9 thói quen khiến bạn dần trở nên xấu xí trong mắt bạn đời
Những thói quen tưởng chừng như vô hại trong một thời điểm nhất định, nhưng nếu chúng diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến họ dần trở nên xấu xí trong mắt bạn đời.
1. Kiểm soát và cô lập bạn đời
Vợ/chồng luôn theo dõi, kiểm tra các cuộc trò chuyện qua điện thoại, mạng xã hội, email, muốn bạn phải chia sẻ tất cả, thậm chí yêu cầu bạn phải công khai cả các hóa đơn mua bán có nghĩa họ đang muốn kiểm soát cuộc đời bạn. Đây là điều không thể chấp nhận trong một mối quan hệ.
Kiểm soát và cô lập có thể là giao thoa giữa tình yêu, sự quan tâm với độc chiếm. Vì muốn giữ người mình yêu thương, một người cố tách vợ/chồng ra khỏi những mối quan hệ khác. Nhưng nếu diễn ra thường xuyên, hành động này độc hại tương tự như lạm dụng.
Ảnh minh họa: shutterstock
2. Kể quá nhiều chuyện riêng tư với người khác
Việc chia sẻ những kinh nghiệm hôn nhân với bạn bè không phải là xấu, nhưng bạn không nên kể hết tất cả những bí mật riêng tư giữa vợ chồng mình với người ngoài, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của bạn rất nhiều.
Nếu ai đó có ý định phá hoại hôn nhân của bạn, họ càng có điều kiện để thực hiện. Bên cạnh đó, khi vợ/chồng biết bạn đem hết chuyện cá nhân của họ để chia sẻ với người ngoài, họ sẽ không còn thoải mái để tâm sự mọi điều với bạn nữa.
3. Yêu cầu vợ/chồng phải “đọc” được suy nghĩ của mình
Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Lynsie Seely của Wellspace SF ở San Francisco (Mỹ) cho rằng: “Nhiều người đặt ra những kỳ vọng không công bằng vào đối tác, mong họ đọc được suy nghĩ, hiểu được cảm giác của mình. Trong trường hợp khi không được hiểu, họ sẽ quy kết rằng nửa kia không quan tâm đến mình, mình không quan trọng. Theo thời gian, điều này có thể khiến mối quan hệ giữa hai vợ chồng trở nên rạn nứt”.
Lynsie Seely cho rằng thay vì trông mong đối tác “giải mã” những suy nghĩ sâu kín nhất của mình, hãy tập yêu cầu những gì bạn muốn. “Thực hành mở lòng theo cách này sẽ xây dựng kết nối, sự hiểu biết và hỗ trợ”, chuyên gia nhận định.
Ảnh minh họa: shutterstock
4. Luôn đổ lỗi
Video đang HOT
Trong một mối quan hệ lành mạnh và tích cực, cả hai sẽ nhận trách nhiệm khi mắc lỗi. Còn hôn nhân độc hại là khi một người liên tục bị đổ lỗi.
Vợ hay chồng luôn trách móc bạn về những vấn đề trong cuộc sống gia đình. Bạn thường xuyên cảm thấy phải giải thích dù lỗi thực ra mình chẳng có lỗi gì. “Anh/cô ấy luôn khiến bạn thấy phải có trách nhiệm với cảm xúc của họ thì đó là dấu hiệu của hôn nhân độc hại”, Jessica Small, chuyên gia trị liệu hôn nhân và gia đình.
5. Suốt ngày “cắm mặt” vào điện thoại
Nếu bạn và bạn đời đang nằm trên giường cùng nhau nhưng chỉ bận lướt điện thoại mà không nói với nhau lời nào, kể cả đến khi đi ngủ, cả hai cần dừng lại. Dù các bài đăng trên mạng xã hội có thú vị đến mấy đi nữa, bạn vẫn nên bước ra khỏi thế giới đó và dành thời gian cho hôn nhân, quan tâm đến vợ/chồng của mình nhiều hơn. Thời gian ở trên giường, tốt nhất là nên dành cho nhau.
