Đêm nhạc gây quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm được hơn 600 triệu

Theo dõi VGT trên

Bức tranh kỷ niệm sân trường vẽ khuôn viên Trường ĐH Y dược TP.HCM do BS Trần Bửu Long vẽ đã bán đấu giá thu về 50 triệu đồng ủng hộ quỹ.

Đêm nhạc gây quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm được hơn 600 triệu - Hình 1

Chiều 23-9, Ban tổ chức đã tổng kết chương trình đêm nhạc Blouse trắng với chủ đề Về lại trường xưa kết hợp lễ ra mắt Ban liên lạc cựu sinh viên y khoa, gây quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm giúp sinh viên y khoa diễn ra vào tối 22-9.

Tại đêm nhạc, ngoài phần trình diễn lời ca tiếng hát của các ca sĩ khách mời, “cây nhà lá vườn” là các y, bác sĩ công tác tại các bệnh viện ở TP.HCM, chương trình đã tổ chức lễ ra mắt Ban liên lạc cựu sinh viên trường. Đây là địa chỉ để kết nối các thế hệ cựu sinh viên nhằm mục đích gây quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm (tên của vị giáo sư (GS) được nhiều thế hệ sinh viên y khoa kính trọng về tài đức, cũng là vị hiệu trưởng đầu tiên của trường).

Đêm nhạc gây quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm được hơn 600 triệu - Hình 2

Bức tranh kỷ niệm sân trường bán đấu giá đã tìm được chủ nhân với 50 triệu đồng ủng hộ quỹ học bổng. Ảnh: HH

Quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm ngoài cấp học bổng cho sinh viên y khoa có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực vươn lên trong học tập còn sẽ xem xét giúp đỡ các trường hợp bác sĩ cựu sinh viên mắc bệnh ngặt nghèo, hay gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Chương trình đã tổ chức trao học bổng cho 11 em sinh viên với giá trị 15 và 20 triệu đồng/học bổng.

Ban Liên lạc cựu sinh viên đã chọn nhóm nhạc Blouse Trắng, thuộc quỹ Trái tim trên tường, để đồng hành trong công việc kết nối và quyên góp cho quỹ GS Phạm Biểu Tâm.

Đêm nhạc gây quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm được hơn 600 triệu - Hình 3

Các thầy cô đại diện trao học bổng cho 11 sinh viên. Ảnh: HL

Ban Liên lạc cựu sinh viên do GS Đặng Vạn Phước, cựu Hiệu trưởng ĐH Y Dược TP.HCM, làm trưởng ban. Ngoài ra còn có sự tham dự của các GS, PGS và các thầy cô uy tín của trường như GS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM; PGS Trần Diệp Tuấn, đương nhiệm Hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TP.HCM; PGS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc BV ĐH Y dược TP.HCM; GS Ngô Minh Xuân, đương nhiệm hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch…

Ngoài số tiền quyên góp tại đêm nhạc, quỹ học bổng còn nhận được sự đóng góp của nhiều mạnh thường quân khác. Đặc biệt, bức tranh kỷ niệm sân trường vẽ khuôn viên Trường ĐH Y dược TP.HCM do bác sĩ Trần Bửu Long, cựu sinh viên của trường, vẽ đã bán đấu giá thu về 50 triệu đồng ủng hộ quỹ. Tổng cộng chương trình đêm nhạc Blouse Trắng – Về lại trường xưa tối 22-9 đã quyên góp được số tiền 612 triệu đồng.

