Đến HUTECH, học tổ chức ‘fashion show’ như sinh viên ngành Thiết kế thời trang
Ngành Thiết kế thời trang từ lâu đã là xứ sở của những bộ cánh lộng lẫy độc đáo, tôn vinh vẻ đẹp con người.
Nhưng ở trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên Thiết kế thời trang không chỉ học tạo nên trang phục mà còn tạo nên cả những “ fashion show” hoành tráng, thể hiện dấu ấn và khả năng sáng tạo của người làm thời trang.
Với 3 chuyên ngành gồm Thiết kế thời trang, Quản lý thương hiệu & kinh doanh thời trang và Thiết kế xây dựng phong cách, ngành Thiết kế thời trang tại HUTECH trao “hành trang” cho các bạn trẻ khám phá nhiều con đường khác nhau từ lĩnh vực thời trang. Trong đó, trải nghiệm tổ chức “fashion show” ngay tại trường chính là cách thử thách năng lực tổ chức của sinh viên – những người không chỉ thiết kế mà còn có thể là nhà quản lý doanh nghiệp thời trang hay chủ nhân một thương hiệu thời trang của riêng mình.
“Mỗi đồ án là một fashion show” – Bản lĩnh từ trên giảng đường…
Ngành Thiết kế thời trang bao quát cả quá trình hoàn thiện một tác phẩm thời trang, từ việc lên ý tưởng, phác thảo mẫu, hoàn thiện bản vẽ, chọn nguyên liệu, thiết kế rập – cắt – may cho đến thiết kế phụ trang, trang điểm, phối trang phục. Và mỗi lần kết thúc một học phần, sinh viên Thiết kế thời trang HUTECH – vốn có tiếng “chất chơi hết nấc” – lại đầu tư hẳn những sàn diễn, tổ chức thành sự kiện có chủ đề nhất định,… để tác phẩm của mình ra mắt một cách hoàn chỉnh nhất.
Một buổi trình diễn đồ án môn học của sinh viên ngành Thiết kế thời trang HUTECH
Từ showroom riêng dành cho nhóm ngành Kiến trúc – Mỹ thuật ứng dụng đến sân trường, tất cả đều có thể “biến hình” thành sàn catwalk để sản phẩm của sinh viên Thiết kế thời trang HUTECH “lên sóng”. Trình diễn ở trường chưa thỏa đam mê, thi thoảng các bạn “đổi gió” săn những quán café có không gian đẹp để làm background cho những sáng tạo của mình. Đó cũng là cách mà sinh viên HUTECH đưa thời trang vào cuộc sống thực tế – đặc biệt ở những học phần về thời trang dạo phố, thời trang công sở, thiết kế tạo phong cách,…
Từ những ý tưởng thiết kế mang đậm bản sắc dân tộc…
Video đang HOT
…đến những bộ cánh lộng lẫy trên sàn catwalk “made in HUTECH” của sinh viên Thiết kế thời trang
Hẳn nhiên là để được như thế, bên cạnh khả năng thiết kế và thực hiện trang phục, sinh viên Thiết kế thời trang HUTECH còn học cả cách trang điểm, phối trang phục, phụ kiện, thiết kế poster, tiếp thị thời trang cho show diễn của chính mình. Vừa học trên giảng đường vừa thực hành vào những “cuộc chơi” và đưa thời trang vào thực tế, đó là cách mà sinh viên HUTECH học “tất tần tật” về thời trang, chuẩn bị sẵn sàng để bước chân vào ngành “công nghiệp của cái đẹp” đầy hấp dẫn này.
… đến những sân chơi lớn cho các nhà thiết kế tương lai!
Sân chơi HUTECH Designer được xem là bệ phóng cho những nhà thiết kế trẻ tài năng
Trong số rất nhiều sân chơi dành cho sinh viên tại HUTECH, sinh viên Thiết kế thời trang đặc biệt được ưu ái với HUTECH Designer – cuộc thi thiết kế thời trang chuyên nghiệp, có quy mô toàn quốc và dàn mentor là các nhà thiết kế tên tuổi. Lần gần nhất (năm 2019), dàn mentor của cuộc thi gồm NTK Hoàng Minh Hà, NTK Lê Thanh Hòa, NTK Lê Ngọc Lâm, NTK Hà Hồng Lam và NTK Midu. Với hình thức làm việc trực tiếp, các bạn sinh viên khi tham gia được chính mentor hướng dẫn cụ thể về cách triển khai ý tưởng, chọn chất liệu, hoàn thiện bộ sưu tập,… Đồng thời đây cũng là dịp để các bạn học hỏi kinh nghiệm, phương pháp làm việc của các nhà thiết kế chuyên nghiệp, tạo dựng được những mối quan hệ trong lĩnh vực của mình.
