Đem đất có chủ ra để… hòa giải
Một mảnh đất có nguồn gốc rõ ràng và đã được chính quyền xác nhận, nhưng suốt 12 năm qua, ông Lê Kim Dìu (ngụ P.Tân Phong, TP.Biên Hòa) vẫn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Ông Dìu trên mảnh đất của mình bị đình Bình Quan lấn chiếm, xây hàng rào kiên cố.
Tréo ngoe hơn, năm 2005 mảnh đất của ông bị lấn chiếm, cơ quan chức năng lại đem phần đất đó ra để… hòa giải, vì cho rằng phần đất đó của ông đang xảy ra tranh chấp.
Video đang HOT
12 năm không được cấp sổ đỏ
Ông Dìu cho biết, ông có 3 thửa đất nông nghiệp gồm thửa 301, 302, 303 thuộc tờ bản đồ số 53, có tổng diện tích hơn 3.000m2 tọa lạc tại ấp Bình Quan, xã Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa. Nguồn gốc đất này do ông Lê Văn Chỉ (ấp Bình Quan, xã Hiệp Hòa) khai phá từ năm 1950, tới năm 1993 thì ông Chỉ bán cho ông Dìu và có giấy tờ mua bán được UBND xã Hiệp Hòa chứng nhận. Trong đó, thửa số 303 đã được cấp GCNQSDĐ năm 2006, riêng 2 thửa còn lại thì từ 12 năm nay vẫn chưa được cấp.
Sau khi mua 3 thửa đất trên đến năm 2000, ông Dìu gửi đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất tại Sở TNMT và được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt năm 2001. Năm 2003, hội đồng xét duyệt cấp GCNQSDĐ – UBND xã Hiệp Hòa đã họp xét cấp GCNQSDĐ cho 2 thửa đất 301, 302 của ông Dìu. Hội đồng đã xác nhận thửa đất 301 của ông Dìu không có tranh chấp, đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, do ông Trần Tuấn Kiệt – Chủ tịch UBND xã Hiệp Hòa khi đó – ký xác nhận. Sau khi được chứng nhận, ông Dìu tiến hành canh tác liên tục, cấy lúa, trồng khoai môn nước, thả cá và đóng thuế đầy đủ.
Điều đáng nói, ông Dìu cho biết, đến năm 2005, đình Bình Quan xây hàng rào kiên cố, lấn chiếm phần đất của ông Dìu hơn 300m2. Ông Dìu kiến nghị lên xã Hiệp Hòa thì được trả lời là đình Bình Quan chỉ rào tạm(!?). Sau đó, ông Dìu làm đơn lên UBND tỉnh thì được UBND xã Hiệp Hòa và Phòng TNMT TP.Biên Hòa tiến hành… hòa giải, khiến đất của ông từ đất có chủ bỗng dưng biến thành đất tranh chấp.
Trong khi đó, tại văn bản trả lời ông Dìu ngày 21.5.2008, UBND TP.Biên Hòa đã nói rõ: Thửa đất 301, tờ bản đồ số 53 của ông Dìu được ông Chỉ (nay đã chết) chuyển nhượng lại có giấy viết tay có xác nhận của UBND xã Hiệp Hòa. Còn phía đình Bình Quan thì chỉ căn cứ theo ý kiến của của Ban quý tế đình Bình Quan là: Diện tích đất của đình do người dân cúng trên 2ha nằm xung quanh đình Bình Quan, hiện đã mất hết giấy tờ đất.
Đất có nguồn gốc không bằng lời nói suông?
Ông Dìu cho biết: Mặc dù đất của ông có nguồn gốc rõ ràng và được chính UBND xã Hiệp Hòa xác nhận, vậy mà đến khi đình Bình Quan “nói suông” và lấn chiếm đất của ông thì UBND xã Hiệp Hòa và các cơ quan chức năng lại quay ngoắt tiến hành… hòa giải 7 lần từ năm 2007 đến nay, khiến gia đình tôi vô cùng bức xúc. Tranh chấp chưa được giải quyết thì Phòng TNMT TP.Biên Hòa lại “gợi ý” để một Cty nhảy vào thỏa thuận mua lại phần đất đang tranh chấp để “cúng tế” cho đình Bình Quan.
Suốt 12 năm từ khi ông Dìu tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất đến nay, vụ việc của ông Dìu không những không được giải quyết, mà liên tục bị chậm trễ.
Theo laodong
Quốc hội thảo luận sửa đổi Luật Đất đai: Tù mù giá đất
Ngày 19.11, QH đã thảo luận tại hội trường về dự luật Đất đai sửa đổi. Một trong những lý do để đưa Luật Đất đai đem ra sửa đổi lần này là do có những bất ổn trong luật, khiến cho tình trạng tham nhũng, tiêu cực, khiếu kiện xảy ra khá nhiều trên toàn quốc.
Hơn 70% số vụ khiếu kiện có liên quan đến đất. Ảnh: Bình An
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng dự luật vẫn chưa tạo ra được bước đột phá nên sẽ khó có thể giải quyết được tình trạng tham nhũng, khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai.
Thế nào là "phù hợp với giá thị trường"?
Tại phiên thảo luận, hầu hết các ý kiến ĐB đều khẳng định có tới hơn 70% số vụ khiếu kiện trong thời gian qua đều có liên quan đến đất. ĐB Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp) phát biểu: "Khiếu kiện gay gắt về đất đai trong thời gian qua chủ yếu là do việc thu hồi đất, định giá đất, giá trị bồi thường như hỗ trợ, bố trí nơi tái định cư không tương xứng, phù hợp hoặc chưa đảm bảo đầy đủ những điều kiện sống và sinh hoạt".
