Đem trẻ làm thí nghiệm
Giảng dạy tự phát tiếng Anh ở bậc mầm non, nếu không có chương trình và giảng dạy một cách khoa học sẽ phản tác dụng.
Lấy lý do xuất phát từ nhu cầu của phụ huynh, nhiều trường mầm non (MN) tại TPHCM đã đưa môn tiếng Anh vào giảng dạy dưới các hình thức ngoại khóa và học năng khiếu.
Tuy nhiên, với hình thức giảng dạy tự phát (do các trường tự hợp đồng với các trung tâm ngoại ngữ) cùng với giáo trình và giáo viên (GV) chưa có chuẩn mực cụ thể, nhiều phụ huynh không biết việc học như vậy có hiệu quả, nhất là khi trẻ quá nhỏ.
Thí điểm 2 tháng rồi thôi
Tháng 10/2011, Sở GD-ĐT TPHCM đồng ý cho Công ty TNHH Dịch vụ giáo dục Poly (Hàn Quốc) đưa chương trình tiếng Anh vào giảng dạy thí điểm tại 4 trường MN, gồm: Trường MN TP, Trường MN Bé Ngoan (quận 1), Trường MN Tuổi Thơ 7 (quận 3) và Trường MN Vàng Anh (quận 5), trong đó mỗi trường chọn ngẫu nhiên 30 đến 40 trẻ chia làm 2 lớp gồm tiếng Anh lớp chồi và tiếng Anh lớp lá.
Đại diện phía Poly cho biết sau 2 tháng dạy thí điểm (cuối tháng 12/2011), dựa trên những đóng góp từ phía GV và hội đồng chuyên môn của các trường, họ sẽ đưa chương trình về chỉnh sửa cho phù hợp và nhân rộng ra nhiều trường tại TPHCM. Tuy nhiên, thực tế phía Poly chỉ thí điểm 2 tháng rồi thôi khiến nhiều phụ huynh hoang mang.
Chị H.M, phụ huynh có trẻ học tại một trường tổ chức dạy thí điểm, cho biết: “Nghe giới thiệu về chương trình, tôi rất hào hứng vì có cơ hội để cháu làm quen với tiếng Anh nhưng băn khoăn không biết chương trình đã được thẩm định chưa và vì sao chỉ thí điểm 2 tháng rồi thôi luôn? Làm như vậy không khác gì mang trẻ làm thí nghiệm, thất bại rồi phủi tay. Hiện tôi chẳng biết phải cho trẻ học tiếp theo chương trình nào. Nếu học chương trình khác, liệu có mâu thuẫn với chương trình của Poly?”.
Ở bậc mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Trong ảnh: Một lớp học tại Trường Mầm non Tuổi Thơ 7 (quận 3 – TPHCM). (Ảnh: Tấn Thạnh)
Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng Phòng Giáo dục MN, Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: “Qua những buổi dự giờ, chúng tôi thấy chương trình của Poly là được, thật ra họ tôn trọng mình nên mới thông qua sở, nếu họ không thông qua mà tự hợp đồng với trường thì chúng tôi cũng đành chịu vì đây không phải là chương trình chính quy. Lâu nay, các chương trình được áp dụng ở mỗi trường khác nhau nên sở không kiểm soát hết”.
Từ trước, việc giảng dạy tiếng Anh tại các trường MN vẫn theo kiểu “mạnh ai nấy làm”. Bà Đặng Thị Ánh Mai, Hiệu trưởng Trường MN Măng Non 1 (quận 10), cho biết trường hợp đồng với CIC tổ chức dạy ngoại khóa, chủ yếu là để trẻ làm quen với mặt chữ, cách phát âm và các hoạt động vui chơi.
Về góc độ chuyên môn, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phó Phòng GD-ĐT quận 3, lý giải: “Việc chọn chương trình căn cứ vào việc trung tâm đó phải được cấp phép, GV phù hợp. Nếu thấy GV cứng nhắc quá thì chúng tôi đề nghị thay”. Tuy nhiên, một lãnh đạo phòng GD-ĐT thừa nhận việc thẩm định chương trình và đánh giá hiệu quả dạy tiếng Anh ở các trường MN lâu nay vẫn còn bỏ ngỏ.
