Đêm đêm rước bóng lên giường
Một khi cảm nhận cách diễn đạt độc đáo trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, tôi luôn nghĩ rằng, lời ăn tiếng nói trong dân gian cực kỳ chắt lọc, đâu ra đó, không thiếu cũng không thừa mảy may từ nào trong một câu, chính vì thế mới dễ nhớ và có khả năng lưu truyền, truyền miệng dài lâu.
Vậy, khi các từ được sử dụng trong các câu nhịp nhàng có điệu, có vần thì sao? Thì dẫn tới trong tôi một suy nghĩ nghiêm túc: Nếu phân biệt “văn chương bình dân” và “văn chương bác học” như quan niệm lâu nay ắt có sự bất cập. Vì rằng, ta có thể chọn lấy nhiều/ rất nhiều câu ca dao, dân ca “bình dân” hoàn toàn có thể sánh với thơ ca “bác học”.
Đêm đêm rước bóng lên giường
Ngọn đèn thấp thoáng nửa thương nửa sầu
“Bóng” trong ngữ cảnh này là gì?
Là cái hình ảnh của chính người đó do phản chiếu của ánh sáng, tựa như lúc thi sĩ Tản Đà ngồi trong phòng chong ngọn đèn và thấy: “Mập mờ khi thấp, khi cao/ Trông ra chẳng biết ông nào lại chơi”. Ông nào? Chẳng có ông nào, chỉ là cái bóng của chính mình: “Ta ngồi khi Bóng cũng ngồi/ Ta đi, ta đứng, Bóng thời cũng theo/ Có khi lên núi qua đèo/ Mình ta với Bóng leo trèo cùng nhau”, cuối cùng: “Còn ta, Bóng nỡ nào đi/ Ta đi, Bóng có ở chi cõi trần”. Có thể chọn lấy đây là một trong những bài thơ hay nhất của “ông thần ngông”. Một tứ thơ rất hiện đại.
“Lạ gì một cốt một đồng xưa nay”. Ảnh tư liệu
Thế nhưng, câu ca dao trên còn “siêu” hơn nữa, vì rằng, cái bóng ấy không là cái bóng của người thốt ra câu nói ấy. Điều này, ta có thể nhìn thấy qua từ “rước”. Thử hỏi cái bóng của mình hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào mình, thế thì sao lại phải rước? Vô lý quá. Rước/ đón rước là trang trọng, trân trọng đón về ai đó, vật gì đó một cách trọng thể theo lễ nghi như rước ông nghè về làng, rước dâu, rước kiệu… kia mà. Như vậy, “Đêm đêm rước bóng lên giường” – bóng ở đây không phải bóng của mình lại là nhân vật thứ hai nhưng không hề xuất hiện, chỉ là cái bóng do người rước nhìn thấy và nghĩ ra mà người ngoài cuộc thì không thể.
Trở lại với câu ca dao trên, có phải lập luận nêu trên đã chắc? Tất nhiên. Nhưng rồi biết đâu có người cãi rằng với từ rước trong ngữ cảnh của câu ca dao, hiểu như thế chắc gì đã đúng? Hãy đọc lại mẩu đối thoại trong tác phẩm “Nhà nho” (NXB Đồng Tháp – 1990) của Chu Thiên viết năm 1943: “Ông Hai Tín bưng cơi trầu ra mời Tuyết: Xin rước cô mời khẩu lộc thánh. Cô tươi cười từ chối: “Rước các cụ ạ, cháu không biết ăn trầu” (tr.47).
Ở đối thoại này, rước được xuất hiện với tư cách từ đồng âm hiểu theo nghĩa là mời. Mời ai đó một cách lễ phép, trân trọng, tôn kính, chẳng hạn, lúc Quan Án mời chị và vợ uống trà: “Rước chị ngồi uống chén nước đã; bà mày uống nước” (tr.80). Cùng là mời nhưng hai cách nói khác nhau: một cách nói là rước, một cách nói trống không. Cách mời trân trọng qua từ rước, ta còn có thể tìm thấy trong ca từ của Phạm Duy: “Rước em lên đồi cỏ hoang ngập lối”, và câu sau lặp lại cái ý này: “Mời em lên núi cao thanh bình”…
Nghĩa của từ rước, không chỉ có thế. Trong chừng mực nào đó, rước cũng có thể thay thế bằng từ chuốc, chẳng hạn, nhà thơ Cao Bá Quát viết: “Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy/ Cảnh phù du trông thấy đã nực cười/ Thôi công đâu chuốc lấy sự đời/ Tiêu khiển một vài chung lếu láo”.
Video đang HOT
Lúc nàng Kiều ở lầu xanh: “Đưa người cửa trước rước người cửa sau”; hoặc lúc Lục Vân Tiên bị nạn, sau khi nghe lão lang băm Triệu Ngang mách bảo, lập tức: “Tiểu đồng nghe nói đi liền/ Rước ông thầy bói đặt tiền mà coi” – trong những ngữ cảnh này, ta hiểu là đón.
