Đêm dài tự học tại thư viện của cô gái sinh viên y khoa
18h30 hàng ngày, Phạm Thị Hà lại đi từ nhà trọ đến thư viện cách vài cây số để tự học thêm, bất kể mưa nắng.
Sau giờ học lâm sàng buổi sáng tại bệnh viện E và học lý thuyết buổi chiều tại trường, Hà – sinh viên năm 4 lớp Dự phòng Đại học Y Hà Nội lại chuẩn bị sách vở để lên thư viện tự học buổi tối. “Trường đang vào mùa thi nên em phải đi sớm kẻo hết chỗ. Có những hôm em phải nhờ bạn đặt sách để giữ chỗ giúp, ăn vội chiếc bánh mì hoặc úp mì tôm rồi lên thư viện luôn”, Hà chia sẻ.
Cứ 6h30 tối hàng ngày, cô gái trẻ lại đi quãng đường vài cây số từ nhà trọ đến thư viện để học thêm ngoài giờ. “Nếu không nắm lại bài thầy cô giảng hôm nay thì hôm sau đi lâm sàng ở bệnh viện em không biết phải hỏi bệnh nhân những gì, không nắm được triệu chứng bệnh”, nữ sinh viên chia sẻ.
Hà miệt mài đọc sách để chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Ảnh: Đ.Tùng
Phòng thư viện Đại học y Hà Nội nằm trên tầng hai tòa nhà ký túc xá, hôm nào cũng chật kín chỗ. Thế nhưng, tại đây có một sự yên tĩnh lạ thường, tất cả sinh viên đều chăm chú vào bài học của mình. Từ sinh viên năm nhất đến sinh viên năm cuối đến thư viện học đầy đủ cả. Mùa hè còn đông hơn vì là mùa thi cuối cấp. Nhiều bạn đến thư viện để tránh nóng, không có chỗ thì ngồi cả ở hành lang hoặc cứ nơi nào sáng thì ngồi.
Hà chọn một chiếc bàn học ngay trung tâm thư viện, lật giở từng trang sách “Bệnh học nội”. Cô gái sắp bước vào kỳ thi môn nội nên hôm nay ôn lại kiến thức. “Nói ôn lại kiến thức thì có vẻ đơn giản nhưng thực ra khó khăn lắm. Một quyển sách dày cộp 300 trang thế này có rất nhiều chương, mỗi chương lại có các bệnh cụ thể như viêm phổi, viêm phế quản, ung thư phổi, ho ra máu… Sinh viên vẫn thường nói đùa tài liệu của sinh viên trường y không thể tính bằng quyển mà phải tính bằng kg”, cô gái cùng nhóm bạn cười nói.
Thư viện đông đúc của sinh viên Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Đ.Tùng
Nhiệm vụ của Hà là đọc lần lượt hết các bệnh trong giáo trình đó, hiểu về bệnh, ghi nhớ nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, cách thức điều trị. Không chỉ có một quyển sách này mà các sinh viên còn phải đọc thêm rất nhiều sách tham khảo khác nữa. Ví dụ các kiến thức mở rộng kiểu như “bệnh viêm phổi xảy ra khi vùng môi phổi bị nhiễm khuẩn và viêm ở các ống phế nang, túi phế nang, viêm tiểu phế quản, các tổ chức kẽ, bệnh có khả năng lây nhiễm qua không khí, đường máu, qua những cơ quan lân cận (họng, mũi), hoặc hít phải chất dịch, bệnh có nhiều triệu chứng nguy hiểm và điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau”.
Nhiều từ ngữ chuyên ngành khó, lại phải tiếp thu lượng kiến thức quá nhiều cùng một lúc. “Đôi lúc em rất đau đầu và buồn ngủ”, cô bạn chia sẻ. Thế nhưng khi đi lâm sàng, tiếp xúc với người bệnh, học cách khám, phát hiện triệu chứng và làm bệnh án, sinh viên nhận ra “núi” kiến thức mình đang ngốn thật ra chỉ là hạt cát giữa sa mạc.
