Đêm đầu tiên 54 tổ Cảnh sát 141 ra quân, thanh niên ‘ngổ ngáo’ trên phố bị xử lý
Trong đêm đầu tiên triển khai mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới, nhiều thanh thiếu niên “ ngổ ngáo” đã bị xử lý.
Tối 10/12, ngay sau lễ ra quân triển khai mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới, Tổ công tác 141H của Công an quận Hà Đông đã thực hiện nhiệm vụ. Công an xác định tuyến đường Quang Trung là trục đường huyết mạch, đông phương tiện đi lại, có tình trạng thanh thiếu niên vi phạm luật giao thông về đêm.
Tổ 141H của Công an quận Hà Đông bao gồm lực lượng thuộc Đội CSGT – Trật tự, Đội Cảnh sát Hình sự và Công an phường sở tại. Mỗi ca công tác sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng.
Tổ công tác bao gồm lực lượng công an công khai và hóa trang mật phục để đảm bảo người vi phạm không thể né tránh hoặc có các hành vi bỏ chạy.
Chỉ trong ít phút, Tổ công tác 141H của Công an quận Hà Đông đã phát hiện, kiểm tra hàng loạt thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe, có biểu hiện lạng lách…
Các trường hợp vi phạm đều được lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ liên quan đến người lái, phương tiện và các vật dụng liên quan nếu có nghi vấn.
Anh V.A.T. (18 tuổi, trú tại Vạn Phúc, Hà Đông) vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện. Khi thấy lực lượng chức năng, người này tìm cách bỏ chạy.
Phân trần về hành động của mình, anh V.A.T. cho biết, do đi quãng đường ngắn nên không đội mũ bảo hiểm. Còn về việc bỏ chạy, nam tài xế cho rằng, bản thân sợ bị phạt nên nảy sinh ý định né tránh.
Video đang HOT
Cũng theo ghi nhận, không ít trường hợp vi phạm khi thấy lực lượng chức năng đã tìm cách quay đầu hoặc né, tránh vào đường khác nhưng đều bất thành do Tổ 141H đã bố trí lực lượng hóa trang, đón lõng.
Các trường hợp vi phạm hành chính sẽ được lực lượng chức năng lập biển tại chỗ. Nếu có dấu hiệu vi phạm về hình sự, cơ quan công an sẽ tiếp tục đấu tranh làm rõ.
Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền – Trưởng Công an quận Hà Đông, lực lượng 141H phải đảm bảo tính thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, gắn kết chặt chẽ với công tác tuần tra phòng, chống tội phạm. Dựa trên kết quả điều tra cơ bản, nắm tình hình và các biện pháp nghiệp vụ, 141H triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát các đối tượng có biểu hiện vi phạm như: Đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, mang theo hung khí, công cụ hỗ trợ… hoặc nghi vấn liên quan đến tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường.
Quá trình tuần tra, lực lượng sẽ tập trung tại các khu vực phức tạp về trật tự an toàn giao thông, thường xuyên xảy ra tình trạng thanh thiếu niên tụ tập gây rối. Bên cạnh đó, lực lượng 141H tăng cường trinh sát trên không gian mạng, xử lý triệt để các tài khoản đăng tải thông tin tiêu cực, ảnh hưởng đến hoạt động của lực lượng.
Theo Công an thành phố Hà Nội, việc đổi mới nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng 141 trong tình hình mới để lực lượng luôn là “quả đấm thép” trong công tác phòng, chống tội phạm, “tội phạm đường phố”. Đặc biệt, Công an Hà Nội chú trọng phòng, chống nhóm đối tượng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển phương tiện giao thông tốc độ cao, đua xe, lạng lách, đánh võng, có biểu hiện mang theo hung khí; các đối tượng tham gia giao thông có biểu hiện ngổ ngáo, sử dụng phương tiện không có biển kiểm soát, có biểu hiện thách thức, chống đối lực lượng Công an làm nhiệm vụ… Việc này nhằm góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới. Theo đó, từ 15 tổ công tác 141 cấp Công an Thành phố như mô hình trước đây, lực lượng 141 sẽ có 54 tổ công tác bảo đảm quán xuyến, khép kín địa bàn, tạo nên mạng lưới kiểm soát chặt chẽ các tuyến, địa bàn trọng điểm để nhanh chóng trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh trật tự và củng cố niềm tin của nhân dân. |
Buôn bán vũ khí trên mạng xã hội: Hiểm họa từ những hội, nhóm kín
Hiện nay, tình trạng buôn bán vũ khí ngày càng nhiều hơn trên mạng xã hội, đặc biệt là thông qua các hội, nhóm kín.