Rõ ràng, từ rước này “nhiều sự” ra phết. Nếu đã có “rước bóng” ắt phải có “đổ bóng” chứ? Vậy, ta hiểu thế nào về câu tục ngữ “Thầy đổ cho bóng, bóng đổ cho thầy”? Ở đây là khi cùng làm việc gì đó mà thất bại thì người này dồn hết/ đổ hết trách nhiệm cho người khác như thể mình vô can. Chẳng lẽ trong ngữ cảnh này, thầy và bóng (của thầy) đổ lỗi cho nhau – như trường hợp “ta và bóng” trong bài thơ của Tản Đà? Có lý lắm, nhưng lại là… “cái lý không chân” nên không thể đứng vững. Vậy, trước hết cần phải hiểu nghĩa từ “bóng” trong câu tục ngữ, dễ quá, nếu ta nhớ đến câu thơ trong Truyện Kiều:
Đà đao lập sẵn chước dùng
Lạ gì một cốt một đồng xưa nay
Đà đao hiểu nôm na là trong cuộc giao chiến sống mái, một mất một còn, có kẻ ma lanh giả vờ “bỏ của chạy lấy người”, cái sự thua cuộc ấy khiến đối phương chắc mẩm tin thiệt vì còn nhìn thấy hắn ta kéo lết cái đao nên hăm hở đuổi theo sát gót. Nào ngờ kẻ tháo chạy đó bất ngờ quay lại chém cho một nhát bén ngọt.
Với từ bóng đang bàn, ta có thể nhìn thấy trong cụm từ “một đồng một cốt”/ “Lạ gì một cốt một đồng xưa nay”. Đồng và cốt cùng một phe, cùng một guộc, gọi chung đồng cốt – là những kẻ tự cho mình có thể giao tiếp với cõi âm quỷ thần trong đám cúng bái. Còn bóng, có “bóng cô”/ “bóng cậu” – hồn của trinh nữ/ trai tân nhập vào mà người đó biết chuyện quá khứ, tương lai lẫn phù hộ, ban phù phép cho kẻ khác. Dù đồng cốt hay bóng cốt thì phải “diễn” chung với thầy cúng/ thầy phù thủy một cách nhịp nhàng, “ăn rơ” nhau. Thế nhưng chẳng may bị “tổ trác”, “trật cù chìa” thì họ đổ lỗi cho nhau, “cãi nhau như mổ bò”, do đó, mới có câu “Thầy đổ cho bóng, bóng đổ cho thầy”.
Từ bóng này còn cực kỳ tinh quái ở chỗ khi nghe nhắc đến, chắc gì đã thuộc các nghĩa vừa nêu trên. Chẳng hạn, khi đọc câu thơ trong “Cung oán ngâm khúc”: “Chiều tịch mịch đã gầy bóng thỏ”, ta hiểu lúc ấy vầng trăng đã nhú lên trên vòm trời là lúc nàng cung nữ nghĩ về sự nhanh chóng, vùn vụt của thời gian chẳng khác gì bóng câu/ bóng ngựa lướt qua mành. Thời gian qua nhanh, nhan sắc cũng tàn phai chóng vánh, tội nghiệp cho các cô trinh nữ bó mình trong cung cấm.
Như đã biết, “bóng nga” dùng chỉ mặt trăng nhưng cũng để chỉ người con gái có nhan sắc như Nguyễn Du viết:
Bóng nga thấp thoáng dưới mành
Trông nàng, chàng cũng ra tình đeo đai
Là cái sự quyến luyến vấn vương của Sở Khanh chạm mặt Thúy Kiều. Nếu không dùng “bóng nga” theo nghĩa này, ta có thể thay từ gì khác nói chung nhằm chỉ về nhan sắc, sắc đẹp của mỗi người?