Lấy chương trình khác thí điểm
Về việc có nhân rộng thí điểm thêm nhiều trường và lấy chương trình nào để thí điểm dạy tiếng Anh, một lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM cho biết vẫn chưa có chỉ đạo nên chưa thể trả lời. Trong khi đó, thông tin từ các quận, huyện cho biết bắt đầu từ năm học này, sở đã tổ chức thí điểm chương trình tiếng Anh chung cho các quận, huyện và lấy chương trình Cambridge của Hội đồng Anh làm chương trình chính thức.
Video đang HOT
Một số quận, huyện chẳng hạn quận 3 sẽ lấy Trường MN Tuổi Thơ 7 làm thí điểm, quận 12 là trường MN Sơn Ca 6. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Thơ, nguyên hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca 6, băn khoăn: “Nếu dạy ở lớp lá thì được, còn lứa tuổi nhỏ hơn thì sớm quá”.
Đánh giá về chương trình này, bà Võ Ngọc Thu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 5, cho biết: “Tại quận 5, hiện đã có 3 trường đăng ký gồm Trường MN Họa Mi 2, Trường MN Họa Mi 3 và Trường MN Vàng Anh nhưng có thí điểm hay không vẫn phải chờ cuộc họp với các phụ huynh. Nếu phụ huynh đồng ý mới tổ chức.
Nếu thí điểm, thì lớp chỉ có 25 em, chủ yếu để trẻ làm quen với mặt chữ và vẫn theo hình thức học năng khiếu. Trước đây, chương trình của Cambridge của Hội đồng Anh đã áp dụng tại một số trường ở quận 5 như Trường Tiểu học Minh Đạo và THCS Hồng Bàng được phụ huynh khen là tốt, chương trình nhẹ nhàng, GV phát âm chuẩn nên chúng tôi yên tâm”.
Quá sớmTheo TS Võ Văn Nam, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM, dù với bất cứ lý do nào thì các chương trình dạy tiếng Anh của nước ngoài du nhập Việt Nam cũng không nằm ngoài mục đích kinh doanh hơn là giáo dục. Chưa kể việc đưa tiếng Anh vào giảng dạy từ bậc MN là cách làm áp đặt, chương trình lại quá nặng. Không có cách tư duy, phát triển nào tốt nhất bằng việc trước hết phải dạy cho trẻ hiểu tiếng Việt thuần thục. Nếu ép trẻ học ngoại ngữ sớm trong khi tiếng mẹ đẻ còn chưa hiểu hết thì về lâu về dài, trẻ sẽ không suy nghĩ theo truyền thống văn hóa Việt. Nếu áp dụng cẩu thả, không những đứa trẻ sẽ mụ mị đi mà còn thui chột sự sáng tạo về sau. Nhiều chuyên gia giáo dục cũng đồng quan điểm rằng ở bậc MN thì vui chơi là hoạt động chủ đạo, thông qua đó để trẻ phát triển và hình thành nhân cách. Ở lứa tuổi này, trẻ tiếp thu rất nhanh nhưng dạy sai thì sẽ phản tác dụng.
Theo Đặng Trinh
Người Lao Động
Giáo trình lậu tràn lan ở làng Đại học
Sách in lậu không chỉ giấy xấu, nhiều lỗi chính tả mà còn gạch xóa lem nhem. Tuy nhiên, chủ các cửa hàng sách lậu và sinh viên cho rằng, mua sách như thế không sao, vì chỉ dùng một lần, lười đọc.
Những cuốn sách lậu được in sao trái phép và bán tràn lan trước các cổng trường tại làng Đại học đã tồn tại nhiều năm nay. Những người mua và bán chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế mà không biết rằng mình đang vi phạm pháp luật vì xâm hại sở hữu trí tuệ.
