“Đến giáo viên cũng từng chui túi nilon để vượt lũ”!
Trên đây là chia sẻ của thầy Nguyễn Minh Quý- giáo viên cắm bản tại Huổi Hạ, xã Na Sang, Mường Chà, Điện Biên, về việc học sinh chui vào túi nilon để vượt lũ.
“Tôi sợ con mình sau này cũng phải chui túi”
Thầy Quý vốn sinh ra tại Ba Vì, Hà Nội. Tính đến nay, thầy có khoảng 30 năm giảng dạy tại Điện Biên và giờ là giáo viên Trường tiểu học số 1 Na Sang.
Tháng 3/2017, thầy được luân chuyển lên làm giáo viên cắm bản tại Huổi Hạ. “Chui túi vượt lũ ư? Đó là chuyện xảy ra ở đây hàng năm. Tôi chưa chui vào túi vì cơ thể tôi có ngồi cũng không vừa. Vả lại, tôi mới lên nhận công tác hơn 1 năm nay.
Nhưng thực tế, có giáo viên nếu muốn vượt lũ, nhiều khi bất đắc dĩ cũng phải chui vào túi để mấy dân bản giỏi bơi đưa qua suối. Chẳng ai tự dựng lên chuyện này cô ạ”, thầy Quý cho biết.
Cũng theo thầy Quý, hôm 31/8 vừa qua, một số giáo viên sau khi chuẩn bị cho năm học mới xong, mấy cô khóc vì nhớ nhà và đòi về. Trưởng bản bảo với chúng tôi: “Nếu không thể chịu nổi nữa thì phải chui túi. Có điều các cô sợ nên thôi không đòi vượt suối nữa”.
Trưởng bản Vừ A Giống đang đưa một học sinh vượt lũ bằng túi (Ảnh: Đ. Tuấn).
Được biết, hiện ở bản Huổi Hạ hiện có 6 giáo viên cắm bản. Trong đó, 3 giáo viên phụ trách 3 lớp mầm non và nhà trẻ. Còn 3 giáo viên dạy lớp 1,2,3. Bản thân thầy Quý là giáo viên lớp 3.
“Người dân bản ở đây khi đi nương, nhiều khi không về kịp, lũ quét xuống thì phải gọi nhờ người đưa túi ra trợ giúp. Hoặc cũng có khi đó là những chiếc túi mà họ bọc đồ gùi hàng từ trung tâm vào vì sợ đi đường gặp mưa, nên họ dùng để qua suối luôn. Nhà trưởng bản ở ngay bờ suối này. Anh ấy bơi giỏi lắm, chỉ cần gọi, nếu có nhà, anh ấy sẵn sàng ra giúp đỡ”, thầy Quý nói thêm.
Chia sẻ với PV Dân trí, Trưởng bản Vừ A Giống cho biết, mình ở trên này khổ lắm. Việc chui túi nilon để vượt lũ có gì lạ đâu, bởi năm nào cũng gặp. Bản thân Giống cũng sợ con mình sau này phải chui túi nilon đến trường vì hiện tại vẫn chưa có cầu.
Video đang HOT
Vừ A Giống bảo, mỗi trẻ phải ngồi tầm 4- 5 phút trong túi. Các cháu khá sợ và khó thở nhưng không còn cách nào khác. (Ảnh: Đ. Tuấn).
Theo A Giống, việc cho trẻ con chui vào túi bóng vào mùa lũ là bất đắc dĩ. Mỗi trẻ phải ngồi trong túi tầm 4-5 phút vì phải đi vòng vòng. Các cháu cũng sợ lắm vì khó thở nhưng phương pháp này còn an toàn hơn khi sử dụng bè bởi có thể kéo xuôi theo dòng nước và lựa lựa để đi vòng, tránh các đoạn chảy xiết.
Giống cho biết, người dân cũng có làm bè, khi đi, phải có người kéo dây để bè sang bờ bên kia. Tuy nhiên, khi dùng bè rất mất an toàn bởi dễ bị lật ở những đoạn chảy xiết hoặc dây dễ bị đứt.