Hoạt động này diễn ra ngày càng tinh vi với sự hỗ trợ của các nền tảng trực tuyến, nơi người mua và người bán có thể dễ dàng tiếp cận và trao đổi thông tin một cách kín đáo. Hiện tượng này ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát.
Buôn bán nhộn nhịp trên các hội, nhóm kín
Thời gian qua, cùng với tình hình nóng lên của các loại tội phạm lừa đảo, thì tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ cũng trở thành vấn đề nóng ở nhiều địa phương. Trong đó, hoạt động chế tạo, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ càng trở nên phức tạp hơn nhờ sự hỗ trợ của mạng xã hội.
Mới đây nhất, vào ngày 1/11, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thái Nguyên phát hiện vụ việc có dấu hiệu chế tạo, tàng trữ, vận chuyển súng săn trái phép, thu giữ hàng nghìn linh kiện. Theo điều tra, qua công tác nắm tình hình và xác lập kế hoạch đấu tranh. Khoảng 14h30 ngày 1/11, tổ công tác của Phòng Cảnh sát hình sự và Công an xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, kiểm tra xe ô tô nhãn hiệu Hyundai Elantra của N.T.H (sinh năm 1990, trú tại xã Thượng Đình). Lực lượng chức năng phát hiện trong cốp xe ô tô có 69 nòng súng bắn đạn hơi khí nén.
Qua đấu tranh, H đã tự nguyện giao nộp nhiều vật dụng có liên quan đang cất giấu tại nhà, gồm 1 khẩu súng hơi khí nén, 176 nòng súng, 480 chi tiết linh kiện chế tạo súng, 5 hộp đạn chì, 17 viên đạn thể thao và nhiều thiết bị (ống ngắm, khung súng, ốp súng, tay cầm), vật dụng có liên quan đến việc chế tạo súng bắn khí nén.
Súng hơi tự chế do N.T.H tự lắp ghép.
Tại Cơ quan công an, H khai nhận, do có ý định tự chế tạo súng hơi khí nén (súng PCP) bán kiếm lời nên đã tham gia các nhóm kín trên mạng xã hội để trao đổi thông tin liên quan đến việc mua bán súng hơi tự chế PCP. Từ tháng 1/2024, H đặt mua các linh kiện lắp ráp súng, thuê một xưởng cơ khí để chế tạo nòng súng.
Mở rộng điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự tiến hành kiểm tra tại xưởng cơ khí Glotech ở xã Tân Quang (TP Sông Công) do L.V.H (sinh năm 1992, trú tại phường Phú Xá, TP Thái Nguyên) làm chủ, phát hiện có 885 chi tiết linh kiện để lắp ráp súng tự chế.
Trước đó, Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang cũng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Tiến (sinh năm 1990, trú tại tổ dân phố Lao Động, thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) về tội "Chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép súng săn" để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện đối tượng nghi vấn tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí (súng khí nén PCP) trên mạng xã hội Facebook. Ngay lập tức, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các bên liên quan đấu tranh, bắt giữ.
Ngày 29/11, Phòng Cảnh sát hình sự chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Nguyễn Xuân Tiến, thu giữ 5 khẩu súng săn (loại súng khí nén PCP đã lắp ráp hoàn chỉnh), 600 linh kiện lắp ráp súng các loại, 4.000 viên đạn chì và một số đồ vật, tài liệu có liên quan. Nguyễn Xuân Tiến đã khai nhận hành vi phạm tội.