Lúc nào đau đầu quá, Hà quay sang trao đổi khẽ với những người bạn bên cạnh, hai người giảng cho nhau sẽ dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Tại thư viện có những dãy bàn học nhóm để sinh viên dễ dàng trao đổi bài tập. Với Hà, nơi đây vừa có một không gian yên tĩnh lại vừa có thể học hỏi kiến thức từ bạn bè. “Thư viện được sinh viên xem như ngôi nhà thứ hai của mình tại trường y, ngày nào không lên thư viện là hôm sau thấy nhớ ngay”, Hà vui vẻ nói.
Bên cạnh phòng học là phòng sách với đầy đủ các loại sách y khoa để sinh viên có thể đọc tham khảo. Tại đây có những kiến thức y khoa bạn không thể tìm được trên mạng, có cả những cuốn sách tiếng Anh chuyên ngành để sinh viên trau đồi và tìm hiểu sâu thêm. Có hôm không phải kỳ thi, không có bài tập, Hà vẫn lên thư viện tìm tòi những cuốn sách mới để trau đồi kiến thức.
Sinh viên tìm tòi các sách y khoa để trau đồi thêm kiến thức tại phòng thư viện sách. Ảnh: Đ.Tùng
Video đang HOT
Nhiều bạn bè học trường khác hỏi “cả ngày học tập áp lực ở trường, đi lâm sàng ở bệnh viện, mệt như vậy rồi mà tối nào cũng lên thư viện học nữa thì sức đâu”. Hà trả lời: “Quen rồi. 6 năm sinh viên y khoa chỉ có học và thi, nhiều lúc em cũng thấy tủi khi nhìn các bạn ở trường khác xúng xính váy áo đi chơi còn mình thì học triền miên. Thế nhưng đây là công việc và trách nhiệm của sinh viên y, áp lực nhưng đó là niềm vui”.
Phó Phòng thư viện Đại học Y Hà Nội, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết, 500 chỗ ngồi trong thư viện của trường nhiều khi chật cứng sinh viên. Có lúc thư viện mất điện, phòng rất nóng, nhưng các bác sĩ tương lai vẫn miệt mài đọc sách. “Chăm chỉ đã thành đặc tính truyền thống của sinh viên Đại học Y Hà Nội”, bà Hằng nói.
Học tập vất vả nhưng Hà và các sinh viên Đại học Y Hà Nội chưa một lần muốn từ bỏ. Các sinh viên y mong muốn và sẵn sàng thu nhận nhiều kiến thức hơn, từ sách vở, thầy cô, từ những ngày đi lâm sàng ở bệnh viện… để sau này trở thành bác sĩ giỏi, cứu giúp được nhiều người.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Thí sinh điểm 9, 10 chia sẻ 'bí kíp' học, thi
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 có khá nhiều điểm thấp, thậm chí là điểm liệt, nhưng vẫn có những thí sinh đạt điểm 9, 10. Những thí sinh này đã học và thi như thế nào?
Cô trò Trường THPT Lương Văn Can (Q.8, TP.HCM) tra cứu điểm thi THPT quốc gia năm 2018 trên Tuổi Trẻ Online ngày 11-7 - Ảnh: NHƯ HÙNG
Tự học quan trọng nhất
Vương Xuân Hoàng là học sinh Trường THPT Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, dự thi THPT quốc gia với mức điểm xuất sắc: toán 9,8, vật lý 9,5 và hóa học 9,75.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, Hoàng cho biết không bất ngờ quá với kết quả vừa được thông báo vì ngay sau khi làm bài thi, đối chiếu với đáp án, Hoàng đã dự đoán được mức điểm.
"Tôi vẫn nghĩ có thể điểm sẽ rơi rụng một chút nên khi bố mẹ hỏi, tôi chỉ nói là làm tạm được. Cũng vì thế nên bố mẹ rất vui với thành quả này" - Hoàng chia sẻ.
