Đến bao giờ Việt Nam cấp bằng phổ thông cho học sinh học trực tuyến?
Thực tế học sinh Việt Nam theo học các chương trình online của Mỹ sẽ được cấp bằng Tú tài Mỹ nhưng trong nước thì chưa thể làm được.
Trong thời kỳ cho học sinh nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19, nhiều trường học đã nhanh chóng áp dụng dạy học trực tuyến cho học sinh.
Việc dạy học này nhanh chóng được học sinh, phụ huynh và giáo viên hưởng ứng đã phát huy được nhiều ưu điểm nổi trội.
Trong đó, học sinh ở nhà vẫn theo học được các bài học cơ bản, ôn tập lại kiến thức.
Thầy cô giáo có thể dạy một lúc nhiều học sinh.
Các bài dạy học có thể được phát đi, phát lại nhiều lần.
Học sinh có thể nghe bài giảng nhiều lần để củng cố kiến thức…
Nhiều người cho rằng, với nền tảng công nghệ mới thì cần thiết phải mở rộng hình thức dạy học này.
Thậm chí, cần có hành lang pháp lý để khuyến khích mở rộng hơn nữa.
Video đang HOT
Việc học trực tuyến ngày càng phổ biến, nhưng hiện chưa được tính như học chính khóa (ảnh nguồn giaoduc.net.vn).
Thực tế hiện nay, ở Việt Nam hình thức dạy học trực tuyến đang phát triển nhanh.
Trong đó, học sinh khi tham gia chương trình phổ thông của Mỹ các em đa phần học trực tuyến nhưng kết quả các em được cấp bằng tú tài Mỹ miễn là các em vượt qua các bài kiểm tra sát hạch.
Các bằng cấp này đã mở ra cơ hội cho các em học tập tại các trường đại học của Mỹ và các nước châu Âu, Úc.
Câu hỏi đặt ra, tại sao học sinh ở Việt Nam có thể học trực tuyến để lấy bằng Tú tài Mỹ, nhưng lại không thể học trực tuyến để lấy bằng tú tài Việt Nam.
Bà Bùi Thị An cho rằng cần có hành lang pháp lý khuyến khích hình thức học tập online (ảnh nguồn quochoi.vn).
Trao đổi câu chuyện này với đại biểu Quốc hội khóa 13, bà Bùi Thị An, theo đó, nếu học online đáng ra phải áp dụng lâu rồi để tận dụng tất cả điều kiện có thể.
Bởi cách học này là tiết kiệm thời gian mà vẫn cung cấp được kiến thức cho mọi người.
Bà An cho rằng: “Cái quan trọng nhất là đánh giá kiến thức học sinh, thu lượm từ nhiều nguồn không chỉ trên ghế nhà trường.
Không kể học bằng hình thức nào, cái quan trọng nhất là đánh giá kiến thức nên Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu để đưa ra phương pháp đánh giá.
Bộ Giáo dục cần nghiên cứu để kiến nghị với Chính phủ có thể có điều chỉnh, thay đổi để cấp bằng được cho những người học online.
“Trong trình độ công nghệ thông tin đã phát triển thì có thể áp dụng cách dạy học này do đó cần có giải pháp để khuyến khích phát triển. Đáng lẽ chúng ta đã tạo điều kiện hành lang pháp lý cho học sinh có điều kiện học online từ lâu”.
Cuối cùng bà Bùi Thị An đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp để đánh giá được thực chất kiến thức học qua online và đề nghị Chính phủ cấp bằng cho những học sinh đạt chuẩn khi theo học chương trình này.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Khủng hoảng do Covid-19, tạo cơ hội chuyển nền giáo dục 1.0 qua 4.0
Hai tháng qua Trung Quốc và các nước trên thế giới lo đối đầu với khủng hoảng do dịch cúm Covid-19. Nhưng khủng hoảng không chỉ là nguy cơ mà nó bao gồm cả cơ hội. Vậy cơ hội cho Việt Nam là gì?