Mở rộng điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự tiếp tục thu giữ 4 khẩu súng PCP do Tiến chế tạo, lắp ráp và đã bán cho các đối tượng trong, ngoài tỉnh.
Quá trình điều tra, lực lượng chức năng xác định: Nguyễn Xuân Tiến từng có 1 tiền sự về hành vi chế tạo súng săn. Để thực hiện hành vi phạm tội và đối phó với cơ quan chức năng, Tiến lập tài khoản trên mạng xã hội Facebook với tên "Nguyễn Quân PCP", đăng tải các video quảng cáo, rao bán súng.
Khách có nhu cầu mua sẽ trao đổi về mẫu mã, kích thước qua ứng dụng Messenger rồi chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Sau đó, Tiến lắp ráp hoàn chỉnh khẩu súng và gửi vận chuyển bằng xe khách đến người mua, thu lời bất chính từ 3,5-7 triệu đồng mỗi khẩu.
Hiện, trên không gian mạng xuất hiện nhiều hội, nhóm quảng cáo, rao bán, dạy cách làm công cụ hỗ trợ, vũ khí, vật liệu nổ... Đơn cử như một đoạn video clip hướng dẫn chế tạo súng hơi đốt bằng cồn... Chỉ với những nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp, nhưng lại có khả năng gây sát thương rất cao.
Trên các nền tảng mạng xã hội, chỉ cần gõ cụm từ "mua vũ khí", hàng loạt kết quả lập tức được hiển thị. Trong đó, ngoài những fanpage bán vũ khí, có không ít hội, nhóm hoạt động rầm rộ với số lượng thành viên lên tới hàng chục nghìn người tham gia.
Liên hệ với một tài khoản Facebook có tên "Tuấn bốp", người này cho biết, các loại súng hơi bắn đạn chì (PCP) có giá từ 3-5 triệu đồng. Ngoài súng hơi, Tuấn bốp còn rao bán các phụ kiện đi kèm như thanh ray nâng kính, kính ngắm, khung cò, giảm thanh, báng gỗ.
Tuy nhiên, khi phóng viên xin địa chỉ để qua xem trực tiếp, đối tượng này lập tức từ chối. Tuấn bốp nói: "Bạn đặt mua loại nào mình sẽ lên đơn, đóng gói cẩn thận và gửi bằng xe khách cho bạn, bên mình không có cửa hàng để khách qua xem. Bên mình đảm bảo lỗi 1 đổi 1".
Được biết, hầu hết những người bán vũ khí trên mạng xã hội đều rao bán trực tuyến. Khi có khách đặt mua, người bán sẽ đóng gói và gửi xe khách, giao hàng công nghệ... để vận chuyển đến khách hàng. Tất cả đều từ chối gặp mặt, xem hàng trực tiếp.
Không chỉ đăng bài bán hàng, nhiều đối tượng còn quay clip giới thiệu sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm, hướng dẫn tự chế sản phẩm tại nhà.
Kênh YouTube PCP H.A đăng tải hàng loạt video có nội dung: Hướng dẫn cách lắp băng đạn, lên hơi, nhả đạn khẩu PCP FX; Đi săn cùng khẩu Condor E; Cách ngắm khẩu Condor U chuẩn xác nhất...
Kênh này hiện có hơn 30.000 người đăng ký, đăng tải gần 400 video. Trong đó, mỗi video đều có hàng nghìn lượt xem. Bên dưới mỗi video, nhiều người còn gửi lời cảm ơn đến YouTuber vì "đã áp dụng và thành công". Số khác mong YouTuber này ra thêm nhiều video hướng dẫn về các loại súng PCP để có thể học hỏi theo. Bên cạnh những video hướng dẫn sử dụng, nhiều kênh YouTube còn hướng dẫn tự chế súng tại nhà. Các video này đều có số lượt xem "khủng", lên tới vài trăm nghìn.
Nhiều người trẻ đã tìm đến những hội, nhóm kín thế này để tìm mua vũ khí; đối tượng Nguyễn Xuân Tiến tại cơ quan Công an (ảnh phải).
