasted cardio hay không tùy thuộc sở thích và mục tiêu cá nhân. Với mục tiêu giảm cân và thay đổi tỷ lệ mỡ trên cơ thể, phương pháp tập luyện này không dành cho bạn.
Huấn luyện viên Lê Minh Phong khuyên: "Chúng ta cần nhớ nguyên tắc của giảm mỡ là tăng năng lượng tiêu thụ và giảm calo nạp. Để đạt được điều này, gia tăng tỷ lệ cơ bắp, qua đó nâng mức độ trao đổi chất là giải pháp tối ưu. Các bạn không nên quá khắt khe với cơ thể. Bạn nên sinh hoạt bình thường, ăn uống đầy đủ để cải thiện hiệu suất tập luyện. Nếu lịch tập là buổi sáng, bạn đừng quên chuẩn bị cho mình một bữa ăn đầy đủ năng lượng".
Không ăn kiêng, duy trì 5 thói quen sẽ đốt mỡ thừa, giảm cân nhanh chóng Một thân hình đẹp là ước mơ của nhiều người, dưới đây là 5 thói quen có thể giúp loại mỡ thừa và giảm cân hiệu quả. Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn tới vóc dáng của bạn, đa số những người ăn uống sai cách thường có cơ thể không gọn gàng. Điều này không chỉ khiến vẻ ngoài nặng...