NTK Trị Lý và thương hiệu thời trang M.O.P: “Khởi nghiệp thời trang không quá khó”
Trưởng thành từ môi trường đại học năng động với những “giảng đường trải nghiệm” như thế, không ít sinh viên Thiết kế thời trang HUTECH đã tự tin khẳng định mình ở những cuộc thi thiết kế chuyên nghiệp, gây ấn tượng với giới chuyên môn và khán giả hâm mộ – như Nguyễn Đình Thuận (với thiết kế Phố cổ vào Top 3 cuộc thi Thiết kế trang phục dân tộc cho Miss Universe Việt Nam H’Hen Nie), Trần Thiên Quang (thiết kế Trưng Nữ Vương giành giải Trang phục dân tộc đẹp nhất Little Miss & Mr. Eurasia 2017, Á quân Wings Up 2018,…).
Trong khi đó, nhiều cựu sinh viên HUTECH lại thử sức với “sân chơi” khởi nghiệp như NTK Trị Lý (thương hiệu M.O.P), NTK Nguyễn Minh Tuấn (thương hiệu MINHTUANnguyen Bridal) – những người truyền cảm hứng, đồng thời cũng là giảng viên và cả… nhà tuyển dụng quen thuộc của các thế hệ đàn em ngành Thiết kế thời trang HUTECH!
Năm 2020, HUTECH xét tuyển ngành Thiết kế thời trang theo 03 phương thức: – Xét tuyển kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT; – Xét điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM; – Xét tuyển học bạ: Theo tổ hợp 03 môn (tổng điểm TB năm lớp 12 của 03 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm); hoặc Theo điểm trung bình 03 học kỳ (tổng điểm HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12 đạt từ 18 điểm). Nhận hồ sơ xét tuyển đến 30/6.
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020: Thí sinh không xác nhận nhập học sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển
Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020 do Bộ GD&ĐT công bố, nếu quá thời hạn mà thí sinh không xác nhận nhập học sẽ được hiểu là từ chối nhập học và trường được xét tuyển thí sinh khác.
Nhiều đại học hủy kỳ thi riêng để tuyển sinh năm 2020
Ngày 18/5 vừa qua, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tổ chức họp và quyết định không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng như các thông báo trước đó. Lý do là thời gian không còn nhiều để nhà trường kịp chuẩn bị các điều kiện theo yêu cầu của Bộ GDĐT về việc tổ chức kỳ thi riêng.
Năm nay, Trường Đại học Tôn Đức Thắng vẫn sẽ sử dụng 3 phương thức xét tuyển: Xét theo kết quả học tập bậc THPT; xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và xét tuyển thẳng như những năm trước.
Trường Đại học Công nghệ TPHCM cũng thông báo hủy kỳ thi tuyển sinh riêng dự kiến tổ chức vào giữa tháng 7/2020. Các trường y dược cũng quyết định không tổ chức kỳ thi riêng mà sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Nhiều Đại học hủy kỳ thi riêng, sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: Trước đó vào ngày 14/4, trường ĐH Kinh tế Quốc dân thông báo nếu không tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia do dịch COVID-19 thì nhà trường dự kiến sẽ tự tổ chức kỳ thi riêng vào tháng 8 với 8 môn thi.
Tuy nhiên khi Thủ tướng đồng ý cho Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2020 (thay cho kỳ thi THPT Quốc gia trước đây), trường này đã hủy phương án thi và thực hiện xét tuyển kết quả tốt nghiệp THPT năm 2020. Trường ĐH Kinh tế quốc dân chỉ lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 để xét tuyển vào đại học chính quy. Cùng với hình thức xét tuyển trên, trường sẽ xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS 5.5 trở lên.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM: Trường vừa quyết định điều chỉnh các phương thức tuyển sinh đã công bố trước đây để phù hợp với phương án thi mới của Bộ GD-ĐT. Theo đó, trường sẽ có 4 phương thức xét tuyển khác nhau, trong đó chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn giảm xuống còn 40% (trước đó là 80%).
