Đền bù nhân viên bị sa thải theo kiểu Samsung: Nhận miễn phí Galaxy S10 Plus, đồng hồ thông minh cùng tiền mặt
Ngoài khoản bồi thường theo quy định, những nhân viên đã làm việc lâu năm ở nhà máy còn được nhận một phần quà tri ân cực kỳ có giá trị từ Samsung
Mãn nhãn với ảnh render dự đoán thiết kế tuyệt đẹp của Samsung Galaxy S11Vì sao chế độ chụp đêm Night Mode không được Apple tích hợp cho iPhone đời cũ?Smartphone tương lai của Samsung có thể quét vân tay khi bạn nhập mã pin
Theo thông tin đăng được tải bởi tờ Nikkei, Samsung Electronics sẽ đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, Trung Quốc vào cuối tháng này. Bước đi này đánh dấu sự rút lui hoàn toàn của Samsung khỏi Trung Quốc.
Trước đó, Samsung đã tuyên bố cắt giảm sản lượng tại nhà máy ở Huệ Châu theo sau việc đóng cửa một nhà máy khác ở Thiên Tân vào cuối năm ngoái.
Đáng chú ý, với việc đóng cửa nhà máy, các nhân viên làm việc tại đây đã được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc cực kỳ hâu hĩnh từ phía Samsung. Theo Gizmochina, ngoài khoản bồi thường theo quy định, những nhân viên đã làm việc lâu năm ở nhà máy còn được nhận một phần quà tri ân.
Cụ thể, với những nhân viên kỳ cựu làm việc khoảng 10 năm trở lên, những người này sẽ được nhận một chiếc Galaxy S10 Plus miễn phí, một chiếc đồng hồ thông minh cùng một khoản tiền mặt. Trong khi đó, với những nhân viên có thời gian làm việc ít hơn 10 năm, họ sẽ nhận được một chiếc Galaxy A80, hiện đang có giá bán khoảng gần 13 triệu đồng tại Việt Nam. Đây là hai chiếc smartphone tầm trung và cao cấp của Samsung, dù không phải sản phẩm ra mắt gần đây nhất nhưng đều có cấu hình cao và giá trị không nhỏ.
Năm 1992, Trung Quốc và Hàn Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao và Samsung Electronics đã đầu tư 52 triệu USD để thành lập Công ty TNHH Điện tử Samsung Huệ Châu. Tính đến năm 2007, Samsung đã đầu tư tổng cộng 6,1 tỷ USD vào Trung Quốc, sử dụng hơn 60.000 lao động. Ngay cả tên công ty cũng đổi từ “Samsung Trung Quốc” thành “Trung Quốc Samsung”, cho thấy quyết tâm “xây dựng một Samsung thứ hai tại Trung Quốc”.
Samsung đã từng duy trì ba nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Trung Quốc, một ở Thâm Quyến, Thiên Tân và một nhà máy cuối cùng ở Huệ Châu. Các nhà máy ở Thâm Quyến và Thiên Tân đều đã đóng cửa vào năm 2018. Nhà máy Huệ Châu ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc được khai trương vào tháng 12 năm 1992 và bắt đầu đi vào sản xuất vào năm 1993.
Hiện tại, đây cũng là nhà máy sản xuất duy nhất của Samsung vẫn còn hoạt động tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vào khoảng tháng 6 năm nay, Samsung đã tiến hành cắt giảm quy mô sản xuất tại nhà máy này, song song với việc sa thải bớt một số nhân viên.
Theo phân tích của một số chuyên gia, ở hiện tại, do các yếu tố như chi phí lao động tăng, Samsung đang tìm kiếm các lựa chọn hiệu quả hơn trong việc sản xuất điện thoại di động. Điển hình như việc mở thêm các nhà máy ở Việt Nam, Ấn Độ…
Theo GenK
HTC bị Google mua lại, Samsung cho "hít khói" và sa thải hàng chục ngàn nhân viên
Từng được vinh danh là một trong những hãng điện thoại có giá trị nhất và sáng tạo nhất thế giới, HTC "tự bắn vào chân" khi không tập trung quảng cáo nữa, tạo cơ hội cho "đàn em" Samsung vượt mặt chỉ sau vài năm.
Nội dung nổi bật:
Video đang HOT
Bối cảnh: Là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực smartphone, HTC nhanh chóng trở thành một trong những hãng điện thoại sáng tạo nhất và có giá trị nhất thế giới.
Kế hoạch: Tự tin với thương hiệu của mình, HTC tung ra chiến dịch "âm thầm tỏa sáng", không thèm chi mạnh vào marketing để tập trung đầu tư công nghệ.