Theo phân tích của ĐB này thì nguyên nhân là do cơ chế thu hồi, định giá đất không nhất quán, tù mù, thiếu minh bạch. Nhiều ĐB cũng cho rằng, theo luật hiện hành thì khi người dân bị thu hồi đất sẽ được Nhà nước đền bù "sát giá thị trường", nhưng dự luật mới được sửa đổi bằng quy định "giá đất do Nhà nước quyết định bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường", khái niệm mới này cũng không làm sáng tỏ hơn vấn đề giá đất. ĐB Lê Trọng Sang (TPHCM) nêu ý kiến và đặt câu hỏi: "Theo tôi, thay đổi này vẫn không sáng sủa hơn. Bởi lẽ thế nào là phù hợp với giá thị trường? Giá thị trường ở đây là giá thị trường vào thời điểm nào?".
Ông Sang dẫn chứng: Hiện nay, giá đất do Nhà nước quy định sát với giá thị trường, nhưng trên thực tế bảng giá đất công bố tại các địa phương chỉ bằng 30-60% giá thị trường. Mức cao nhất trong bảng giá đất Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ là 81 triệu đồng/m2 cũng là mức tối đa trong khung giá đất của Chính phủ. Trong khi giá chuyển nhượng trên thị trường là vài trăm triệu đồng/m2. Sự chênh lệch ấy cho thấy ngân sách nhà nước đã thất thu và tạo ra cảm nhận cho người bị thu hồi đất là một sự thiệt thòi quá mức. "Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến hơn 70% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai... Nguyên tắc mơ hồ này cũng là lý do dẫn đến quốc nạn tham nhũng" - ông Sang kết luận. Để giải quyết được sự "tù mù" trong khái niệm "phù hợp với giá thị trường", các ĐB Dương Hoàng Hương (Phú Thọ), Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) và nhiều ĐB khác đề nghị việc định giá đất muốn đảm bảo sát với giá thị trường thì cần dựa vào giá đất phổ biến trong giao dịch thực tế của người dân và nếu cần thì cần lập một cơ quan tư vấn khảo sát giá độc lập.
Dân bị thu hồi đất sống thế nào?
"Dân bị thu hồi hết đất sẽ sống ra sao?" - đó là câu hỏi lớn đã được các vị đại diện cho dân đem ra thảo luận trong phiên họp. ĐB Trần Ngọc Vinh (TP.Hải Phòng) phân tích: Điều quan trọng mà người có đất bị thu hồi quan tâm nhất là cuộc sống của họ ra sao khi đất, nhà bị thu hồi, nhưng dự thảo luật lại chưa tính đến. Ông Vinh dẫn chứng: "Một gia đình có 4 nhân khẩu chung sống trong một căn hộ gắn liền với mảnh đất có diện tích khoảng 50m2, khi Nhà nước thu hồi đất họ được bồi thường khoảng 400 triệu đồng và được cấp một mảnh đất định cư gần 100m2 với hạ tầng kỹ thuật tốt, nhưng phải nộp thêm 300 triệu đồng, vậy họ sẽ lấy đâu tiền để xây nhà. Lúc này phương án họ lựa chọn hoặc là phải vay tiền để xây nhà hoặc là phải "bán lúa non" để mua một mảnh đất khác phù hợp với túi tiền và thu nhập của họ, vô hình trung lại đẩy họ vào cuộc sống khó khăn hơn trước gấp nhiều lần". "Đừng biến người nông dân thành bần cùng hóa, đang có nhà thành không có nhà sau khi bị thu hồi đất" - ông Vinh phát biểu.
Cũng chung quan điểm dự luật vẫn chưa giải quyết triệt để các vấn đề dẫn đến khiếu kiện, ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) cho rằng, quy định về chế độ sở hữu đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu "chưa thực sự cụ thể, chưa có bước đột phá về việc gắn quyền lợi và trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng đất, đặc biệt là đất ở". Ông Vẻ cho rằng, nếu về đất ở, trên thực tế người sử dụng đất ở đã có đầy đủ các quyền và chế độ sở hữu của mình nhưng chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, cần quy định đất ở là thuộc sở hữu tư nhân, các loại đất khác thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Đối với vấn đề thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, hầu hết các ĐB bày tỏ sự đồng tình là thời hạn 50 năm để người dân yên tâm sản xuất. Cũng có nhiều ĐB bày tỏ quan điểm trẻ em sinh ra từ năm 1993 đến nay phải được chia đất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ĐB cho rằng thực tế quỹ đất nông nghiệp hiện nay ngày càng giảm đi do phải sử dụng một phần vào mục đích phi nông nghiệp. Trong khi đó, dân số ngày càng tăng thêm nên để người lao động có việc làm, có thu nhập, bảo đảm cuộc sống là trách nhiệm của gia đình và xã hội để giúp cho người sinh ra từ năm 1993 đến nay không có ruộng, việc làm bảo đảm cuộc sống. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho những người này có nghề, có việc làm, hỗ trợ kinh phí mua máy móc, thiết bị để làm dịch vụ bảo đảm đời sống cho bản thân và gia đình.
Theo laodong
Chồng "bán" vợ cho... "tình địch" Chuyện Giàng A Áo bị vợ "cắm sừng" cả gia đình, làng xóm đều biết. Nhưng thay vì khuyên can, đưa ra chính quyền hoặc nhờ các cơ quan chức năng hòa giải, can thiệp giúp thì gia đình anh này lại thống nhất "bán trắng" chị Cú cho người tình của chị với giá 40 triệu đồng... Giàng A Áo Xử lý...