Nhà tâm lý học kiêm nhà trị liệu tình dục tại Los Angeles, Shannon Chavez cho biết, cùng nhau xem một vài tập phim trên Netflix có thể là một trong những cách thích hợp để thư giãn sau một ngày dài. Nhưng đừng vì thế mà trở thành một con nghiện tivi thay vì kết nối với bạn đời. Cô cũng khuyên mọi người có thể tắt tivi và thay thế bằng nghe nhạc, mát-xa cho nhau hoặc các hình thức đụng chạm khác.
6. Không bao giờ ưu tiên gia đình
Nhiều người miệng nói vợ/chồng là ưu tiên hàng đầu hay gia đình là quan trọng, nhưng sau đó đặt công việc, sở thích và quan hệ xã hội lên trên.
Nhà tâm lý học lâm sàng, chuyên gia về mối quan hệ, tiến sĩ Carla Manly cho biết, sự thiếu đồng nhất giữa lời nói và hành động sẽ khiến sự phẫn nộ gia tăng.
Ảnh minh họa: shutterstock
Dù cho trong đầu bạn nảy ra một ý nghĩ không hay ho gì về bạn đời thì cũng đừng vội thốt ra thành lời. Ví dụ, bạn nhờ chồng phơi đồ nhưng anh ấy nói: “Cứ để đó lát anh phơi”. Dù bạn bực mình nhưng cũng đừng nói: “Anh làm ngay đi, nếu không em biết thừa là anh sẽ vất đó mà không phơi”. Điều này chỉ khiến đối phương bực mình và mất đi động lực, thậm chí càng khiến họ có ý muốn phản kháng.
Đừng lúc nào cũng nhăn mặt và gắt gỏng. Dành cho nhau những câu bông đùa hài hước, những tiếng cười vui vẻ là cách để mối quan hệ thêm gắn kết.
8. Dùng sự im lặng làm vũ khí
Sau một cuộc tranh cãi, dành một khoảng thời gian hạ nhiệt là một động thái rất thông minh. Chuyến du lịch một mình hoặc thỏa thuận không nói chuyện cho đến khi cả hai kiểm soát được cảm xúc sẽ hữu ích.
Tuy nhiên, nếu bạn đời giữ thói quen im lặng nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày, họ đang khiến mối quan hệ vợ chồng thêm độc hại. Động thái này chứng tỏ vợ/chồng đang muốn khẳng định quyền kiểm soát đối phương.
9. Liên tục ngắt lời nhau
Trong thời điểm nóng nảy của một cuộc tranh cãi, bạn có thể sẽ có xu hướng ngắt lời người kia để bày tỏ quan điểm của mình. Nhưng nếu bạn thường xuyên có thói quen này thì đó là vấn đề lớn.
Kurt Smith, một nhà trị liệu ở Roseville, California nhận xét: “Thói quen đó sẽ khiến đối tác của bạn cảm thấy không được coi trọng, không được yêu thương”. Theo chuyên gia, nên ý thức được hành vi ngắt lời này và chủ động đặt câu hỏi: “Anh/em có thể chia sẻ những gì mình đang nghĩ không?” để cho thấy bạn hoàn toàn tôn trọng đối phương.
Gặp 7 dấu hiệu này có níu kéo hôn nhân cũng khó thành
Nếu không biết dấu hiệu của một cuộc hôn nhân độc hại, các cặp vợ chồng không thể tìm kiếm giải pháp hoặc quyết định khi nào có thể là lúc rời đi.
Luôn có thái độ khinh miệt hoặc coi thường
Những tiêu cực trong năm đầu sống chung sẽ bị tình yêu che khuất. Các đôi cuốn vào những ngày ngọt ngào, dễ dàng bỏ qua những tổn thương người kia gây nên cho mình. Nhưng sớm hay muộn, nếu hôn nhân độc hại, các dấu hiệu sẽ lộ ra.
"Nếu vợ luôn nói những điều như "chẳng ai cần anh", "anh may mắn có được tôi vì chẳng ai thèm lấy một kẻ như anh", đó là dấu hiệu hôn nhân độc hại. Nó cũng được thể hiện qua việc bạn đời tỏ ra khinh miệt, tin bạn chẳng dám từ bỏ mối quan hệ hiện tại, dẫu không hạnh phúc", Kandee Lewis, giám đốc điều hành một tổ chức chống lạm dụng trong hôn nhân ở Mỹ cho biết.
