Đến đường Điện Biên Phủ ăn “hủ tiếu bà Lan” 25 năm tuổi
Những ai sinh sống lâu năm tại Q.3, Q.10 (TP.HCM) chắc đều một lần nghe hay ghé đến quán hủ tiếu của bà Lan ở hẻm 702 Điện Biên Phủ.
Chỉ là quán cóc trong hẻm nhỏ nhưng đã ra đời từ năm 1990. 25 năm qua, biết bao người đã “ghiền” món hủ tiếu tại đây bởi những điều rất đặc biệt.
Đầu tiên phải kể đến cọng hủ tiếu Mỹ Tho dẻo ngon, ăn vào có cảm giác hủ tiếu tan dần trên đầu lưỡi chứ không nát nhừ sau khi nhai.
Lát thịt heo trong tô hủ tiếu rất được bà Lan chăm chút, từng miếng thịt xắt đều nhau, trông rất bắt mắt. Hơn thế, miếng thịt nhờ bí quyết chọn lựa và luộc riêng của bà Lan mà khi ăn vào, bạn sẽ cảm nhận rõ ràng độ mềm ngọt mà không khô.
Một bí quyết khác khiến hủ tiếu của bà Lan hút khách là nhờ món tương đen gia truyền. Theo anh Lâm Hoàng Vũ, con trai bà Lan, món tương đen do ba mẹ anh mày mò tìm công thức chế biến và đã thành công từ khá lâu.
Ai đến quán hủ tiếu này cũng tự nêm nếm một chén tương đen to. Tương đen cho thêm chanh, ít sa tế hay ớt trái xắt nhỏ, nếu ăn mặn thì cho thêm nước mắm. Lát thịt mềm chấm qua tương đen gia truyền, khi ăn vào sẽ có vị ngọt thơm của thịt, của tương, thêm chút cay của ớt, chua của chanh, thật khoái khẩu. Nhiều khách ăn xong còn mua tương đen mang về để dành ăn dần.
Video đang HOT
Tương đen gia truyền của nhà bà Lan
Tương đen cho thêm chanh, ít sa tế hay ớt trái xắt nhỏ
Bà Lan rất kỹ trong việc chế biến
Để thưởng thức tô hủ tiếu nơi đây khách phải chịu khó ngồi đợi bởi bà Lan rất “cầu toàn” trong việc chế biến. Khách đến đông, hối thúc cũng mặc, bà cứ tỉ mẩn chế biến tô hủ tiếu cho ngon lành, tới khi bà hài lòng mới mang ra cho khách. Vì thế tô hủ tiếu chẳng những ngon mắt, ngon vị mà lúc nào cũng nóng bỏng.
“Tôi đặc biệt thích hương vị nơi đây dù chỉ là quán vỉa hè. Tô hủ tiếu ở đây có hương vị đặc trưng, rất riêng, ăn xong vẫn còn thòm thèm dù đã no. Chỉ với 30.000 đồng cho một tô to, giá khá bình dân. Mỗi tuần tôi đều đến đây một lần để thưởng thức tô hủ tiếu có tiếng 25 năm này”, chị Trần Thị Thanh Thảo, nhà ở quận 8 cho biết.
Theo Amthuc365
Bánh đậu xanh - thơm ngọt tình người xứ Đông
Bánh đậu xanh Hải Dương từ lâu đã trở thành sản phẩm mang tính biểu tượng của một vùng đất, là niềm tự hào của những người con xứ Đông.
Với những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mỗi chiếc bánh đậu xanh Hải Dương lại thấm đượm hương vị đồng nội, thể hiện sự tinh tế và khéo léo của những người thợ cần cù. Bánh đậu xanh đã trở thành sản phẩm mang tính biểu tượng của một vùng đất, là niềm tự hào của những người con xứ Đông.
Nằm trong tam giác du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố Hải Dương là nơi dừng chân của du khách muôn phương và bánh đậu xanh là một trong những sản vật luôn được chọn làm quà cho người thân, bạn bè.
Quy trình làm bánh đậu xanh không quá phức tạp nhưng đòi hỏi những bí quyết gia truyền và nhất là cái tâm của người thợ.
Chị Phạm Lê Giang, du học sinh Việt Nam hiện sống tại thành phố Leeds (Vương quốc Anh), cho biết: "Khi còn ở Việt Nam, mỗi dịp lễ, Tết, trên ban thờ của gia đình tôi đều có một hộp bánh đậu xanh. Khi đi du học, mỗi lần về nước tôi đều mua và mang sang cho các bạn du học sinh Việt Nam và cả các bạn người nước ngoài một chút bánh đậu xanh để mọi người thưởng thức.