Sách lậu , sách giả dễ mua hơn sách thật
Rất dễ để tìm mua giáo trình lậu ở làng Đại học (quận Thủ Đức, TP.HCM). Có nhiều người gọi đây là "thành phố của tri thức", nhưng điều đáng ngạc nhiên là tại một khu vực rộng lớn với nhiều trường đại học, tập hợp hàng chục ngàn sinh viên như vậy nhưng chỉ có 5-6 hiệu sách để phục vụ cho nhu cầu đọc.
Tất cả các hiệu sách và các tiệm photocopy tại làng Đại học đều có bán giáo trình.Giáo trình được photocopy lại, đóng bìa mỏng rồi đem ra bày bán công khai tại các cổng trường.
Tại cổng trường Đại học KHXH&NV, một phụ nữ chừng hơn 40 tuổi bày ra một gian hàng lưu động, vừa bán giáo trình vừa bán ... nước giải khát. Trên gian hàng của bày bán đủ loại sách về phục vụ cho các môn Triết học, Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Kinh tế chính trị, Tâm lý học đại cương, Tư tưởng hồ Chí Minh, Lịch sử Báo chí Việt Nam, Lịch sử Văn minh Thế giới... Chỉ bằng quan sát thôi cũng có thể thấy bà rất đắt hàng. Sách in lậu được một thanh niên đi xe máy chuyển đến liên tục.
Một gian hàng bán giáo trình lậu lưu động trước cổng trường Đại học KHXH&NV
Sách được chủ gian hàng chuyển về liên tục
Một chủ hiệu sách ở gần khu vực trường Đại học Khoa học Tự nhiên cho biết: "Giáo trình ở đây in ra còn không kịp bán. Vào đầu mỗi học kì, sinh viên mua nhiều lắm. Mình đặt hàng ở các tiệm photocopy rồi cứ thế mang về bán, không sợ ế".
Bà chủ này lý giải việc bán chạy trên là vì lý do sinh viên ngại mua sách của các nhà xuất bản do giá cao hơn giá sách in sao lậu. Được biết, để có một cuốn sách, nhà sách phải bỏ chi phí tìm kiếm ý tưởng, trả phí bản quyền, nhuận bút, biên dịch, biên tập, thiết kế, chế bản, in ấn và phát hành đến tay người đọc. Các sạp hàng này chỉ mất tiền photocopy, không phải chịu bất kỳ các khoản phí nào khác về vận chuyển, tác quyền, thuế... nên giá đương nhiên là sẽ rẻ hơn.
Giá cả rẻ đi đôi với chất lượng sách kém. Chúng tôi thử mua hai quyển sách Tâm lý học đại cương (của Khoa Giáo dục học trường Đại học KHXH&NV) và cuốn Cơ sở Văn hóa Việt Nam (của tác giả Trần Ngọc Thêm) để tìm hiểu. Sách có lẽ đã được photo rất nhiều lần, mực lem nhem trên giấy. Chất lượng giấy rất xấu, khác hẳn với những cuốn sách gốc.
"Bọn trẻ đọc một lần rồi thôi. Quan trọng gì đâu. Sinh viên bây giờ cũng lười đọc lắm", một người bán sách gần trường Đại học Khoa học Tự nhiên quả quyết.
Sách lậu bị photo nhiều lần trên giấy xấu nên lem nhem, chữ mờ và khó đọc.
Nhiều đoạn còn bị gạch xóa ngay trong sách
Theo Tuấn Anh, đúng như các chủ cửa hàng đã nhận định, việc sinh viên mua sáchgiáo trình chủ yếu là vì lý do kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng sách lậu cũng ở mức độ "hên xui".
"Có nhiều cuốn sách em mua về, bìa in một đằng, nội dung một nẻo. Thậm chí, nhiều cuốn sách do được người in lậu đánh máy lại, sai chính tả nhiều không kể xiết", Tuấn Anh cho biết.
Nguyễn Thị Hồng Hạnh đang mua sách gần đó cho biết thêm: "Thực ra chúng em cũng có thể mua sách ở thư viện trường, nhưng phần vì giá đắt, phần vì em...không có thói quen đi thư viện, nên cũng ngại. Đi học về, em ghé đây mua cho rẻ".
