Đến bệnh viện tiêm phòng, người đàn ông được chú bảo vệ tiêm hộ vì toàn bộ y bác sĩ đều không có mặt trong ca trực
Được biết, bệnh viện sau đó đã mở một cuộc điều tra để tìm hiểu nguyên nhân tại sao các bác sĩ không có mặt ở bệnh viện tại thời điểm đó.
Mới đây, một bệnh viện địa phương tại Ấn Độ đã bị MXH công kích kịch liệt khi để bảo vệ bệnh viện tiêm phòng uốn ván cho bệnh nhân.
Theo đó, một người đàn ông sống tại bang Orissa (Ấn Độ) đã đến bệnh viện để điều trị vết thương bị lên uốn ván. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà tất cả bác sĩ tại bệnh viện đều không có mặt tại nơi làm việc ngày hôm đó.
Đoạn video người nhà anh kia đăng tải lên MXH
Sự việc bị đẩy lên cao trào khi cả gia đình người đàn ông ngồi đợi gần nửa ngày mà vẫn chưa thấy bác sĩ nào quay lại. Cực chẳng đã, anh bảo vệ đã phải vào tận nơi để… tiêm phòng uốn ván cho người đàn ông kia.
Người nhà bệnh nhân vì quá bức xúc nên đã quay clip rồi đăng tải lên mạng để tố cáo hành vi tắc trách của đội ngũ y bác sĩ nơi này.
Hình ảnh cắt ra từ clip
Bệnh viện sau đó thông báo đã mở một cuộc điều tra để tìm hiểu nguyên nhân tại sao không có bác sĩ nào phụ trách việc tiêm chủng vào thời điểm đó.
2 bé sơ sinh F0 bị bỏ rơi và những đêm trắng tranh nhau bế bồng của các nhân viên y tế tại BV dã chiến số 4
Nhờ sống trong sự bao bọc và tình thương của nhóm tình nguyện viên, y bác sĩ tại bệnh viện, 2 bé hiện đã dần hồi phục sức khỏe ổn định.
Mới đây, trên fanpage Bệnh viện (BV) Nhi Đồng Thành phố đăng tải thông tin về trường hợp 2 bé sơ sinh F0, bị cha mẹ bỏ rơi khi vừa chào đời nhận được nhiều sự chú ý. Sự xuất hiện của các thiên thần nhỏ khiến đội ngũ nhân viên y tế, tình nguyện viên tại bệnh viện ngày đêm dốc hết sức cưu mang, chăm sóc các bé.
"Hai cục cưng mới 3 tháng và 5 tháng, đồng cảnh ngộ bị bỏ rơi khi vừa chào đời tại một BV lớn tại quận Bình Thạnh... Không đủ điều kiện cách ly tại nhà, và cũng vì nhà cũng không có để chứa, nên hai đứa nhỏ được đưa đến cách ly điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 4.
Các nhân viên y tế tiếp nhận con ai cũng xót, tranh nhau ẵm bồng, đút sữa, rồi ru ngủ. Có tình nguyện viên F0 đã đủ ngày xuất viện, nay xin nán lại thêm ít ngày phụ việc chăm hai bé. Mà các cô lại là "vú em đời đầu", chưa từng có kinh nghiệm chăm bé.
Cả đêm qua đúng là lần đầu hai người luống cuống trải nghiệm cảm giác làm mẹ. Thay nhau chăm, thay nhau ngủ, ăn cũng lùa nhanh vài đũa cơm để được ra với hai em, thương như con em trong nhà".
2 em bé F0 bị bỏ rơi được đội ngũ y tế tiếp nhận chăm sóc.
Các thành viên nữ trong tổ Công tác xã hội BV Nhi đồng Thành phố đều chạy đôn chạy đáo đi mua cho 2 bé từng bình sữa, cái núm vú, bịch tã, ít cháo gói dinh dưỡng... Có bé trai F0 lạ sữa, nửa đêm đi ngoài, những "vú em bất đắc dĩ" lại mất ngủ, bối rối lo cho các con.
"Bé trai F0 đêm về lạ sữa, các cô lột bỉm, ôm con rồi bối rối chạy tới chạy lui, sau đó quyết định cho em vào bồn rửa tay giải quyết, tắm rửa sạch sẽ, rồi mát quá em không chịu ngủ, cả hai mớm sữa nhiệt tình. Miễn no sữa là được, bồng bế một hồi hai chị em cũng chịu yên giấc..."
Những dòng tâm sự về đội ngũ y tế được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người phải cay khóe mắt.
Đội ngũ y bác sĩ ngày đêm bồng bế, cho 2 em ăn uống, thay tã
Chia sẻ thêm với chúng tôi, anh Trần Lê Quang Trường (21 tuổi, ngụ tại Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM) hiện đang làm tình nguyện chăm sóc 2 bệnh nhi tại khu cách ly BV dã chiến số 4 cho biết, tình trạng sức khỏe của 2 bé trai giờ đã ổn định. Bé nhỏ 3 tháng tên Bắp, còn anh lớn 5 tháng tên Sữa, được chuyển qua từ BV Gia Định.
"Nhóm tụi mình đều chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh nhưng khi thấy 2 bé là thích liền. Mấy anh chị thay phiên nhau mua đồ, cho các con ăn, theo dõi sức khỏe. Cũng may 2 em rất ngoan nên cô chú cũng đợi. Có bé Bắp hơi nhõng nhẽo chút nên phải bế, nựng con hoài".
2 em bé được sống trong tình yêu thương của các TNV, đội ngũ y tế bệnh viện
Không có nhiều kinh nghiệm nên Trường chỉ hỗ trợ trông nom, ngồi chơi cùng và cho các em uống sữa. Lần đầu bế em bé nhỏ xíu trên tay, chàng thanh niên 21 tuổi chỉ biết bẽn lẽn cười trừ.
"Sữa, bỉm cho các em đều được các mạnh thường quân hỗ trợ qua quản lý bệnh viện hỗ trợ. Mấy chị trong viện ai có gì cũng mang cho các em. Rồi các chị cũng nhiệt tình chỉ cho mình cách chăm sóc các em, lúc nào các em cựa quậy nhiều là biết cho uống sữa, thay bỉm", nam tình nguyện viên tâm sự.
Trường là một trong số những F0 đã khỏi bệnh và đăng ký ở lại làm tình nguyện viên ở bệnh viện này sau khi điều trị xong. Chàng trai trẻ tự hào khi được chăm sóc, bảo vệ những trẻ nhỏ cơ nhỡ trong cuộc chiến chống Covid-19 còn dài ngày phía trước.
Xe bán cà phê, cá viên chiên bỗng thành xe test Covid: Đỉnh cao sáng tạo, muốn sớm được đi ăn hàng thì ra "chọt mũi" nhanh nà! Một "cú lừa" ngọt sớt! Trước ảnh hưởng của Cô Vy, mấy nay hàng quán đóng cửa sạch trơn. Vậy nên mới xảy ra thực trạng dân tình một bên lo xoay sở chuyện bếp núc, một bên nhớ nhung đồ ăn hàng quán khôn nguôi. Vậy nhưng thời gian gần đây, không ít dân mạng lại lên sóng những comment, topic kể...