Mọi người đều rất thích và nhớ hương vị của bánh. Mỗi lần nhìn thấy bánh đậu xanh là tôi lại thấy nhớ về quê hương và nhớ nét đặc trưng của Việt Nam".
Hiện nay, hầu hết các công đoạn làm bánh từ sơ chế nguyên liệu, rang đỗ, tách vỏ, nghiền bột, trộn mỡ... đã từng bước được cơ giới hóa nhưng trước kia, bánh được làm hoàn toàn thủ công. Quy trình làm ra chiếc bánh đậu xanh không quá phức tạp nhưng đòi hỏi những bí quyết gia truyền độc đáo và quan trọng là cái tâm của người thợ.
Nguyên liệu chính để tạo nên những chiếc bánh đậu xanh thơm ngon là những hạt đậu xanh mẩy đều. Ngoài ra còn có mỡ lợn, đường, tinh dầu hoa bưởi.
Ông Đoàn Văn Đạt, Chủ thương hiệu Bánh đậu xanh Nguyên Hương, người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong "làng bánh" chia sẻ: "Đã làm bánh bao nhiêu năm nhưng tôi vẫn nhắc nhở con cháu rằng, nếu như những mẻ đỗ, mẻ mỡ không đúng chất lượng thì các con nên đổ đi. Chứ nếu mình cứ cố tình bán hết những sản phẩm không đạt chất lượng hôm nay thì đương nhiên ngày mai ta mất nghề".
Bánh đậu xanh Hải Dương hấp dẫn bởi hương vị ngọt mát, dân dã nhưng vẫn sang trọng. Qua bao thế hệ, những phong bánh đậu xanh vẫn được đóng theo từng khẩu nhỏ, trên hộp bánh thường in dòng chữ: "Thưởng thức nên có bạn hiền và trà ngon". Đó là "nét duyên" trong cách "thưởng" bánh tinh tế của người Việt.
"Thưởng thức bánh đậu phải uống nước trà. Cầm khẩu bánh vừa phải, không nhỏ quá cũng không to quá cùng với vị thơm của bột đậu, ngậy của dầu, ngọt của đường... đặt vào miệng là bánh tan ra. Trà thì có vị hơi chát nhưng lại luôn có vị ngọt. Những hương vị ấy quyện vào nhau tạo thành hương vị ngọt, thơm và ngậy ngậy mãi" - ông Nguyễn Đình Giang cho biết.
Gần 100 năm cần cù giữ nghề truyền thống, người dân Hải Dương tự hào có hệ thống sản xuất, kinh doanh rộng khắp với trên 50 thương hiệu bánh đậu xanh, được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng và được xuất khẩu đi nhiều thị trường trên thế giới.
Qua bao thế hệ, những phong bánh đậu xanh vẫn được đóng theo từng khẩu nhỏ...
Ông Tăng Bá Hoành, Nhà nghiên cứu lịch sử, Nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Hải Dương cho biết: "Khi bánh đậu xanh ra đời, lúc đầu chỉ có vài cơ sở nhưng sau đó người ta mang đi Đấu Xảo và được giải rồi dần nổi tiếng. Đến khi chiến tranh chống Mỹ thì còn ít người biết đến. Sau khi hòa bình lập lại, nhất là sau thời kì đổi mới thì bánh đậu mới lại phát triển và đến bây giờ phát triển chưa từng có.
Một loại bánh mà được thị trường chấp nhận là không hề dễ. Nguyên liệu làm bánh chỉ có đường, mỡ, đậu xanh và tinh dầu của hoa bưởi, là những tinh hoa của đồng nội, không chỉ trên thị trường cả nước mà thế giới cũng ưa chuộng".
Trên thị trường bánh kẹo đa dạng và phong phú hiện nay, bánh đậu xanh Hải Dương vẫn có chỗ đứng nhất định bởi đó không đơn giản là một loại bánh hay một món quà tặng mà còn là một phần văn hóa xứ Đông./
theo VOV
Ba quán ăn gây tò mò cho nhiều thực khách ở Hà Nội Nhiều thực khách tới hàng bánh cuốn chị Phượng để thử vị nước chấm không làm từ mắm, hay quán ngan Nhàn để biết món có gì ngon. Trước khi biết đến vị ngon của món ăn, nhiều thực khách tìm đến ba địa chỉ dưới đây đều bởi tò mò những điều khác. Phở Sướng Tấm bảng hiệu khiến nhiều thực khách...