Kết quả: Đầu tư thất bại, thương hiệu ngày càng đi xuống, HTC dần biến mất khỏi tâm trí của khách hàng và gần như không còn cơ hội quay về thời kỳ hoàng kim.
HTC và cuộc cách mạng Android
Bắt đầu từ năm 1997, HTC là một trong những thương hiệu đầu tiên trong ngành điện thoại di động và đồng thời cũng là tập đoàn cho ra mắt mẫu điện thoại với màn hình cảm ứng đầu tiên trên thế giới vào năm 2000.
Đến năm 2002, HTC tạo ra chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Windows đầu tiên. Và hãng này cũng góp công lớn trong sự ra đời của công nghệ 3G vào năm 2005.
Bước ngoặt xuất hiện vào năm 2008 khi HTC tung ra mẫu điện thoại Android đầu tiên: T-Mobile G1. Doanh thu tăng vọt, HTC liên tục làm chủ thị trường trong nhiều năm liền với mẫu Droid Incredible và Evo - chiếc điện thoại 4G đầu tiên.
HTC còn chứng tỏ vị thế "anh cả" khi hỗ trợ Google sản xuất chiếc điện thoại thông minh đầu tiên tên "Nexus One".
Đến năm 2010, HTC được vinh danh là một trong những thương hiệu điện thoại có giá trị nhất và sáng tạo nhất trên thế giới. Chính HTC mới là đối trọng của Apple tại những thị trường lớn như Hoa Kỳ và Châu Âu vào thời kỳ này.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng "TouchFLO 3D" là một trong những bí mật lớn đằng sau sự tăng trưởng này.
TouchFLO 3D đã biến hệ điều hành "tẻ nhạt" của Windows Mobile thành một công cụ hữu hiệu để tìm kiếm, gọi điện, kiểm tra email và giờ giấc ...
Khi Windows Mobile bị thay thế bởi Android, HTC cũng ngay lập tức bắt tay vào thiết kế HTC Sense dựa trên thành công cũ.
Sai lầm nối tiếp sai lầm
Năm 2011 đánh dấu sự xuất hiện của "sát thủ" Samsung, hãng điện thoại Hàn Quốc nhanh chóng nhận ra điểm mạnh của HTC và "bắt chước" viết nên giao diện TouchWiz cho Galaxy S.
Sau đó, "đại gia Hàn Quốc" tung ra hàng loạt mẫu điện thoại ở mọi phân khúc để chiếm lấy thị phần Android.
Không chỉ Samsung, Motorola cũng trở thành một đối thủ đáng gờm trên thị trường với những mẫu điện thoại sáng tạo. Ai cũng nghĩ đây là lúc "anh cả" HTC khẳng định vị thế của mình, nhưng HTC đã hành động hoàn toàn ngược lại khi chỉ tập trung ... mua sắm.
Bắt đầu bằng thương vụ "khủng" 300 triệu USD để thâu tóm tập đoàn sản xuất card đồ họa S3 Graphics. HTC hy vọng S3 Graphics sẽ tạo ra những công nghệ tối tân nhất, khiến các đối thủ khác phải thèm muốn và "nhờ vả", từ đó khẳng định vị thế độc tôn của HTC. Nhưng tiếc rằng S3 Graphics chẳng tạo được bước ngoặt nào trên thị trường.
Tiếp theo là khoản đầu tư "khó hiểu" hơn 90 triệu USD cho 2 nền tảng phát video trực tuyển OnLive và Saffron Digital. Cả hai công nghệ được đánh giá là "đi quá xa thời đại", HTC không còn cách nào khác ngoài bán lại hai công ty này với lợi nhuận cực kỳ khiêm tốn.
Thương vụ đầu tư được đánh giá là thành công nhất của HTC lại kết thúc khi chưa "chín muồi", HTC mua lại 51% cổ phần của Beats Electronics vào năm 2011 với giá 300 triệu USD, nhưng lại nhanh chóng bán đi 2 năm sau đó với lợi nhuận vỏn vẹn 56 triệu USD.
Không lâu sao đó, Apple mạnh tay chi hơn ... 3 tỷ USD để thâu tóm Beats trong sự ngỡ ngàng của HTC.
Trong khi HTC đầu tư "tùm lum chỗ" mà không đem lại đột phá, Samsung tập trung vào vấn đề chính khi sản xuất và phân phối linh kiện điện thoại (màn hình và thẻ nhớ) cho hàng loạt đối thủ trên thị trường, trong đó có cả Apple và HTC, dần chiếm lấy thị phần đang bị HTC bỏ rơi.
