Đem mùi hương đến với vũ trụ ảo
Công nghệ khứu giác sẽ giúp những người đeo kính thực tế ảo (VR) có thể ngửi các loại mùi hương trong thế giới 3D.
Bên trong Bảo tàng Thủ công và Thiết kế ở San Francisco (Mỹ) đang diễn ra một triển lãm đặc biệt khám phá tiềm năng của công nghệ đối với khứu giác. Bước vào bảo tàng, khách tham quan sẽ đi qua một hành lang trưng bày những thiết bị kích thích khứu giác, như máy khuếch tán tinh dầu điều khiển bằng giọng nói, phát hương thơm theo giờ định kỳ để nhắc người bị sa sút trí tuệ ăn đúng bữa, hay dây chuyền tích hợp USB có chức năng tỏa mùi hương khi nhịp tim của người đeo đạt 110 nhịp/phút… và dĩ nhiên không thể thiếu chiếc kính thực tế ảo (VR) giúp người đeo ngửi được mùi hương.
Mùi hương giúp trải nghiệm trong thế giới metaverse trở nên chân thực hơn
Bí mật nằm ở chiếc hộp chứa chất hóa học được gắn bên trong kính, kết nối Bluetooth, giúp người đeo kính ngửi được mùi. Tên nó là ION, sản phẩm của công ty OVR Technology.
Aaron Wisniewski – CEO của OVR cho biết: “Mùi hương phải là một phần trong công cuộc phát triển metaverse, nếu không, chúng ta đang hạn chế tiềm năng của metaverse. Mùi hương ảnh hưởng sâu sắc đến việc xác nhận chúng ta là ai, chúng ta cảm thấy thế nào, chúng ta làm gì, mua gì và yêu ai”.
Chiếc hộp “vũ khí bí mật” của OVR có sẵn chín hợp chất hóa học, kết hợp với nhau để tạo ra hàng trăm mùi hương. Những mùi phổ biến như “dâu tây” hay “sô-cô-la” được tái tạo khá đơn giản, nhưng để tạo ra mùi hương như “bãi biển” đòi hỏi quá trình phức tạp hơn, cần có sự kết hợp giữa mùi cát, gió biển và mùi… kem chống nắng.
Chiếc hộp chứa hóa chất tạo mùi của hãng OVR Technology
Đi kèm theo chiếc hộp ION là một phần mềm đặc biệt, giúp thiết bị có thể tương thích với những game được tạo trên Unity và Unreal Engine. Wisniewski hy vọng có thể phát hành phiên bản dành cho người tiêu dùng vào năm 2023.
Trước đây, nhiều người đã tìm cách nghiên cứu công nghệ khứu giác. Từ thập niên 1960, một hệ thống có tên Smell-O-Vision đã ra đời để đưa mùi hương vào rạp phim. Các nhà phát minh lần đầu ứng dụng hệ thống trong bộ phim Scent of Mystery. 30 mùi hương khác nhau đã được tiêm vào ghế ngồi của khán giả trong rạp chiếu, và những mùi hương này sẽ được giải phóng theo nhạc nền của bộ phim.
Dù vậy, hệ thống Smell-O-Vision nhanh chóng chết yểu. Nhiều năm qua, khứu giác bị xem là giác quan thứ yếu so với thị giác hay thính giác. Năm 2018, một khảo sát trên các thanh thiếu niên người Anh cho thấy 64% thà mất khứu giác còn hơn mất smartphone.
Video đang HOT
Hệ thống Smell-O-Vision trong thập niên 1960
OVR là một trong nhiều công ty đang tham gia vào lĩnh vực mùi hương số hóa. Ở Anh, công ty OW Smell Digital đã gọi vốn 1,2 triệu USD để phát triển dịch vụ “Photoshop cho mùi” dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây. Tại Tây Ban Nha, công ty Olorama Technology phát triển một thư viện gồm 400 mùi hương, được đưa vào các hộp đặc biệt. Những hộp này sẽ tỏa mùi khi được kích hoạt bằng giọng nói của người dùng.
Nhưng khởi nghiệp trong ngành này không hề dễ dàng. Công ty Feelreal từng gọi vốn cho sản phẩm mặt nạ VR đa giác quan vào năm 2015, nhưng dự án “chìm xuồng” vào năm 2020. Hay công ty Nhật Bản Vaqso với tham vọng đưa thiết bị tạo mùi vào kính VR từ năm 2017 cũng đã không cập nhật website trong suốt nhiều năm qua.
“Đây là một công nghệ thú vị nhưng không phải một mô hình kinh doanh hấp dẫn”, Christina Ku – nhà đầu tư của Docomo Ventures cho biết.