Một số hình ảnh khác tại chương trình:

Đêm nhạc gây quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm được hơn 600 triệu - Hình 4

Các y, bác sĩ cháy hết mình trong đêm nhạc. Ảnh: HH

Đêm nhạc gây quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm được hơn 600 triệu - Hình 5

Ban Liên lạc cựu sinh viên y khoa ra mắt. Ảnh: HH

Video đang HOT

Đêm nhạc gây quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm được hơn 600 triệu - Hình 6

Ban Liên lạc cựu sinh viên ĐH Y dược TP.HCM vui mừng khi hội ngộ. Ảnh: HH

Đêm nhạc gây quỹ học bổng Phạm Biểu Tâm được hơn 600 triệu - Hình 7

Các mạnh thường quân ủng hộ chương trình. Ảnh: HH

HOÀNG LAN

Theo PLO

Mở đường cho nhiều "trường đại học" lên "đại học"

Một số trường đại học "lớn" đang hoàn thiện đề án nâng cấp, chờ nghị định hướng dẫn thực thi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018 để cắt bỏ chữ "trường", vươn thành "đại học"

Tăng trưởng số lượng trường đại học: Cán đích sớm

Năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định 37 về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, giai đoạn 2006-2020 với mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng (224 trường đại học và 236 trường cao đẳng).

Con số này đã "cán đích sớm". Năm 2018, cả nước đã có 236 trường đại học, học viện (không tính các trường thuộc khối an ninh- quốc phòng), theo số liệu theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 của TƯ Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Mở đường cho nhiều trường đại học lên đại học - Hình 1


Sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) (Ảnh: Thanh Tùng)


Trong số này, một số trường đại học được tổ thức theo mô hình "đại học", trực thuộc 2 đại học quốc gia HN, TP.HCM và 3 đại học vùng: Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng. Các trường đại học hầu như đều thuộc một cơ quan chủ quản là các bộ, ngành, đoàn thể...

Đại học có trước, luật bước theo sau

Theo quy định mới nhất ở Điều 7, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi 2018, cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cho rằng, sự khác biệt về đại học và trường đại học không chỉ là tên gọi mà còn đi kèm theo là cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Ông cho biết, khi các ĐH quốc gia ra đời cách đây hơn 20 năm đã có sự tranh luận về vấn đề này. Cuộc tranh luận này tiếp tục kéo dài đến nay.

"Đầu những năm 90 thế kỷ trước, Nghị quyết 05 của Hội nghị lần thứ 4 của Trung ương Đảng khóa 7 (tháng 6/1993) đặt ra một số nhiệm vụ trong đó có "xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia", "xây dựng một số cơ sở mạnh đảm nhận các nhiệm vụ nghiên cứu trọng điểm", và "xây dựng các trung tâm khoa học vùng".


Để hiện thực hóa các nhiệm vụ này, các đại học quốc gia và đại học vùng (không có chữ trường trước cụm từ đại học) đã lần lượt được thành lập từ cuối năm 1993 trên cơ sở "tổ chức, sắp xếp lại" các trường đại học đã có".

Từ năm 1994 đến 1997 các cơ sở đại học trên đã ra đời, nhưng mãi đến năm 2009 tên gọi "đại học" mới chính thức được "luật hoá" trong Luật Giáo dục sửa đổi bổ sung cho Luật Giáo dục 2005.

"Cụ thể, tại điều 42 khoản b quy định các cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học, học viện, nhưng oái ăm thay ngay sau định nghĩa này lại quy định gọi chung là trường đại học"- ông Nghĩa nói.

Đến năm 2012, Luật Giáo dục đại học ra đời quy định rõ hơn các khái niệm, mô hình và cơ chế hoạt động của các đại học quốc gia, đại học vùng. Cụ thể tại điều 7 khoản c của luật này đã chính thức đưa ĐH quốc gia, ĐH vùng vào hệ thống giáo dục quốc dân và cũng quy định gọi chung là đại học (không còn chữ trường ở trước). Đặc biệt, có hẳn riêng điều 8 nói về đại học quốc gia với cơ chế hoàn toàn khác với việc bổ nhiệm lãnh đạo của các đại học vùng và các trường đại học.

Cho đến năm 2018, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung 2018 (Luật số 34) vẫn giữ điều 8 quy định riêng cho đại học quốc gia; đồng thời đưa thêm nhiều định nghĩa và giải thích rất chi tiết cho các vấn đề đang tranh cãi như đại học, trường đại học, học viện, đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, thậm chí cả khái niệm trường trong trường đại học (điều 4). Luật mới này có hiệu lực từ 1/7/2019, các văn bản hướng dẫn thực thi đang được hoàn thiện.