Hệ quả khôn lường
Từ hoạt động mua bán hay học cách chế tạo vũ khí, vật liệu nổ qua mạng, rất nhiều vụ án nghiêm trọng đã xảy ra. Cụ thể như vụ hàng chục thanh, thiếu niên tụ tập hỗn chiến, chạy xe máy tốc độ cao trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội hồi cuối tháng 9/2023. Quá trình gây án, có đối tượng đã mang theo vũ khí nóng, bắn vào những người đi đường. Hậu quả khiến 3 người bị thương.
Việc buôn bán và sở hữu vũ khí nóng trái phép gây ra những nguy cơ lớn đối với an ninh và an toàn xã hội. Nếu rơi vào tay các đối tượng xấu sẽ dẫn đến các vụ việc bạo lực, thanh toán lẫn nhau. Bên cạnh đó, thị trường vũ khí trực tuyến còn dễ dàng tiếp cận đến nhiều đối tượng trẻ tuổi hoặc thiếu hiểu biết, tạo ra một môi trường đầy rẫy các mối đe dọa tiềm ẩn cho xã hội.
Trên thực tế, mạng xã hội và các ứng dụng nhắn tin mã hóa đã trở thành công cụ lý tưởng cho các đối tượng buôn bán vũ khí nóng. Họ thành lập các hội, nhóm kín, chỉ những người được mời mới có thể tham gia, từ đó tăng tính bảo mật và hạn chế sự theo dõi từ các cơ quan chức năng. Các nhóm này thường trao đổi và giao dịch dưới các mã hiệu hoặc biệt ngữ riêng để tránh bị phát hiện. Thêm vào đó, việc sử dụng các nền tảng mã hóa tin nhắn càng khiến cho công tác theo dõi, phát hiện và xử lý của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình này, lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn và truy quét các hành vi buôn bán vũ khí nóng qua mạng. Cơ quan công an tăng cường giám sát, theo dõi và điều tra các hội nhóm kín, các hoạt động khả nghi trên mạng xã hội, cũng như thực hiện những chiến dịch tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về mức độ nguy hiểm và tính bất hợp pháp của việc sở hữu và sử dụng vũ khí. Tuy nhiên, việc triệt phá hoàn toàn các nhóm buôn bán vũ khí online vẫn còn nhiều thách thức do tính bảo mật cao của các nền tảng giao dịch và mạng lưới phân phối rộng rãi.
Để hạn chế sự lan rộng của tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan chức năng, các công ty cung cấp nền tảng mạng xã hội và cả cộng đồng người dân. Việc phát hiện, tố giác những hành vi mua bán vũ khí nóng là vô cùng quan trọng để ngăn chặn nguy cơ cho xã hội. Người dân nên cảnh giác, không tiếp tay cho các hành vi buôn bán, sở hữu vũ khí trái phép và kịp thời báo cáo cho cơ quan chức năng khi phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ.
Những nỗ lực quyết liệt từ cả phía chính quyền và người dân là cần thiết để hạn chế sự phát triển của thị trường vũ khí trái phép trên mạng, bảo vệ an toàn cho xã hội và duy trì trật tự an ninh công cộng.
Căn cứ theo Điều 11, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ.
b) Chiếm đoạt vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ.
c) Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc các chi tiết, cụm chi tiết để sản xuất, chế tạo vũ khí, công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự...".
Theo đó, hành vi chế tạo, tàng trữ, sử dụng súng tự chế có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn 03-06 tháng.
Quy định xử lý hành vi tàng trữ súng tự chế gây thiệt hại đến tài sản của người khác thì chủ sở hữu, người chiếm hữu phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ tại Điều 306, Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 108, Điều 1, Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ như sau:
Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Mức phạt cao nhất cho tội này có thể lên tới 07 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Đấu tranh, ngăn ngừa tội phạm sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để gây án Thời gian qua, Công an tỉnh Tây Ninh vừa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vừa đấu tranh hiệu quả với tội phạm mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, súng tự chế, kịp thời ngăn chặn nhiều vụ án nghiêm trọng trên địa bàn. Quyết liệt đấu tranh với các vi phạm về vũ khí, vật...