“Lúc dây đứt mà trôi bè đi thì không biết làm sao. Cho nên người lớn mới dám đi hoặc trẻ nào gan dạ lắm mới dám. Bản thân nhiều bố mẹ cũng không muốn cho các cháu vượt suối bằng cách đó vì nguy hiểm lắm”, A Giống nói.
Chia sẻ thêm với PV Dân trí, Giống cho biết, hiện tại nước lũ đã rút, bà con đi lại dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cũng không ai chưa biết lúc nào lũ sẽ đổ về bởi chỉ cần trận mưa lớn là con suối nhỏ đã có thể dâng lũ.
Thầy Nguyễn Minh Quý- giáo viên cắm bản tại Huổi Hạ, xã Na Sang, Mường Chà, Điện Biên xác nhận, việc học sinh chui qua túi là có thật.
Lãnh đạo Tỉnh Điện Biên: Học sinh chui túi nilon là chính xác
Trao đổi với PV Dân trí sáng 6/9 về thông tin một số người cho rằng hình ảnh học sinh chui vào túi nilon để vượt lũ là sắp đặt để gây hoang mang dư luận, ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện Biên cho biết, ông đã khẳng định về vấn đề này trên một số báo chí.
“Các bạn đã trực tiếp đến đấy chưa? Nếu ai trực tiếp đến hoặc có phỏng vấn chủ tịch xã, chủ tịch huyện của chúng tôi, họ đã khẳng định hoàn toàn có thật thì không cần phải hỏi thêm tôi nữa”, ông Quý cho hay.
“Tuy nhiên, một cán bộ ngành giáo dục Điện Biên có phát ngôn trên facebook cá nhân khi cho rằng, đó là thông tin sắp đặt, ông nghĩ sao về điều này”- PV hỏi. Ông Quý cho PV Dân trí biết: “Ai nói là sai thì đã phải đính chính trên báo chí”.
Việc kéo bè, theo trưởng bản Vừ A Giống, nước chảy xiết nên rất dễ lật, đồng thời dây có thể đứt càng nguy hiểm hơn nên nhiều bố mẹ không muốn cho con qua suối bằng cách này (Ảnh: Đ. Tuấn).
Trước đó, trả lời phóng viên một cơ quan thông tấn, ông Quý chia sẻ, ngay sau khi có thông tin phản ánh về sự việc, UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo các ngành liên quan và huyện Mường Chà kiểm tra và báo cáo thực trạng này.
Kết quả khẳng định: Những thông tin báo chí phản ánh về học sinh bản Huổi Hạ phải chui túi nilon vượt suối lũ đến trường là hoàn toàn chính xác. UBND tỉnh Điện Biên sẽ sớm tìm phương án khắc phục thực trạng báo chí đã phản ánh.
Riêng đối với cán bộ của tỉnh Điện Biên có những lời lẽ không đúng trên mạng xã hội, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo kiểm điểm và yêu cầu gỡ bỏ các bài viết trên mạng xã hội, cũng như chính thức xin lỗi đến cơ quan báo chí.
Như Dân trí đưa tin trước đó, ngày 5/9, một clip ghi lại cảnh nhiều học sinh ở bản Huổi Hạ phải chui vào túi nilon nhờ người lớn đưa qua suối lũ, rồi băng rừng hơn 5 tiếng đồng hồ tới trường vào ngày 4/9 để kịp khai giảng.
Trả lời PV Dân trí, chủ tịch xã Na Sang và Chủ tịch huyện Mường Chà đều xác nhận đây là sự thật. Tuy nhiên, các em không phải chui qua túi nilon này để đến trường hàng ngày mà chỉ dịp cuối tuần về nhà hoặc từ nhà xuống trường, nếu gặp lũ thì phải chui túi nilon vượt suối bởi các em được học bán trú ở trung tâm xã.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Thầy Trần Xuân Nhĩ đề nghị Bộ Nội vụ xác định lại định mức giáo viên
Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục cho rằng, chúng ta đang thừa thiếu giáo viên là do căn cứ định mức giáo viên/ số lớp học chứ không căn cứ trên tỷ lệ học sinh.