Dự án kính VR ngửi mùi vị của Vaqso phải “đắp mền” trong thời gian dài
Nhưng cùng với sự phát triển của công nghệ đa giác quan, ngày càng có nhiều thiết bị tích hợp tính năng khứu giác. Năm 2021, Amazon nhận bằng sáng chế cho ứng dụng nhận diện mùi hương, được cài đặt trong chuông cửa Ring. Năm 2019, Brain Team của Google tuyên bố đã thiết kế thành công một mạng thần kinh có thể đánh giá chính xác các mùi hương ở cấp độ phân tử.
Ngày nay, công nghệ kích thích khứu giác đã là một phần quan trọng được các kỹ sư, nhà thiết kế, kiến trúc sư metaverse hướng đến.
Công nghệ khứu giác còn có ích cho các cơ sở trị liệu. Ascendant New York – một phòng khám điều trị rối loạn chất gây nghiện đã sử dụng nền tảng Inhale Wellness của OVR Technology để đưa bệnh nhân vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp thông qua kính VR và ngửi mùi hương trong thế giới ấy.
Trị liệu bằng mùi hương có ích cho nhiều bệnh nhân
Tại phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ Sáng tạo thuộc Đại học Nam California (Mỹ), các cựu chiến binh mắc chứng rối loạn hậu chấn thương sẽ được trải nghiệm mùi hương do OVR tạo ra thông qua liệu pháp điều trị phơi nhiễm VR.
Trong đại dịch Covid-19, khi virus corona làm suy yếu khứu giác, nhiều người bắt đầu nhận thức khác đi về mùi hương. Mùi hương có thể gợi lên ký ức hoặc đánh thức phản ứng sinh học của con người. Chẳng hạn, hương thơm tỏa ra từ hoa mận Nhật Bản có thể kích hoạt hệ thần kinh giao cảm, cải thiện tâm trạng của con người. Vì thế, sẽ thật thiếu sót nếu metaverse không đem đến cho người dùng trải nghiệm khứu giác.
Metaverse sẽ được những kỹ sư phần mềm dựng nên, những người tuy có chuyên môn trong công việc của mình nhưng thiếu kiến thức về mùi hương. Nhận thức được điều này, họ đã mời các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau như thời trang, kiến trúc… tham gia vào quá trình xây dựng vũ trụ ảo. Có lẽ sớm thôi, việc tuyển dụng “chuyên gia mùi hương” trở thành một phần trong cơn sốt chiêu mộ nhân lực metaverse.
Apple và Meta đối đầu trong vũ trụ ảo
Apple và Meta được cho là sẽ cạnh tranh gay gắt ở các sản phẩm phục vụ xu hướng metaverse trong thập kỷ tới.
"Cuộc chiến thực sự giữa Apple và Meta là kính thực tế ảo và thực tế tăng cường, đồng hồ thông minh, smarthome, các dịch vụ kỹ thuật số, cũng như các thiết bị và nền tảng được định nghĩa riêng trong vũ trụ gọi là metaverse", nhà báo công nghệ Mark Gurman của Bloomberg bình luận.
Apple và Meta có thể cạnh tranh mạnh mẽ ở lĩnh vực thiết bị VR, VR.
Trong 10 năm qua, các chuyên gia nhận định đối trọng lớn nhất của Apple là Google khi cả hai cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực như smartphone, hệ điều hành di động, dịch vụ web và thiết bị gia đình. Tuy nhiên, 10 năm tiếp theo, đối thủ của Apple sẽ là cái tên quen thuộc khác tại Thung lũng Silicon: Meta - thương hiệu mới của công ty Facebook.
Mối quan hệ Apple - Facebook hay giữa CEO Tim Cook và Mark Zuckerberg không hề êm đẹp thời gian qua. Cả hai luôn chĩa mũi giáo về nhau mỗi khi có thể, đặc biệt là liên quan đến quyền riêng tư. Cook chỉ trích Facebook về cách mạng xã hội này khai thác thông tin người dùng. Apple thậm chí phát triển tính năng cho phép chủ sở hữu iPhone tuỳ chọn chấp nhận hay từ chối ứng dụng thu thập dữ liệu, đánh mạnh vào mô hình kinh doanh dựa trên quảng cáo của các công ty như Facebook. Về phần mình, Zuckerberg và Meta chỉ trích chính sách của App Store, như tỷ lệ thu phí 30% doanh thu từ ứng dụng với nhà phát triển, hay về vận hành trò chơi di động và sự kiện ảo.
Tuy vậy, Gurman cho rằng các vấn đề này sẽ chỉ là "chuyện nhỏ" trong khoảng 10 năm tới, bởi cả hai đang nhắm tới VR, AR và các thiết bị đeo hỗ. Đây đều là những sản phẩm không thể thiếu trong vũ trụ ảo metaverse.
