Đến 2020, các trường cao đẳng và trung cấp hỗ trợ SV khởi nghiệp
Phấn đấu năm 2020, 50% các trường CĐ, trung cấp có ít nhất 2 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp.
Có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các trường CĐ, trung cấp được tuyên truyền, giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp. (Ảnh minh họa)
Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh và xã hội cho biết, mục tiêu của Đề án hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Theo đó, đến năm 2020, 100% các trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; Có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các trường cao đẳng, trường trung cấp được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp; Thành lập trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các trường cao đẳng và trường trung cấp; 50% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 2 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp.
Video đang HOT
Đến năm 2025, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 5 ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp. Dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ, đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ hỗ trợ mạo hiểm. Phạm vi đối tượng được tham gia là học sinh, sinh viên đang học tại các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.
Để triển khai Đề án hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 đạt hiệu quả, Tổng Cục Giáo dục Nghề nghiệp đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền sự kiện ngày hội khởi nghiệp quốc gia cho học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng năm; Hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, Biên soạn và ban hành bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn học sinh, sinh viên khởi nghiệp; Xây dựng quy trình thẩm định, xét duyệt, triển khai và cơ chế đầu tư, giám sát các dự án, mô hình kinh doanh được hình thành từ ý tưởng của học sinh, sinh viên …
Ông Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: “Giải pháp theo mục tiêu tạo môi trường cho học sinh sinh viên khởi nghiệp là thành lập các trung tâm hỗ trợ học sinh sinh viên khởi nghiệp tại các trường cao đẳng và trường trung cấp. Theo thống kê, phải thành lập 950 trung tâm tại 950 cơ sở; thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp ở các tỉnh, thành phố. Các hoạt động của Trung ương Đoàn Liên hiệp phụ nữ; hiệp hội doanh nhân trẻ có thể kết nối các đối tượng vào thì mới có thể có hiệu quả được, khả thi được. Tiếp theo kết nối giữa doanh nghiệp. Điều này rất quan trọng với sinh viên, với nhà trường về khởi nghiệp sáng tạo xây dựng cơ chế để làm sao ý tưởng khởi nghiệp của các em đến với các nhà đầu tư, với doanh nghiệp gắn với thị trường, gắn với nhu cầu sản xuất”.
Hiện, cả nước có gần 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 944 trường cao đẳng, trung cấp nghề, còn lại là các trung tâm giáo dục nghề nghiệp thường xuyên.
Theo VOV
Trường cao đẳng, trung cấp phải có hệ thống đảm bảo chất lượng
Bắt đầu từ ngày 1.2.2018, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt buộc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng theo quy định mới của Bộ LĐ-TB-XH.
ảnh minh họa
Bộ LĐ-TB-XH vừa ban hành Thông tư quy định về hệ thống bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1.2.2018, áp dụng cho các trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, các trường phải thực hiện các nguyên tắc, yêu cầu, quy trình xây dựng, vận hành, đánh giá và cải tiến hệ thống bảo đảm chất lượng. Đồng thời tự đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của mình theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định do Bộ LĐ-TB-XH đề ra. Việc tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo sẽ được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần đối với chương trình đào tạo nghề trọng điểm quốc gia, khu vực, quốc tế.
Đặc biệt, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt buộc phải có tổ chức nhân sự để thực hiện việc xây dựng các quy trình và công cụ cho các hoạt động về chương trình, giáo trình đào tạo, tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét, công nhận tốt nghiệp...
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, nhấn mạnh: "Trước yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế hội nhập, đặc biệt là phục vụ nguồn nhân lực chất lượng cao cho cuộc cách mạng công nghiệp 4, các trường cũng phải đổi mới quản trị nhà trường, cải cách thủ tục hành chính bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, đào tạo. Theo đó, phải có hệ thống thông tin quản lý trên nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu mở, có khả năng mở rông, cập nhật khi cần thiết".
Tieo tiến sĩ Minh, việc thực hiện quy định mới này sẽ giúp các trường nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc bảo đảm chất lượng đào tạo.
Theo TNO
Linh hoạt chuyển giao các chương trình đào tạo nghề Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên môn theo các bộ chương trình chuyển giao từ Úc, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng các trường tham gia thí điểm đã có những giải pháp linh hoạt, sáng tạo để đảm bảo chất lượng chuyên môn trong việc chuyển giao các chương trình đào tạo nghề. ảnh minh họa Đảm bảo...