Đến lượt dữ liệu khách hàng FPT Shop bị tung lên mạng
Sau khi tung dữ liệu nhân viên Con Cưng, hacker lại công bố dữ liệu khách hàng từ FPT Shop.
Chiều 13.11, trên diễn đàn RaidForums, hacker đã công khai dữ liệu và cho là khách hàng của hệ thống cửa hàng FPT Shop.
Người phát tán thông tin có nickname herasvn, đây cũng là người đã công bố danh sách nhân viên của hệ thống Con Cưng hôm cuối tuần qua và cũng cho biết sẽ công bố dữ liệu từ hệ thống FPT Shop.
Một phần thông tin được hacker công bố là lấy từ FPT Shop – Ảnh chụp màn hình
Trong thông tin đưa ra, hacker này cung cấp hình ảnh chụp thông tin mua hàng tại các cửa hàng FPT Shop của một số doanh nghiệp và cá nhân kèm chứng minh nhân dân, xác nhận sử dụng điện thoại kèm theo máy, sản phẩm mà khách mua…
Hacker này cũng cho biết đã lưu tất cả dữ liệu và đăng tải luôn một công cụ được cho là của nhà bán lẻ này cùng mã nguồn chứa thông tin máy chủ…
Đồng thời người này còn cho biết, các thông tin đăng tải này chỉ mới là một phần và nói rằng sẽ giao dịch với ai muốn trao đổi hàng hóa hoặc bán với giá tốt.
Video đang HOT
Trước đó vài ngày, hacker herasvn cũng đã tung dữ liệu được cho là của Concung.com lên mạng. Sau khi kiểm tra, các chuyên gia tại Diễn đàn WhiteHat cho biết dữ liệu đó là chính xác và có thể hệ thống Con Cưng đã bị hack.
Trước đó, một hacker khác đã tung ra trên diễn đàn này hơn 5,4 triệu email và 31.000 bản ghi lịch sử giao dịch của những người dùng được cho là khách hàng của Thế Giới Di Động. Tuy nhiên phía Thế Giới Di Động khẳng định đó là thông tin thất thiệt. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin – Truyền thông) cũng khẳng định hệ thống thông tin của Thế Giới Di Động chưa bị tấn công.
Theo Báo Mới
Hacker tấn công Thế giới di động và Con Cưng: Không loại trừ có một bên nào đó cố tình tạo ra sự cố này
Gần đây, hacker liên tiếp tấn công vào các doanh nghiệp Việt Nam. Ngay khi tin đồn Thế giới di động bị lộ thông tin khách hàng chưa hết nóng, nhiều người lại hoang mang khi hacker phát tán tập tin được cho là của 2.272 nhân viên tại Con Cưng.
Có thực sự bị mất dữ liệu?
Ngày 7.11, tin đồn Thế giới di động lộ thông tin khách hàng xuất hiện khiến cổ phiếu MWG quay đầu giảm mạnh. Ông chủ doanh nghiệp này đã mất hàng trăm tỉ trong tuần. Trong 2 phiên giao dịch sau khi thông tin này xuất hiện, MWG đã giảm một mạch 5,4% thị giá, tương đương 6.000 đồng/cổ phiếu.
Hiện cổ phiếu này chỉ còn được giao dịch với giá 106.000 đồng, giảm 6.500 đồng so với phiên cuối tuần trước đó. Nếu so với giá cổ phiếu này cách đây chỉ 1 tháng, MWG đã mất gần 30% giá trị từ những đợt suy giảm.
Hacker tung lên mạng dữ liệu từ Con Cưng. Ảnh chụp màn hình
Ba ngày sau, thành viên herasvn có tài khoản VIP trên một diễn đàn hacker đã phát tán tập tin dữ liệu dạng *.txt được cho là của 2.272 nhân viên tại Con Cưng - một công ty chuyên về ngành hàng dành cho trẻ em.
Vốn là những địa chỉ mua sắm quen thuộc, nhiều người hoang mang không biết, liệu thông tin của mình có nằm trong danh sách bị hacker tấn công?
Trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Hữu Cường - Trưởng ban điều hành diễn đàn an ninh mạng Whitehat.vn cho biết, qua phân tích thì kết quả chứng minh dữ liệu hacker tung ra không phải của Thế giới di động. Có thể việc hacker tung thông tin 5 triệu khách hàng của Thế giới di động lộ thông tin tài khoản ngân hàng là giả mạo. Không loại trừ có một bên nào đó cố tình tạo ra sự cố này.
Về vụ Con Cưng, theo phân tích từ dữ liệu hacker đã tung lên mạng RaidForum ngày 10.11 được cho là của hệ thống bán lẻ Con Cưng, khả năng thật là rất cao.
Tuy nhiên theo ông Cường, dữ liệu ở đây chỉ là dữ liệu cá nhân, giống như phần mềm quản trị nhân sự của một công ty nên có thông tin khá chi tiết từ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, số điện thoại, email... và không liên quan đến tài khoản ngân hàng".
Khách hàng nên cẩn thận để bảo vệ mình
Khuyến cáo về những băn khoăn của khách hàng khi đứng trước nguy cơ lộ thông tin cá nhân tại Thế giới di động, ông Nguyễn Hữu Cường chia sẻ: ""Vụ hacker tung tin Thế giới di động lộ thông tin khách hàng, dữ liệu không phải là thật. Tuy nhiên trong trường hợp giao dịch ở Thế giới di động và phát hiện thông tin của mình trùng khớp với thông tin kẻ xấu đưa lên thì có khả năng thông tin tài khoản, số thẻ của người dùng đã bị lộ.
Khi đó, người dùng cần ngay lập tức đổi thẻ Visa và Master để tránh mất tiền trong tài khoản. Đối với những tài khoản nội địa, khách hàng có thể ngắt chiều giao dịch online và đổi mật khẩu".
Ông Nguyễn Hữu Cường cho rằng nếu phát hiện thông tin của mình trùng khớp với thông tin kẻ xấu đưa lên thì người dùng cần đổi thẻ Visa và Master để tránh mất tiền trong tài khoản.
Đối với vụ Con Cưng, thực tế những thông tin bị lộ chủ yếu là dữ liệu cá nhân và không liên quan tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên trong trường hợp khách hàng sử dụng những tài khoản như email hay mạng xã hội mà mình cài đặt chung bằng số điện thoại hay số chứng minh nhân dân... thì cần phải đổi mật khẩu để tránh kẻ xấu đăng nhập vào tài khoản.
Ngoài ra khi dữ liệu lộ ra, nhân viên của hệ thống phải đối mặt với tình trạng spam. Cụ thể, việc lộ email hay số điện thoại sẽ khiến khách hàng thường xuyên nhận phải những tin spam chào mời dịch vụ. Cần thực hiện những phương án như chặn tin nhắn rác và những cuộc gọi không mong muốn. Về lâu dài cần phải tìm những phương án khác triệt để.
Theo Báo Mới
Nghi án lộ thông tin khách hàng: Đòn đau không chỉ riêng với Thế giới Di động Nếu không coi trọng bảo mật và có phương án bảo vệ dữ liệu khách hàng, rất có thể sẽ thêm nhiều doanh nghiệp gặp tai nạn như Thế giới Di động... Dính đòn đau Ngày 7/11, trên diễn đàn raiforums.com, một thành viên diễn đàn này đã đăng tải các tệp tin và nói về việc có trong tay thông tin hơn...