Dùng sự im lặng làm vũ khí
Sau một cuộc tranh cãi, dành một khoảng thời gian "hạ nhiệt" thường là một động thái rất thông minh. Chuyến du lịch một mình hoặc thỏa thuận không nói chuyện cho đến khi cả hai kiểm soát được cảm xúc sẽ hữu ích.
Nhưng nếu đối phương giữ im lặng nhiều ngày có nghĩa họ đang cố gắng khẳng định quyền kiểm soát đối với người kia.
Ảnh minh họa.
Kiểm soát và cô lập bạn đời
Kiểm soát và cô lập có thể là giao thoa giữa tình yêu, sự quan tâm với độc chiếm. Vì muốn giữ người mình yêu thương, một người cố tách vợ/chồng ra khỏi những mối quan hệ khác. Nhưng nếu diễn ra thường xuyên, hành động này độc hại tương tự như lạm dụng.
Giữ hết tiền
Không có gì lạ khi một đối tác kiểm soát nhiều hơn các vấn đề tài chính trong hôn nhân, đặc biệt nếu người kia không giỏi về tiền bạc. Tuy nhiên, nếu vợ/chồng công khai cấm bạn đời chi tiêu hoặc kiểm soát mọi chi tiêu sẽ đẩy hôn nhân xuống hố tan vỡ.
Lewis nói: "Trong một mối quan hệ lành mạnh, các đối tác ý thức được việc chi tiêu và có thước đo về sự tự do tài chính. Dấu hiệu của sự độc hại là một người chỉ định khoản tài chính cố định cho người kia, kiểm soát từng đồng hoặc nói những câu như cô dốt thế làm sao cầm tiền được".
Không an toàn về mặt thể chất hoặc tình cảm
Nếu một người cảm thấy như họ không thể chia sẻ cảm xúc của mình hoặc mối quan hệ của họ rất mong manh đến mức bất đồng nhỏ nhất cũng sẽ gây ra vấn đề lớn, đó là một dấu hiệu xấu.
"Khi không thấy an toàn để bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình với bạn đời thì mối quan hệ của bạn thiếu an toàn về mặt cảm xúc", Genesis Games, một cố vấn sức khỏe tâm thần ở Mỹ, nói. Ông cho rằng hai sự an toàn này là nền tảng của một mối quan hệ lành mạnh. Nếu không có chúng, bạn sẽ sống trong một cuộc hôn nhân đầy bất trắc.
Ảnh minh họa.
Luôn đổ lỗi
Trong một mối quan hệ tích cực và lành mạnh, cả hai bên sẽ nhận phần trách nhiệm của mình khi điều đó là xứng đáng.
Vợ hay chồng luôn trách móc bạn về những vấn đề trong cuộc sống gia đình. Bạn thường xuyên cảm thấy phải giải thích dù lỗi thực ra mình chẳng có lỗi gì. "Anh/cô ấy luôn khiến bạn thấy phải có trách nhiệm với cảm xúc của họ thì đó là dấu hiệu của hôn nhân độc hại", Jessica Small, chuyên gia trị liệu hôn nhân và gia đình.
Không ưu tiên mối quan hệ
Rất thường trong một cuộc hôn nhân, ai đó sẽ nói một điều, nhưng sau đó lại làm một điều hoàn toàn khác. Họ sẽ nói rằng người kia là ưu tiên, hay gia đình là quan trọng, nhưng sau đó luôn đặt những thứ khác lên hàng đầu - cho dù đó là công việc, sở thích bên ngoài, tình bạn khác.
Nhà tâm lý học lâm sàng, chuyên gia về mối quan hệ, Tiến sĩ Carla Manly cho biết: "Do sự thiếu đồng nhất giữa lời nói và hành động, sự phẫn nộ có xu hướng gia tăng".
Phàn nàn với bạn bè về nửa kia - thói quen giết chết hôn nhân Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống hôn nhân của bạn chỉ nên là vấn đề giữa bạn và vợ/chồng mình mà thôi. Như một lẽ tự nhiên, bất cứ ai khi gặp trục trặc trong chuyện gia đình cũng muốn tâm sự với bạn bè, người thân để tìm sự an ủi. Tuy nhiên, theo những người từng trải, hãy...