Củi tre dễ nấu chồng xấu dễ xài
Bậu ham chi bóng sắc, nó hành hài tấm thân
Nhưng đừng quên, “bóng sắc” còn hiểu là cái đẹp ấy, “tưởng dzậy mà không phải dzậy”, thoáng nhìn thấy “ngọt nước”, “ngon canh ngọt cơm” nhưng nhìn gần lại nhìn thấy khác. Nói tếu táo như cách nói ngỗ nghịch của “trẻ trâu” thời @ chính là: “Nhìn xa thì giống Thúy Kiều/ Nhìn gần mới biết người yêu Chí Phèo”. Éo le thiệt. Và, cũng thiệt éo le khi ta còn bắt gặp hàng loạt từ bóng như “đứng bóng” – chỉ giờ ngọ, đã nửa ngày; “xế bóng” – trời đã chiều; “tốt bóng/ có bóng”- chỉ vẻ lịch sự, tướng tá ngon lành; “xấu bóng” ắt nhan sắc… cực kỳ khiêm tốn! Không những thế, còn có “vẽ bóng”. Thì đây, người Việt mình có cách nói ngộ ghê, thí dụ:
Thật thà như thể lái trâu
Thương nhau như thể nàng dâu mẹ chồng
Ối dào, hai từ “thật thà” ấy, xét ra mỉa mai làm sao. Về lái trâu, hẳn chúng ta dễ dàng nhớ đến câu “Mua trâu vẽ bóng”. Ngày xưa, “con trâu là đầu cơ nghiệp”, một tài sản không nhỏ, phải có nó thì ước mơ “Nhà ngói, cây mít” mới đủ bộ, vì thế, khi mua trâu/ tậu trâu thì phải hết sức cẩn thận, chớ nên “Mua trâu vẽ bóng”, tức là mua qua hình ảnh, qua miêu tả của người bán chứ bản thân mình không sờ tận tay, nhìn tận mắt. Chỉ thoạt nghe miêu tả đã cả tin mà mua, có ngày… “bán thóc giống mà ăn”.
Khi ông bà ta sử dụng từ “bóng” trong trường hợp này, ta hiểu là hình ảnh nào đó được tạo ra do ánh sáng chiếu vào nhưng ở đây lại không có con trâu nào, bóng chỉ là hình ảnh vu vơ do người nghe tưởng tượng ra. Từ bóng này, khác với bóng trong câu “Nói bóng nói gió” – là nói xa xa gần gần, không nói trực tiếp, nói ám chỉ mà hễ ai “có tật giật mình”, chứ không có chứng cứ rõ ràng để bắt bẽ; tuy nhiên lại giống ở chỗ là từ lời “bóng gió” đó, người nghe có thể mường tượng ra những gì từ suy nghĩ của mình.
Bây giờ, ta hãy quay lại với câu ca dao:
Đêm đêm rước bóng lên giường
Ngọn đèn thấp thoáng nửa thương nửa sầu
Dù hiểu theo nghĩa đón rước hoặc mời một cách trân trọng thì tự thân cách nói này đã phản ánh một sự độc đáo như đã khẳng định: bóng ở đây không phải cái bóng của người đó mà chính là cái bóng của nhân vật thứ hai, dù không xuất hiện. Thế mới biết nỗi tương tư ấy dịu vợi, chất ngất và sâu kín biết dường nào, do đó, dù nhìn ánh sáng tỏa ra từ một ngọn đèn nhưng lại thấy bằng hai tâm cảnh: “Ngọn đèn thấp thoáng nửa thương nửa sầu”.
Độc đáo là chỗ đó. Sáng tạo là chỗ đó.
Bị mẹ chồng mắng mỏ thậm tệ, con dâu bình tĩnh chìa ra tờ giấy khiến bà phải rối rít xin lỗi
Không chịu nổi trước câu nói xúc phạm của mẹ chồng, tôi liền về phòng mang ra giấy tờ để bà biết rõ hơn về con trai mình.
Tôi không sống ở nhà chồng, nhưng thực tế cũng chẳng khác nhau là bao vì thế người ngoài nhìn vào tưởng tôi số sướng, nhưng bên trong thì lại không. Sau kết hôn, vôi và chồng lăn lộn kiếm sống, may mắn làm ăn tốt, khấm khá mà có nhà riêng. Tôi mừng lắm, căn nhà đầu đời của hai vợ chồng tôi, cũng là thành quả vất vả bao năm mà có.
Tổ ấm có công sức của hai vợ chồng, nhưng quả thực cũng nhờ công lớn của tôi mà có. Thu nhập từ kinh doanh của tôi mới là nguồn thu nhập chính của gia đình, còn chồng tôi mang tiếng là trưởng phòng của một công ty, nhưng lương thưởng chẳng đáng là bao. Hai vợ chồng cùng nỗ lực, tôi cũng để chồng được tiếng vì dù sao anh ấy là đàn ông, trụ cột gia đình. Hồi mua nhà, bố mẹ đẻ tôi còn cho riêng hai vợ chồng tôi khoản tiền lớn.
Đang sống yên ổn, bỗng dưng chồng nảy ý muốn đón mẹ lên ở cùng. Mặc dù tôi không thích lắm, nhưng buộc phải làm vậy vì mẹ chồng tôi ở một mình cũng đã gần một năm, vì chú út đi học ở xa lâu lâu mới về. Bố chồng tôi mất từ lâu, nên trách nhiệm của chồng tôi là con cả đối với chăm sóc, báo hiếu mẹ thì tôi vui vẻ ủng hộ.