Sẽ có thêm nhiều đại học

Đây là điều có thể thấy trước bởi việc sửa luật giáo dục đại học sẽ mở đường cho chuyển đổi mô hình trường đại học, nhất là trong bối cảnh các nhà làm chính sách đang nỗ lực tháo gỡ cơ chế "bộ chủ quản" với mục tiêu tăng tự chủ đại học.

Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, các đơn vị trong trường ĐH khi chuyển thành ĐH phải có năng lực tự chủ cao hơn, năng lực quản trị, quản lý của cả trường và từng đơn vị phải tốt và hiệu quả hơn. Về nguyên tắc sau khi chuyển đổi chất lượng đào tạo của toàn "đại học" phải được nâng cao trên cơ sở phát huy nguồn lực dùng chung của để đào tạo và nghiên cứu liên ngành; đủ để thực hiện sứ mệnh của ĐH là giải quyết những nhiệm vụ lớn để phục vụ cộng đồng, vùng và đất nước... Hiện nay, nghị định hướng dẫn chi tiết thực hiện luật mới này đang tiến hành những thủ tục cuối cùng để ban hành.

Tại Hà Nội, có trường đại học quy mô đào tạo lớn và tuổi đời hơn nửa thế kỷ đã thành lập, nâng cấp các phòng phòng, khoa thành viện để đón đầu sự chuyển đổi này. Ở TP.HCM Trường ĐH Y dược TP.HCM đã xây dựng đề án phát triển từ "trường" lên "đại học" từ 1 năm nay.

Mở đường cho nhiều trường đại học lên đại học - Hình 2


Hiện nay có những trường ĐH nhưng không để tên "trường" ở biển hiệu (dù trong con dấu có chữ "trường"-ĐH Bách khoa Hà Nội.

Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (1 cơ sở chính ở TP.HCM và 2 phân hiệu Gia Lai, Ninh Thuận) cũng đã vạch ra định hướng chiến lược phát triển lâu dài theo các giai đoạn khác nhau.

Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay, dự tính bộ máy tổ chức của trường được sắp xếp lại theo hướng 3 cấp gồm trường ĐH/University - College - bộ môn/ Department, để tăng cường chủ động của các đơn vị, tăng hiệu quả và chất lượng đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Mục tiêu của trường là trở thành đại học với 4 trường thành viên (college) gồm: Trường nông nghiệp (College of agriculture), Trường công nghệ (College of technology), Trường kinh tế và phát triển (College of economics and development), Trường khoa học (College of science). Ngoài ra, còn có Viện Sau ĐH (College of graduate) Trung tâm đào tạo quốc tế và nghiên cứu công nghệ cao (School of international training and advanced technology research).

Trường ĐH Khoa học Khoa học xã hội và Nhân văn, một cơ sở thành viên của ĐH quốc gia TP.HCM thậm chí còn trình đề án nâng cấp 2 khoa Giáo dục và Ngoại ngữ thành Trường Giáo dục và Trường ngoại ngữ; theo kiểu "trường trong trường trong đại học".

Ông Lê Vinh Danh, hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho hay, từ năm 2007 đã chọn "đi theo con đường đại học nghiên cứu" và theo huớng này thì sẽ không còn "trường" mà sẽ là "đại học".

"Dứt khoát phải đổi tên trường đại học thành đại học, và trong đại học sẽ có trường nhóm ngành (college) và trường đơn ngành (school)", ông Danh khẳng định.

Ông Danh cho rằng, Luật và Nghị định 73 đã quy định việc phân tầng cơ sở giáo dục đại học thì cứ vậy mà thực hiện, nhưng khi làm sẽ có nhiều vấn đề phải lưu tâm.

Đầu tiên, cần biết là nước ngoài không phân tầng cơ sở giáo dục đại học theo cách hành chính, cơ học mà chủ yếu dùng chính sách tài chính hay đầu tư nhà nước để định hướng cho các cơ sở giáo dục đại học chọn đường phát triển theo ý đồ của Nhà nước.

