Đến Bắc Kạn thưởng thức đặc sản bánh ngải của người Tày
Khi đến thăm Bắc Kạn, du khách có cơ hội thưởng thức đặc sản bánh lá ngải vô cùng độc đáo của người Tày.
Bánh ngải còn được nhiều người quen gọi là bánh giầy ngải. Nguyên liệu làm bánh là lá ngải cứu, gạo nếp, vừng và đường phên, những thực phẩm hết sức gần gũi với đời sống hàng ngày. Thế nhưng muốn bánh thơm, dẻo thì phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ.
Còn đối với lá ngải, phải là lá ngải tươi, ngon, có màu xanh thẫm. Lá ngải cứu được xử lý rất cẩn thận để giữ nguyên mùi thơm, màu xanh đậm nhưng phải khử sạch vị đắng.
Để làm bánh ngải thì không khó, nhưng lại đòi hỏi người làm phải có sự khéo léo, cẩn thận ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Muốn bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương và không được lẫn dù chỉ một hạt gạo tẻ.
Bánh ngải là thứ bánh rất dễ ăn, mát và không ngấy, nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không quên mùi vị của loại bánh dân dã này. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng.
Video đang HOT
Bánh ngải là đặc sản của người Tày
Bánh ngải được chia làm 2 loại, loại có nhân và loại không nhân. Nếu làm bánh có nhân thì việc chuẩn bị nhân bánh có tính quyết định. Nhân bánh ngải thường được làm từ đỗ xanh hay lạc. Trộn đều đỗ xanh với đường phèn, sau đó đồ cho chín đỗ. Còn nếu dùng lạc thì sẽ băm nhỏ lạc rồi chưng cùng với đường, vừng để phần nhân thêm đậm đà và cuốn hút.
Cũng có nơi, nhân bánh ngải được làm từ hạt vừng rang giã nhỏ trộn lẫn đường phên, sau đó đảo qua lửa cho đường chảy ra rồi để nguội để có độ sánh đặc.
Vị hăng hăng, thơm thơm, là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường. Miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng. Đây là món bánh thơm thảo của người Tày ở Bắc Kạn, bởi thế nếu có cơ hội du lịch đến đây bạn nhất định đừng bỏ lỡ món ăn này.
Quán bún măng vịt dùng sá sùng nấu nước lèo hút khách
Thịt vịt luộc chín kỹ nhưng không bị dai, nước dùng ngọt thanh nhờ sá sùng kết hợp miếng măng sần sật được nhiều người yêu thích.
Bún vịt là đặc sản người Tày ở Hà Giang, thường được nấu vào rằm tháng 7 - một trong những ngày lễ lớn nhất năm của dân tộc Tày. Ngày nay, nó được du khách ưa chuộng và bày bán khắp thành phố. Trong đó, tiệm bún nằm ở bản Tùy, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về hướng huyện Bắc Mê, được nhiều người biết đến. Chủ quán tiết lộ một trong những bí quyết giúp quán anh tồn tại gần 19 năm nay là nhờ nước dùng. Thịt vịt ở đâu cũng giống nhau nên 'ăn thua' ở chỗ nước lèo phải nấu thật ngon, anh nói thêm. Từ lúc mở quán đến nay, anh luôn dùng sá sùng (hay còn gọi là giun biển) hầm nước dùng thay vì sử dụng gia vị như hạt nêm, bột ngọt... Nước bún vị chua ngọt nhẹ, thanh, không dầu mỡ. Bên cạnh đó, thực khách gọi thêm bát măng ăn cùng, nhai sần sật.
Rau ăn kèm chủ yếu là bạc hà có vị thơm, cay nồng cùng vài loại rau thơm quen thuộc như ngò, diếp cá, kinh giới, tía tô... và đĩa giá trụng cho đỡ ngấy. Khi ăn, thực khách vắt thêm lát chanh, thêm ớt tươi nếu ưa chua cay, chấm thịt vịt với muối tiêu là chuẩn.
Nhờ hương vị nhiều năm không đổi, quán này trở thành điểm dừng chân được dân địa phương lẫn team mê phượt Hà Giang yêu thích, thường xuyên đông khách vào buổi sáng.
Một trong những điểm cộng không nhỏ của quán là khá rộng rãi, có khu ngồi chung phía trước và các chòi riêng tư dành cho nhóm hoặc gia đình. Các chòi xây nổi trên nước, lối đi bằng bê tông, lợp mái lá mát mẻ vào mùa hè, tầm nhìn hướng núi. Mỗi chòi chứa được tối đa 20 người ngồi ăn chơi thoải mái.
Ngoài ra, trước khi đi ăn bún, du khách có thể ghé cột mốc Km0 trên đường Nguyễn Trãi, cách quán bún khoảng 4,5 km check in.
Du lịch Hà Giang vào những tháng đầu năm, ngoài khám phá đặc sản, bạn đừng quên 'săn' hoa đào, hoa ban, hoa lê trắng trong các bản làng, trên núi. Sau đó sẽ đến mùa hoa cải vụ đầu xuân (từ cuối tháng 2 đến tháng 3), khung cảnh nên thơ lý tưởng để 'sống ảo'.
Kỳ lạ loại đặc sản nghe tên như bị bỏ bùa, ăn vào ai cũng mê Chỉ với loại rau đắng kết hợp với gạo nếp nương cùng đường phèn và vừng đen đã tạo nên hương vị dẻo thơm, ngọt bùi của món bánh đặc sản này. Thú vị hơn, khi thưởng thức bánh thực khách liên tưởng đến sự tươi non của đồi nương, sự hoang dã của núi rừng. Loại đặc sản mang đậm phong vị...