Từ nhiều năm nay, lời giải cho vấn đề thừa-thiếu giáo viên là "đề thi" rất khó đối với ngành Giáo dục.
Tình trạng thừa-thiếu giáo viên không chỉ xảy ra theo vùng miền, khu vực mà ngay trong một cơ sở giáo dục vẫn tồn tại nghịch lý thừa thì vẫn thừa nhưng thiếu vẫn cứ thiếu.
Để giải bài toán thừa-thiếu giáo viên, thời gian qua, một số địa phương đã phải đưa ra giải pháp tình thế bằng cách luân chuyển giáo viên trung học cơ sở xuống dạy bậc mầm non, tiểu học.
Tuy nhiên, việc luân chuyển này lại tiềm ẩn nhiều bất cập bởi lẽ, bậc mầm non đòi hỏi những kỹ năng và phương pháp sư phạm chuyên biệt.
Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, chúng ta đang thừa thiếu giáo viên là do căn cứ định mức giáo viên/ số lớp học chứ không căn cứ trên tỷ lệ học sinh. (Ảnh: Thùy Linh)
Chia sẻ bất cập này với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc điều chuyển giáo viên phổ thông xuống dạy mầm non không thể làm ồ ạt bởi lẽ ở bậc học mầm non, yêu cầu đối với giáo viên là phải hiểu biết thật sâu sắc đối với tâm lý của trẻ.
Điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy mầm non có thể gây ra nhiều bất cập, thậm chí sẽ phát sinh rất nhiều tình huống ảnh hưởng tới chất lượng của bậc học này.
Do đó, theo ông Nhĩ, muốn điều chuyển giáo viên từ bậc trung học cơ sở xuống dạy bậc tiểu học, mầm non thì cần động viên đối tượng giáo viên trẻ dẫu sao họ cũng dễ thích nghi hơn so với giáo viên lớn tuổi và có chế độ chính sách phù hợp ví như được giữ nguyên bậc lương...
Đồng thời, số giáo viên động viên được đó phải tiến hành đào tạo lại trước khi điều chuyển để họ đảm bảo yêu cầu giảng dạy.
Nói rõ hơn về vấn đề này, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng, ở bậc trung học cơ sở, mỗi giáo viên đảm nhận một môn học, còn tiểu học thì đòi hỏi giáo viên phải dạy toàn diện tất cả các môn.
Đặc biệt đối với mầm non thì ngoài kiến thức còn đòi hỏi giáo viên phải có kỹ năng, phương pháp sư phạm chuyên biệt để nắm bắt tâm lý, nếu không sẽ rất dễ xảy ra tình trạng bạo lực, hành hung trẻ.
Muốn giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ đề nghị, Bộ Nội vụ cần xác định lại định mức giáo viên/ tỷ lệ học sinh hiện nay để tính toán xem thừa, thiếu ra sao.
Thời gian tới không thể một lớp quy định chuẩn là 35-40 học sinh mà nhiều nơi sĩ số lại lên tới 69,70 học sinh/ lớp.
" Hiện nay, chúng ta thừa thiếu giáo viên là do căn cứ định mức giáo viên/ số lớp học chứ không căn cứ định mức giáo viên/ tỷ lệ học sinh", ông Nhĩ nhấn mạnh.
Theo giaoduc.net.vn
Chuyển hàng trăm giáo viên THCS xuống Tiểu học: Giám đốc Sở G&ĐT Nghệ An nói gì? Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, việc điều động, luân chuyển giáo viên là bình thường, đúng luật và các GV cần chia sẻ khó khăn với ngành. Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Nguyễn Thị Kim Chi cung cấp thông tin cho báo chí vào chiều 31.8. Ảnh: QĐ Như Lao Động đã thông tin, thời gian qua, dư luận...