Vương Xuân Hoàng có 12 năm là học sinh giỏi. Điểm trung bình các môn toán, vật lý, hóa học đều trên 9,0. Tuy nhiên Hoàng cho biết mình không đến mức vùi đầu vào học.
Ngoài giờ học trên lớp, Hoàng cũng học thêm 2-3 buổi/tuần, tùy từng thời điểm. Thời gian ôn thi chủ yếu của Hoàng là tự học. Hoàng tự học lý thuyết, ôn tập các dạng bài tập và chủ động tìm kiếm đề thi trên mạng, xin của thầy cô, bạn bè để làm.
"Làm thật nhiều thì nó thành kỹ năng và không bị căng thẳng, lo lắng khi đi thi" - Hoàng cho biết.
Cậu học sinh đất Kinh Bắc tiết lộ ước mơ trở thành một kỹ sư CNTT và chọn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để đăng ký theo học.
Sách giáo khoa là tài liệu gốc
Hoàng Đức Thuận là học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ, cũng vừa vượt qua kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 với số điểm: toán 10, vật lý 9,5 và hóa học 8,75.
Đây là mức điểm rất cao so với mặt bằng điểm của cả nước năm nay. Nhưng so với mục tiêu đặt ra của Hoàng Đức Thuận thì còn chưa đạt được: "Tôi đã đặt ra mục tiêu đạt 30 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia từ khi mới bắt đầu bước vào THPT".
Tuy đặt mục tiêu rất cao trong kỳ thi cuối cấp nhưng Thuận cũng là một học sinh có nhiều hoài bão và tham gia vào các hoạt động đa dạng của trường.
Là học sinh chuyên toán với nhiều thành tích về môn toán, Thuận còn được nhiều người biết đến khi được trường chọn làm đại diện tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài truyền hình VN tổ chức. Thuận đã đoạt giải nhất vòng thi tuần và giải nhì vòng thi quý của chương trình này năm 2017.
Thuận cho biết mỗi môn học Thuận cố gắng tìm một phương pháp học tập hiệu quả nhất với mình. Có thể tham khảo nhiều tài liệu nhưng sách giáo khoa là tài liệu gốc để bám vào trong quá trình ôn tập.
Nói về bài thi vừa qua, Hoàng Đức Thuận cho biết đã rất thận trọng với những câu chưa chắc chắn. Vì thế những câu chắc chắn làm trước, các câu không chắc chắn thì để lại, kiểm tra kỹ.
Nhận xét về đề toán, Thuận cho biết "không quá khó" vì đã được rèn nhiều, cả kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm nên thành thạo.
Nắm chắc kiến thức sẽ tự tìm ra "thủ thuật" riêng
Không bao giờ đi học thêm, chủ yếu tự học sau những buổi học chính khóa ở trường nhưng phương pháp học này đã giúp Nguyễn Trần Công Đạt (lớp 12A8 Trường THPT Trần Phú, Q.Tân Phú) đạt điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, đặc biệt là người duy nhất đạt điểm 10 môn toán tại TP.HCM.
"Học ở trường, về nhà tự học hơn hai tiếng, còn lại thì vui chơi" - đó là thời gian biểu khái quát trong một ngày của Đạt. "Chọn trường cấp III này để học là nguyện vọng của tôi, được mong muốn học ở trường có nhiều hoạt động thể thao ngoại khóa để được vui chơi, cân bằng sau lúc học" - Đạt tâm sự.
Về phương pháp học tập chính của mình, Đạt gói gọn trong một câu duy nhất: "Nắm chắc kiến thức cơ bản, tự học, tham khảo nâng cao thêm". Và đó là lý do mà sau thời gian ngắn "trải nghiệm"... học thêm, Đạt quyết định nghỉ và cho rằng mình đã đúng khi không bao giờ đi học thêm.