Trước không ở cùng thì tôi và mẹ chồng có vẻ quý mến nhau, nhưng về một nhà nảy sinh nhiều bất hòa. Mẹ chồng tôi khó tính, bảo thủ và áp đặt mọi thứ lên con cháu. Bà cứ nghĩ lời nói, việc làm của mình là đúng và lúc nào cũng bao biện với con dâu: "Tôi bằng này tuổi rồi, sống bao năm phải hơn mấy đứa trẻ ranh như cô".
Mẹ chồng quá đáng, con dâu bất đắc dĩ đã phải tiết lộ sự thật về chồng. Ảnh minh họa
Mẹ chồng mặc sức can thiệp vào chuyện ăn uống, sinh hoạt, nhà cửa, nuôi dạy con của vợ chồng tôi. Khó chịu do khác biệt về cách suy nghĩ khiến tôi nhiều phen ấm ức, mẹ chồng không cho tôi một chút tôn trọng nào. Cứ như thể tôi là về làm dâu nhà mẹ chồng, là kẻ ăn bám trong nhà vậy. Động chút là mẹ chồng giận dỗi, nổi cáu, thẳng thừng mắng mỏ con dâu không tiếc lời.
Có lần tôi cũng nói thẳng với chồng để góp ý cho mẹ, nhưng anh ấy cũng chỉ ậm ừ, động viên vợ: "Giờ mình đón mẹ lên sống cùng, em cố gắng nhẫn nhịn đi. Chứ mẹ mà giận dỗi bỏ về quê, vợ chồng mình còn mặt mũi nào mà nhìn anh em, họ hàng dưới đấy. Bị cả họ nhà anh ghét là em cố mà chịu nhé, chứ việc này không phải do anh".
Một lần nấu ăn không vừa ý, tôi bị mẹ chồng mắng mỏ: "Cô chẳng có việc gì mà mỗi cái nấu ăn thôi mà cứ lóng ngóng, không biết nấu nướng gì cả. Số cô lấy được con trai tôi vừa đẹp trai, tài giỏi lại kiếm ra lắm tiền. Thế mà có biết điều đâu. Cô nên nhớ là ở trong nhà con trai tôi đấy nhé, không biết điều tôi bảo nó đuổi cô ra khỏi nhà thì đừng trách tôi không nói trước nhé".
Nghe xong tôi cảm thấy tổn thương ghê gớm, bèn chạy về phòng lấy ra mấy tờ giấy đưa cho mẹ chồng. Tôi nói thêm về nguồn gốc các loại giấy này : "Con trai của mẹ giỏi quá, làm ăn thiếu nghiêm túc tiêu cả tỷ đồng của công ty, giờ người ta bắt phải trả không có sẽ khởi kiện đây này. Còn vay ngoài mấy trăm triệu, cũng do cờ bạc, rượu chè mà ra. Đang định nhờ bố mẹ con giúp anh ấy nhưng giờ mẹ nói vậy con mặc kệ vậy".
Đọc kỹ mấy tờ giấy nợ tiền và nghe lời hờn trách của con dâu, mẹ chồng đang từ nổi giận chuyển sang dịu giọng, nịnh nọt con dâu: "Thôi mẹ đâu có biết mấy chuyện này. Con cố mà giúp chồng đi, rồi sau này chồng sẽ đền đáp. Mẹ xin lỗi vì hiểu lầm con, mẹ sẽ chỉnh đốn lại con trai tránh xa cờ bạc, rượu chè".
Đêm hôm đó, mẹ chồng và chồng tôi đã nói chuyện gì đó đến tận nửa đêm. Sáng hôm sau, bà chờ sẵn tôi từ sớm và bày tỏ mong muốn tôi giúp chồng và xin cho bà về quê, lâu lâu mới lên chơi. Tự dưng tôi lại thấy thương mẹ chồng, đã có lúc tôi nghĩ đến ly hôn, nhưng vì con mà cố tìm cách giúp chồng nếu như anh ấy không tái phạm vào con đường ăn chơi, cờ bạc.
Tôi không còn giận mẹ chồng, nhưng vẫn còn băn khoăn, không biết là có nên giữ bà ở lại hay là để bà về quê? Thú thực, nghĩ lại chỉ nửa năm qua sống cùng mẹ chồng, tôi thấy mình đã phải chịu đựng quá nhiều.
Ra mắt bị mẹ chồng tương lai sai rửa chục mâm bát đĩa, tôi tuyên bố 1 câu "xanh rờn" khiến bà choáng váng Lúc đấy là tôi đã thấy nản lắm rồi nhưng vẫn cố gắng làm cho vui vẻ. Nhưng ra tới sân giếng, thấy cả chục mâm bát đĩa xếp sẵn đó chờ rửa mà không thấy bóng người nào thì tôi nản hẳn. Tôi quen Dũng trong một lần đi thiện nguyện miền cao. Hai đứa nói chuyện thấy hợp, từ đó liên...