Đào tạo trực tuyến sẽ được nhiều trường chú trọng phát triển sau kỳ nghỉ dài tránh dịch Covid-19 - Ngọc Dương
Trong thời gian qua báo chí nêu vấn đề nông phẩm như dưa hấu, thanh long, và giờ đây sầu riêng ứ đọng vì xuất khẩu qua Trung Quốc bị hạn chế. Vì vậy Việt Nam cần phấn đấu để đưa nông phẩm qua những thị trường mới thay vì lệ thuộc vào một vài thị trường quen thuộc. Đây là một cơ hội lớn.
Về sản xuất, Việt Nam nhập khá nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc. Nếu nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu vì lý do nào đó thì dây chuyền sản xuất ở Việt Nam sẽ bị đình hoãn và đưa đến nhiều hệ lụy về cả kinh tế và xã hội. Điều này cho thấy chúng ta cần phải đầu tư vào phát triển các nguồn nguyên vật liệu cho những sản phẩm thiết yếu và đa dạng hóa nguồn cung. Đây là một cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh công nghệ hóa.
Về giáo dục, thời gian qua việc nên cho học sinh, sinh viên đi học lại sau tết hay không là một đề tài tranh cãi chưa có điểm dừng. Việc này tạo ra cơ hội gì cho giáo dục Việt Nam?
Trong thời gian vừa qua, nhiều trường triển khai dạy học trực tuyến (online) để giảm hệ lụy do học sinh, sinh viên nghỉ học quá lâu. Tuy nhiên, lâu nay các trường chú tâm vào việc tổ chức đào tạo lớp học tập trung theo cách truyền thống và việc đầu tư phát triển giáo dục trực tuyến không phải là trọng điểm nên giờ đây các trường nhận thấy những khiếm khuyết trong hạ tầng cơ sở thông tin để có thể đào tạo trực tuyến hiệu quả.
Đây là cơ hội rất lớn để giáo dục Việt Nam có động lực thay đổi thẳng từ nền giáo dục 1.0 hiện nay qua nền giáo dục 4.0.
Những bài học kinh nghiệm từ phát triển nền giáo dục 2.0 và 3.0 cho thấy đào tạo trực tuyến có một số khuyết điểm và không thể thay thế giáo dục qua lớp học. Tuy nhiên, trong nền giáo dục 4.0 lớp học không còn là nơi thầy cô dạy kiến thức, trò lắng nghe, mà đào tạo trực tuyến là công cụ hỗ trợ tạo cơ hội cá nhân hóa đào tạo cho từng học viên. Học sinh, sinh viên qua hệ thống đào tạo trực tuyến học hỏi các kiến thức trước khi đến lớp và lớp học là nơi ứng dụng kiến thức để phát triển những kỹ năng cần thiết cho nền kinh tế trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0. Các kỹ năng đó là giải quyết vấn đề, suy nghĩ đa chiều và sáng tạo, tương tác, làm việc nhóm.
Trong mỗi khủng hoảng đều có cơ hội. Khủng hoảng do dịch Covid-19 đem lại cơ hội cho Việt Nam đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế cũng như giáo dục hiện nay, học hỏi kinh nghiệm và triển khai những chiến lược cần thiết để có khả năng ứng phó với những thử thách lớn hơn trong tương lai.
Trên khía cạnh giáo dục, Việt Nam có khả năng đi thẳng từ nền giáo dục hiện nay qua giáo dục 4.0 mà không phải qua 2.0 và 3.0. Nếu quyết tâm, Việt Nam có thể làm được điều này.
Theo Thanh niên
Nhà trường triển khai học trực tuyến được Bộ GD-ĐT khuyến khích, ủng hộ Học sinh được nghỉ học kéo dài để phòng dịch Covid-19, nhiều trường đã triển khai dạy học online cho các em. Tuy nhiên phương pháp học trực tuyến có thực sự làm an tâm giáo viên, học sinh và phụ huynh không thì vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Trò chơi tương tác giúp ôn tập và rèn luyện kiến thức...