"Tôi nhận ra rằng học thêm thầy cô giáo dạy chỉ để biết thêm những "thủ thuật" khi làm bài, mà "thủ thuật" đó thì mỗi thầy cô mỗi cách khác nhau, còn vẫn trên nền tảng chung là kiến thức cơ bản trọng tâm. Mình học chắc nắm vững từng phần, luyện nhuyễn từng dạng, thì sẽ tự tìm được "thủ thuật" cho mình" - Đạt chia sẻ.
Tự học, tìm đề hay để giải
Minh Quân (trái) và các bạn cùng trường - Ảnh: FB nhân vật
Khi biết tin mình đạt điểm cao với môn toán 9,6, hóa học 9,75 và sinh học 9,75, Võ Minh Quân (thủ khoa khối B, học sinh lớp 12 chuyên hóa Trường phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết mình rất vui vì: "Công sức cả một năm trời của tôi và ba mẹ, thầy cô đã được đền đáp xứng đáng".
Rất khiêm tốn, Quân nói mình không có bí quyết gì mới mẻ, chỉ là đề cao ý thức tự học mà thôi: "Năm lớp 12 tôi phải cố gắng hạn chế chơi trò chơi điện tử, mạng xã hội để tập trung học tập. Tôi học song song chương trình chính khóa và lớp luyện thi.
Xen giữa các buổi học đó, tôi thường mang theo sách vở để ôn lại bài và tự học thêm những kiến thức mình thấy cần thiết. Tuy nhiên, tôi luôn để buổi tối thứ bảy là thời gian trống để đi đây đi đó thư giãn...".
Về việc chinh phục những bài tập khó của cả ba môn toán - hóa - sinh, Quân cho rằng: "Tôi đề cao việc tự tìm kiếm các bài toán lạ trên mạng, các đề thi để rèn tư duy, phản xạ, tự rút kinh nghiệm trong việc làm bài thi trắc nghiệm...
Hồi học kỳ 1 của năm lớp 12, có ngày tôi thức tới 2h-3h sáng để làm bài nhưng càng gần tới ngày thi thì bớt thức khuya. Tối đa chỉ đến 10h hoặc 11h là đi ngủ. Sau đó, tôi tập dậy sớm để quen với giờ giấc thi cử. Trong quá trình ôn thi, tôi phải tập quen dần với áp lực thi cử, tập giải bài thi, bấm thời gian để làm cho kịp... để không bị sốc khi làm bài thi thật".
Với ước mơ trở thành bác sĩ tim mạch, Quân cho biết mình sẽ tiếp tục nỗ lực học thật tốt và tìm kiếm cơ hội du học để rèn luyện nghề nghiệp.
Làm thật cẩn thận các câu dễ
Tống Kiều Trang Thảo (Hà Giang) thi hai khối A, B với số điểm cao: toán 9,6, vật lý 9,5, hóa học 9,5 và sinh học 9,75.
Thảo chia sẻ: "Năm nay tôi dự định thi Học viện Quân y, vì điểm vào khá cao nên ngay từ ban đầu tôi đã xác định mình phải thật sự cố gắng". Hơn nữa do thi cả khối A và khối B nên Thảo đã đầu tư vào việc học rất nhiều, ngay từ khi bước vào cấp III đã học đều các môn.
Điểm cao nhất của Thảo là điểm môn sinh học và Thảo cho biết khá hài lòng vì điểm số này. Trước đó, Thảo cũng đã 2 lần thi học sinh giỏi quốc gia môn sinh.
"Đề năm nay chỉ dài nhưng không có nhiều câu khó nên tôi đạt được điểm số này" - Thảo chia sẻ.
Theo tuoitre.vn
Hiệu quả từ dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn Dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn được xem là một trong những giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Thời gian qua, nhiều giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn, mang lại những lợi ích thiết thực cho học sinh, giúp cho...