Như vậy, chính sách phân tầng cần phải mềm dẻo và sử dụng đầu tư nhà nước như công cụ chính, chứ không nên máy móc hoặc hành chính hóa nhiều".

Thứ hai, trong quá trình phân tầng, một số quốc gia như Pháp, Hà Lan, châu Á chủ yếu dùng đầu tư của Nhà nước và chính sách miễn học phí để thu hút các đại học tự nguyện đi theo; cũng như tạo điều kiện cho đại học có thể thu hút đủ người học".

Bên cạnh đó, còn tùy theo nhu cầu của thị trường nhân lực mà quyết định phát triển theo con đường đại học nhóm nào.

"Cũng lưu ý rằng ngay cả đại học nghiên cứu vẫn có các school hoặc college đi theo con đường khoa học ứng dụng và có đơn vị đi theo hướng đào tạo nghề nghiệp. MIT là đại học nghiên cứu lừng danh, mỗi năm công bố một khối lượng công trình nghiên cứu trên ISI gấp nhiều lần số lượng công bố của cả Việt Nam, nhưng vẫn có ngành đào tạo Kỹ sư nấu bếp. Không có đại học nào 100% là đại học nghiên cứu hoặc 100% là đại học khoa học ứng dụng mà không đào tạo tiến sĩ và làm nghiên cứu".- ông Danh nói.

Trường nào cũng muốn lên, cái danh còn ý nghĩa?

Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT, mô hình hệ thống giáo dục đại học chia thành 3 cấp: đại học, trong đại học có trường đại học, trong trường đại học có trường... là rối rắm.

"Những đại học hiện tại như đại học quốc gia vừa có khoa trực thuộc trường đại học, vừa có khoa trực thuộc đại học. Khoa thuộc đại học thì không có con dấu, khi người học tốt nghiệp sẽ do đại học cấp bằng. Tức là đại học cũng cấp bằng, trường đại học cũng cấp bằng. Chưa kể, đại học vừa quản lý khoa như một trường đại học, và vừa quản lý trường ĐH như một đơn vị chủ quản".

Ông Tùng cho hay khi trường đại học nâng cấp lên đại học thì các trưởng khoa sẽ có cơ hội nâng cấp thành các hiệu trưởng, và hiệu trưởng thì có thể thành giám đốc, tuy nhiên việc thay đổi chức danh không quan trọng bằng thay đổi chất lượng.

"Theo luật cũ, đại học là tập hợp các trường đã có. Còn theo luật mới, đại học có thể do nhiều trường gộp lại; cũng có thể một trường đại học tái tổ chức các khoa thành các trường và nâng cấp lên; kể cả trường công hay tư. Câu hỏi đặt ra là chuyển thành đại học sẽ mang lại lợi ích gì cho người học. Hiện nay, dường như nhiều trường muốn chuyển thành đại học và cho rằng như vậy là lớn hơn. Nhưng cái tên không quyết định việc lớn hay nhỏ. E rằng khi có nhiều ĐH ra đời thì chữ ĐH cũng không còn ý nghĩa nhiều nữa - ông Tùng nhìn nhận.

Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhìn nhận, các trường ĐH Việt Nam đa phần là trường đơn ngành, theo mô hình của Liên Xô cũ nên không thể phát triển theo hướng xuyên ngành, đa ngành trong kỷ nguyên số. Trường đơn ngành đã không còn phù hợp nên không thể đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện nay và tương lai. Trong khi việc chuyển đổi đơn ngành sang đa ngành ở Liên Xô và Trung Quốc thực hiện bằng cách sáp nhập nhiều trường đại học thành đại học thì ở Việt Nam lại làm ngược là kêu gọi thành lập "trường trong trường" để "lên đại học".

Ông Dũng khẳng định, xu thế quản trị đại học là sẻ chia, do vậy có thể các trường đơn ngành sẽ ghép lại với nhau thành đại học.