Phương thức xét tuyển dựa theo điểm học bạ lớp 12 theo tổ hợp môn điều chỉnh lên thành 40% tổng chỉ tiêu. Hai phương thức xét tuyển còn lại chiếm 10% ở mỗi phương thức đó chính là xét kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM năm 2020 với thí sinh có điểm từ 700 trở lên và xét tuyển thẳng học sinh giỏi từ kết quả học tập 5 học kỳ các năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12.
ĐHQG Hà Nội: Sau thông báo từ Bộ GD-ĐT, trường ĐHQG Hà Nội cũng đã công bố những thay đổi trong phương án tuyển sinh trong năm 2020. Theo đó, trường sẽ triển khai kỳ thi tuyển sinh riêng theo hình thức đánh giá năng lực rút gọn. Kỳ thi sẽ diễn trong 1 ngày, dự kiến vào khoảng cuối tháng 7/2020 và trước kỳ thi Tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức. Bài thi của ĐHQG Hà Nội sẽ kiểm tra các năng lực cơ bản của thí sinh bao gồm Toán (90 phút); Bài viết luận (60 phút); Ngoại ngữ (60 phút); Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội (60 phút).
Ngoại trừ bài luận thi viết, các bài thi còn lại sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy theo thang điểm 100. Ngoài xét tuyển theo kết quả của kỳ thi riêng, ĐHQG Hà Nội sẽ tuyển sinh theo các phương thức khác như xét tuyển thẳng; Xét tuyển hồ sơ thí sinh (dựa trên học bạ và kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT). Với các trường y dược, Hội đồng hiệu trưởng các trường sẽ họp trực tuyến để bàn về phương án tuyển sinh, trong đó có phương án tổ chức một kỳ thi chung.
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng điều chỉnh phương án tuyển sinh với 3 phương thức xét tuyển bao gồm tuyển thẳng, xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Đặc biệt, chỉ tiêu dành cho phương thức xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 30% tổng chỉ tiêu, dựa vào điểm 3 môn thi đạt từ 20 trở lên.
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: Lãnh đạo nhà trường cho biết sẽ giảm chỉ tiêu xét tuyển với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Bên cạnh đó, trường này cũng sẽ không tổ chức kỳ thi riêng vì sẽ gây tốn kém nhiều cho xã hội cũng như các thí sinh. Thay vào đó, trường mở rộng chỉ tiêu với phương thức xét tuyển bằng kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP.HCM tổ chức.
Trường ĐH Ngoại thương: sẽ chuyển chỉ tiêu tuyển sinh của phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi riêng sang phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và điểm thi THPT 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường không phải là ngoại ngữ như phương án của năm 2019.
Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả của kỳ thi THPT quốc gia sẽ dựa trên các tổ hợp và cách tính điểm xét tuyển tương tự như năm 2019.
Trước đó, nhiều trường ĐH khác như Trường ĐH Thương mại, Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường, Trường ĐH Văn hóa Hà Nội... cũng thông báo sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia và dựa vào học bạ để tuyển sinh.
Thí sinh không xác nhận nhập học sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển
Theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020 do Bộ GD&ĐT công bố: Thí sinh (TS) không xác nhận nhập học sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển.
Đối với xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT: TS nộp phiếu đăng ký xét tuyển cùng với hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Sở GD&ĐT.
TS được đăng ký không giới hạn số nguyện vọng, số trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
Đối với các phương thức khác như xét học bạ, thi đánh giá năng lực, thi kết hợp xét tuyển...: TS trúng tuyển phải xác nhận nhập học thông qua việc nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi vào trường trong thời hạn do trường đưa ra. Quá thời hạn này, TS không xác nhận nhập học được hiểu là từ chối nhập học và trường được xét tuyển TS khác. TS đã xác nhận nhập học thì không được tham gia xét tuyển ở các trường khác.
Nhiều đại học phía Nam điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh từ kết quả thi THPT Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tuyển sinh đại học 2020, nhiều trường đại học phía Nam đã điều chỉnh đề án tuyển sinh đầu vào đại học cho phù hợp. Đại học Kinh tế TP.HCM dành đến 40% xét tuyển học sinh giỏi trong tổng số 5.800 chỉ tiêu. Nhà trường cho phép thí sinh có thể đăng ký nhiều...