Có thể thấy, với số lượng hàng chục ngàn sinh viên có nhu cầu, cùng với tâm lí "ngại" mua sách có bản quyền như vậy, việc sách giáo trình lậu được tự do "hoành hành" ở đây cũng không có gì khó hiểu.
Một nhà sách lớn nằm trong làng Đại học có bán giáo trình, nhưng rất vắng khách.
" Sách lậu tàn phá cơ hội phát triển tri thức"
Theo khảo sát, hầu hết các chủ tiệm sách tại làng Đại học đều chỉ mơ hồ hiểu rằng, họ in sách chỉ là để kiếm ít đồng lãi chứ không hề biết việc mình làm có đúng quy định pháp luật hay không. Trên thực tế, theo nhiều sinh viên, thậm chí các sinh viên khóa trước cũng in sách giáo trình cũ để bán rong cho sinh viên khóa sau và gặp không ít phản ứng của chính các thầy mình, khi họ nhìn thấy sách của họ bị in sao và bán rong mà không có bất cứ một sự cho phép nào.
Theo bạn Phan Quốc Hiệu (Khoa Báo chí & truyền thông, Đại học KHXH&NV): "Thường thì ở mỗi môn học, các giảng viên thường lên lớp mới yêu cầu sinh viên mua các loại giáo trình tham khảo. Cũng cùng một môn học, nhưng các giảng viên có thể yêu cầu các loại giáo trình khác nhau, chứ không phải môn học nào cũng có một giáo trình thống nhất. Do đó, việc mua sách giáo trình lậu, ngoài việc không đảm bảo chất lượng thì cũng chưa chắc đúng với yêu cầu của giảng viên".
Giáo trình lậu, muốn sách gì cũng có.
Chúng tôi mua một cuốn sách Tâm lý học đại cương do Khoa Giáo dục học, Đại học KHXH&NV biên soạn với giá 13.000 đồng tại cổng trường Đại họcKHXH&NV, thậm chí, cơ sở photocopy cuốn sách này còn để hẳn lại số điện thoại quảng cáo trên sách.
Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, trưởng khoa Giáo dục học trường Đại họcKHXH&NV TP.HCM, một trong những người tham gia biên soạn cuốn sách trên cho biết: "Đây là một cuốn giáo trình đã có từ hơn 10 năm nay, từ ngày mới thành lập khoa, các thầy cô biên soạn sách và bán giá thấp để các em sinh viên có điều kiện mua đọc. Hiện nay, cuốn sách này chỉ còn giá trị tham khảo vì khoa đã giảng dạy bằng nhiều giáo trình mới hơn".
Rất khó để tin tưởng những cuốn sách được in lem nhem thế này.
Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, Khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại họcKHXH&NV cho rằng, ý thức về tôn trọng bản quyền trí tuệ của cả người làm sách lậu để bán và người mua. Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông khẳng định: "Không thể nào chấp nhận hành vi làm lậu sách, vì nó tàn phá cơ hội phát triển tri thức".
Theo luật sư Phạm Đình Bắc, đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai, pháp luật nước ra quy định rõ về việc các tác giả được bảo hộ quyền sở hữu đối với tác phẩm của mình tho Luật sở hữu trí tuệ. Theo điều 170b Bộ luật hình sự về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, hành vi in sao sách lậu trái phép có thể bị xử lí hình sự với mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù.
Đ.S
Theo Infonet
Một trường 3-4 chương trình tiếng Anh Hàng loạt chương trình tiếng Anh đang được giảng dạy tại các trường phổ thông. Thế nhưng, mục tiêu từng chương trình như thế nào, hiệu quả ra sao... lại là câu hỏi đang bị bỏ ngỏ Trường tiểu học Kỳ Đồng, Q.3, TP.HCM đang giảng dạy cùng lúc bốn chương trình tiếng Anh. Thứ nhất là chương trình tiếng Anh tăng cường:...