Lê Huyền

Theo vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngân 98 vén màn gây sốc chuyện gia đình: Bị bố đẻ chiếm 1 tỷ đồng, doạ tung clip nhạy cảm?Ngân 98 vén màn gây sốc chuyện gia đình: Bị bố đẻ chiếm 1 tỷ đồng, doạ tung clip nhạy cảm?
09:46:16 11/01/2025
Nam diễn viên bị lừa bán sang biên giới Thái Lan chính thức về nước, biểu hiện sợ sệt ở sân bay gây xôn xao dư luậnNam diễn viên bị lừa bán sang biên giới Thái Lan chính thức về nước, biểu hiện sợ sệt ở sân bay gây xôn xao dư luận
06:22:47 11/01/2025
Xuân Son nói lời xúc động tại Cúp Chiến thắngXuân Son nói lời xúc động tại Cúp Chiến thắng
06:09:49 11/01/2025
Anh rể nhắn tin xin lỗi vợ con vì mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa, 6 tháng sau chị tôi ngỡ ngàng phát hiện anh là "đại gia"Anh rể nhắn tin xin lỗi vợ con vì mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa, 6 tháng sau chị tôi ngỡ ngàng phát hiện anh là "đại gia"
07:20:16 11/01/2025
Hơn trăm nghệ sĩ đổ bộ siêu thảm đỏ WeChoice Awards 2024: Dàn sao khủng đồng loạt quy tụ, đại hội nhan sắc hot nhất nămHơn trăm nghệ sĩ đổ bộ siêu thảm đỏ WeChoice Awards 2024: Dàn sao khủng đồng loạt quy tụ, đại hội nhan sắc hot nhất năm
07:40:58 11/01/2025
Đêm trước ngày ra tòa ly hôn, chồng bước vào phòng ngủ, cầm theo một sợi dây khiến tôi quyết định rút đơnĐêm trước ngày ra tòa ly hôn, chồng bước vào phòng ngủ, cầm theo một sợi dây khiến tôi quyết định rút đơn
08:07:50 11/01/2025
Tình trạng gây sốc của Triệu Lộ Tư: Đã đi lại được nhưng không thể quay lại showbiz vì 1 lý do đau lòngTình trạng gây sốc của Triệu Lộ Tư: Đã đi lại được nhưng không thể quay lại showbiz vì 1 lý do đau lòng
08:00:03 11/01/2025
Cướp tiền của một phụ nữ rồi gửi người yêu và mua vàngCướp tiền của một phụ nữ rồi gửi người yêu và mua vàng
07:06:26 11/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sửa bếp lần 2, bà nội trợ trung niên kiên định: Chỉ cần sắm 3 chiếc tủ này là đủ

Sửa bếp lần 2, bà nội trợ trung niên kiên định: Chỉ cần sắm 3 chiếc tủ này là đủ

Sáng tạo

11:03:45 11/01/2025
Một người dì 55 tuổi đang sửa sang lại căn bếp và khẳng định chỉ cần 3 mẫu tủ bếp này là đủ. Lần thứ hai sửa nhà, bà nội trợ trung niên tuổi 55 không còn lúng túng như trước.
Cựu Siêu Xạ Thủ LCK sở hữu thông số vượt xa Faker nhưng thực ra lại "lép vế" hoàn toàn

Cựu Siêu Xạ Thủ LCK sở hữu thông số vượt xa Faker nhưng thực ra lại "lép vế" hoàn toàn

Mọt game

11:01:15 11/01/2025
Cựu sao LCK sở hữu thông số cao nhất so với dàn huyền thoại và cả Faker nhưng thực ra lại lép vế nhất. Cựu sao LCK có một thông số vượt xa Faker nhưng thực chất lại lép vế hoàn toàn
Lê Giang nói thẳng về mối quan hệ của Khả Như - Huỳnh Phương

Lê Giang nói thẳng về mối quan hệ của Khả Như - Huỳnh Phương

Sao việt

10:53:32 11/01/2025
Chỉ 1 lần dự họp báo mà gây náo loạn, Huỳnh Phương - Khả Như trong ngày 10/1 liên tục cập nhật hình ảnh thân mật lên trang cá nhân.
Ngăn chặn tình trạng "xé lẻ" pháo lậu từ biên giới tuồn về xuôi