Marketing có cũng như không
Chiến thuật marketing của HTC tệ đến mức, khi đề cập tới "Cuộc chiến Smartphone", người dùng ngay lập tức nghĩ đến Samsung và Apple.
Từ năm 2009 đến năm 2013, chiến thuật marketing của HTC chỉ tập trung vào 2 chữ: "Quietly Brilliant" (tạm dịch: Âm thầm tỏa sáng hay Hữu xạ tự nhiên hương). Vì là một công ty công nghệ, HTC tin rằng thương hiệu của mình đã là quá đủ, không cần phải quảng cáo thêm làm gì.
Trong khi HTC đang bận "âm thầm", Motorola tung ra một loạt quảng cáo rầm rộ trên TV, và Samsung cũng ra sức tấn công trực tiếp ông hoàng Apple.
Kết quả là những thương hiệu ồn ào kia đã cho HTC "hít khói". Vào năm 2012, Samsung tăng trưởng hơn 300% và Apple cũng tăng vọt hơn 200% so với năm trước, trong khi HTC chỉ "âm thầm" tăng ... 17%.
Việc HTC đặt tên cho sản phẩm cũng "thảm họa" không kém. Cứ vài năm lại có một mẫu "HTC One" ra đời, nhưng đọc qua thì không ai biết mẫu này là nâng cấp, rút gọn, hay khác gì so với HTC One cũ.
Trong khi đó, Samsung và Apple chỉ việc đếm số "1, 2, 3, 4" cho các mẫu điện thoại của mình, đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.
Không những thế, HTC còn tung ra hàng chục mẫu điện thoại trong năm 2011 và 2012 với những cái tên cực kỳ "không đâu vào đâu": Desire, Incredible, Sensation, Evo, ChaCha, Salsa, Vivid, Velocity, Amaze và Rhyme ... Chẳng ai biết đây là tên điện thoại hay là tên bánh kẹo.
Sai lầm "kết liễu" HTC đến vào năm 2013 khi thương hiệu hàng đầu một thời quyết định trở thành một "Apple thứ hai", chỉ với 4 mẫu điện thoại mới được tung ra, HTC đã thuê hẳn ngôi sao hạng A - Robert Downey Jr. để marketing "tới nơi tới chốn".
Nhưng tiếc rằng tên tuổi của HTC đã biến mất khỏi tâm trí người dùng sau một khoảng thời gian dài "im hơi lặng tiếng", và chương trình rầm rộ kia đã phản tác dụng khi bị không ít khách hàng cho rằng chỉ là "chiêu trò của một kẻ bắt chước iPhone".
Kết quả
Sau khi giá trị cổ phiếu lập đỉnh vào cuối năm 2010, HTC liên tục lao dốc và không có dấu hiệu dừng lại cho đến ngày nay.
Google đã quay lại giúp đỡ "đàn anh" khi chi hơn 1,1 tỷ USD để mua lại phần lớn công nghệ và nhân lực của mảng thiết kế điện thoại HTC. Ước tính có hơn 2.000 nhân viên HTC đã trở thành người của Google sau thương vụ này, đóng góp lớn vào sự thành công của nhiều mẫu Google Pixel sau này.
Vào năm ngoái, HTC tiếp tục cắt lỗ và giảm hơn 25% nhân sự, tương đương với 1.500 nhân viên tại Đài Loan. Sau khi sa thải, số lượng nhân viên HTC chỉ còn vỏn vẹn 5.000 người trên khắp thế giới, cực kỳ khiêm tốn so với số lượng 19.000 người vào năm 2013.
Từ vị thế "đi trước" và hơn 10% thị phần điện thoại thông minh trên thế giới, giờ đây HTC chỉ còn là cái bóng của chính mình với chưa tới 1% thị phần, và tình hình không có vẻ gì là tươi sáng hơn trong tương lai, không it người nhận định rằng cái chết của HTC chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo genk
Apple có 500 nhân viên tại Hàn Quốc, hỗ trợ 325,000 việc làm tại "quê nhà" của Samsung Theo một báo cáo mới đến từ The Korea Herald, Apple mới đây đã tiết lộ số liệu tạo việc làm ở Hàn Quốc lần đầu tiên kể từ khi công ty vào nước này hai thập kỷ trước. Trong một trang mới trên trang web của mình, Apple cho biết họ đã tạo và hỗ trợ 325,000 việc làm tại Hàn Quốc,...