Meta không giấu sự thất vọng khi lỡ xu hướng smartphone trong thập kỷ qua, đồng thời thừa nhận sự cố gắng của họ trong lĩnh vực này chưa đủ. Cũng giống như Amazon thất bại với dòng điện thoại Fire, công ty của Zuckerberg cố gắng tìm kiếm các lĩnh vực mới để bành trướng. Thị trường đầy hứa hẹn của họ là kính VR, AR, một phần nhờ thương vụ Oculus trị giá 2 tỷ USD từ năm 2014.
Meta đã bán kính VR vài năm và hầu như không vấp phải sự cạnh tranh đáng kể nào. Tuy nhiên, từ 2022 trở về sau có thể là giai đoạn thị trường nóng lên cả về số lượng sản phẩm lẫn đối thủ, bởi nhiều công ty đã sẵn sàng công bố loại kính này.
Tháng trước, Meta giới thiệu bản xem trước của kính thực tế hỗn hợp đầu tiên của hãng là Project Cambria. Nếu kính AR tập trung vào thực tế ảo, đưa người dùng hoàn toàn vào trong thế giới số, còn kính VR phủ thông tin kỹ thuật số lên trên thế giới thực, thì Project Cambria kết hợp hai yếu tố này bằng cách tạo một "lớp phủ AR đầy đủ màu sắc cho VR".
Bên cạnh đó, kính Meta cũng được trang bị vi xử lý, cảm biến và ống kính riêng tiên tiến hơn nhiều so với các sản phẩm của công ty trước đây. Theo một số tin nguồn tin, Apple cũng đang lên kế hoạch cho một thiết bị tương tự.
"Kính của Apple dự kiến khoảng 2.000 USD. Tôi hy vọng sản phẩm của Meta có giá thấp hơn một chút. Tuy nhiên, cả hai đều sẽ là những thiết bị mang tính bản lề cho người dùng muốn tham gia trải nghiệm metaverse", Gurman nói.
Nhưng Meta cũng không dừng lại ở kính thực tế hỗn hợp. Công ty của Mark Zuckerberg dự kiến tham gia vào lĩnh vực đồng hồ thông minh khi đã hé lộ mẫu smartwatch mới, thậm chí đang chuẩn bị cho ba thế hệ sản phẩm. Đây được xem là kế hoạch mang tính thách thức với Apple.
Đồng hồ thông minh bị rò rỉ được cho là của Meta.
Về tính năng, smartwatch của Meta có thể gọi video, khi hình ảnh hé lộ cho thấy thiết bị có camera trước. Nếu phát huy tác dụng và được đón nhận, Apple nhiều khả năng buộc phải bổ sung chức năng tương tự cho Watch. Hiện Apple Watch là thiết bị đa năng, nhưng theo dõi hoạt động thể chất vẫn là chức năng chính. Meta cũng thể hiện mối quan tâm đến lĩnh vực này.
Thiết bị nhà thông minh cũng là lĩnh vực đối trọng giữa Apple và Meta trong tương lai, dù cả hai chưa thực sự có sản phẩm gây chú ý. Smarthome cũng là thành phần quan trọng trong metaverse.
Thiết bị gọi video Portal Go.
Meta bắt đầu cung cấp sản phẩm cho smarthome từ cách đây 3 năm với Portal, cho phép người dùng trò chuyện video. Màn hình thông minh này sau đó được cải tiến và có nhiều bản hơn, trong đó có mẫu Portal Go hoạt động bằng pin.
"Meta còn chặng đường dài để cạnh tranh với Amazon hay Google về thiết bị thông minh cho gia đình, cả về thị phần lẫn trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, tôi đã thử dùng Portal trong bếp vài tuần qua và tin vào triển vọng của Meta", Gurman nói.
Trong khi đó, Apple hiện có rất ít sản phẩm phục vụ nhà thông minh ngoài mẫu loa HomePod ra năm 2018 và HomePod mini năm 2020. Nền tảng và ứng dụng HomeKit cũng chưa thực sự đặc sắc, dù đã xuất hiện vài năm. Tuy nhiên, Apple được cho là đang phát triển ít nhất hai thiết bị, gồm set-top-box TV kết hợp loa, và loa thông minh tương tự Portal hoặc Amazon Echo Show.
Thực tế ảo là giải pháp cho quấy rối và lạm dụng nơi công sở? Công nghệ mới là có thể là chìa khoá nâng cao nhận thức về nạn quấy rối, lạm dụng nơi công sở. Dù vậy, vẫn có lo ngại về hiệu quả của cách tiếp cận này cũng như tác động tiêu cực với nhóm người từng là nạn nhân. "Nhập vai" trải nghiệm cảm giác của nạn nhân Người đàn ông trông như...