Ngăn chặn tình trạng "xé lẻ" pháo lậu từ biên giới tuồn về xuôi

Pháp luật

10:39:47 11/01/2025
Đặc biệt, khi bị các lực lượng chức năng ráo riết bắt giữ, các đối tượng sử dụng thủ đoạn xé lẻ hàng, cất giấu trong đủ mọi phương tiện hòng lọt về xuôi.
Ông Trump có nói đùa khi muốn kiểm soát kênh đào Panama và sáp nhập Canada?

Ông Trump có nói đùa khi muốn kiểm soát kênh đào Panama và sáp nhập Canada?

Thế giới

10:37:17 11/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thẳng thắn nêu vấn đề mua Greenland, đưa Canada thành bang thứ 51 của Mỹ và giành lại kiểm soát đối với kênh đào Panama.
83 lao động Việt Nam bị công ty Nhật nợ lương với số tiền rất lớn

83 lao động Việt Nam bị công ty Nhật nợ lương với số tiền rất lớn

Tin nổi bật

10:17:34 11/01/2025
Công ty ở tỉnh Shizuoka, Nhật Bản đã không trả lương cho 83 lao động Việt Nam trong ít nhất một tháng, với tổng số tiền lên tới hàng chục triệu yen.
Chồng thất nghiệp nhưng vẫn bắt tôi biếu mẹ 20 triệu đồng tiêu Tết

Chồng thất nghiệp nhưng vẫn bắt tôi biếu mẹ 20 triệu đồng tiêu Tết

Góc tâm tình

10:12:09 11/01/2025
Chồng tôi thất nghiệp, nửa năm nay không làm ra tiền, không đóng góp chi tiêu cho gia đình. Nhưng đến Tết, anh lại đòi biếu bố mẹ 20 triệu đồng khiến tôi nóng mặt.
Sốc: Chủ tịch đình đám showbiz tặng 30 xe hơi cho fan, giá trị lên đến gần 13 tỷ đồng

Sốc: Chủ tịch đình đám showbiz tặng 30 xe hơi cho fan, giá trị lên đến gần 13 tỷ đồng

Sao châu á

09:43:33 11/01/2025
Hoàng Tử Thao tuyên bố nếu lượng người theo dõi kênh Douyin của mình đạt 15 triệu sẽ tặng 10 chiếc xe, nhưng hiện tại anh quyết định tăng số lượng quà lên 30 chiếc xe hơi.
Chàng trai 25 tuổi gãy dương vật

Chàng trai 25 tuổi gãy dương vật

Sức khỏe

09:20:34 11/01/2025
Ngày 10/1, Bệnh viện Việt Đức cho biết, nam thanh niên được xác định vỡ vật hang, một chấn thương nghiêm trọng ở dương vật. Đây là hậu quả của hành động tác động lực mạnh và sai tư thế, khiến cấu trúc bên trong dương vật bị tổn thương n...
2 người đàn ông phát hiện 'kho báu' khi đào đất trên cánh đồng

2 người đàn ông phát hiện 'kho báu' khi đào đất trên cánh đồng

Lạ vui

09:05:10 11/01/2025
XỨ WALES - Hai người đàn ông tìm thấy kho báu với khoảng 400 đồng xu thời Trung cổ trên một cánh đồng. James Fraser cùng bạn Chris tìm thấy khoảng 400 đồng xu thời Trung cổ.
Đóng vai "tiểu tam", Trình Mỹ Duyên bị Ammy Minh Khuê tát 20 cái

Đóng vai "tiểu tam", Trình Mỹ Duyên bị Ammy Minh Khuê tát 20 cái

Hậu trường phim

08:15:47 11/01/2025
Ngày đầu tiên nhập đoàn, tôi đóng luôn cảnh bị tát. Quay đi quay lại, tôi ăn gần 20 cái tát của chị Ammy Minh Khuê.