Deloitte: Việt Nam có thể thu hàng tỉ đô la Mỹ/năm nhờ metaverse
Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực trong các hoạt động trên không gian mạng. Theo báo cáo của Deloitte, mỗi năm, metaverse (vũ trụ ảo) có thể mang lại cho nền kinh tế Việt Nam khoảng 9 đến 17 tỉ đô la Mỹ, tương đương với 1,3 -2,4% tổng GDP.
Nền tảng metaverse đang được hàng triệu người trong khu vực sử dụng với mục đích khác nhau như chơi game, giao lưu. Ảnh: TL
Theo các chuyên gia, việc giới công nghệ chú trọng đến metaverse đang mang lại ngày càng nhiều cơ hội cho Việt Nam. Trong 200 công ty công nghệ chuỗi khối (blockchain) liên quan đến các nền tảng metaverse lớn nhất thế giới, có 7 công ty đến từ Việt Nam.
Báo cáo của Deloitte cho biết, mỗi năm, metaverse (vũ trụ ảo) có thể mang lại cho nền kinh tế Việt Nam khoảng 9 đến 17 tỉ đô la Mỹ, tương đương với 1,3-2,4% GDP.
Nhiều nền tảng metaverse đang được hàng triệu người trong khu vực sử dụng với mục đích khác nhau như chơi game, giao lưu, tạo ra bản sao kỹ thuật số (digital twin), tham gia các buổi hòa nhạc, mua sắm.
Ở châu Á, đến năm 2035, tác động của metaverse đến GDP ước tính rơi vào khoảng 0,8 đến 1,4 ngàn tỉ đô la Mỹ mỗi năm, tương đương với 1,3 – 2,4% tổng GDP.
Metaverse (hay còn gọi là vũ trụ ảo), là một không gian kỹ thuật số được tạo ra nhờ Internet và các ứng dụng công nghệ như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo ( Virtual Reality – VR)… Nhờ đó, Metaverse cho phép người dùng có thể tương tác và có các trải nghiệm chân thực như ngoài thực tế.
Metaverse có thể đóng góp 1.400 tỷ USD vào GDP của châu Á mỗi năm
Khoản đặt cược khổng lồ của Meta vào metaverse có thể đã khiến công ty rơi vào tình thế khó khăn, nhưng một báo cáo mới của Deloitte cho thấy rằng, metaverse có thể có 'tác động chuyển đổi' đối với các nền kinh tế châu Á.
Video đang HOT
Công ty tư vấn Deloitte cho biết, đóng góp của metaverse vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở châu Á có thể từ 800 tỷ USD đến 1.400 tỷ USD mỗi năm từ năm 2035.
Như vậy, đóng góp của metaverse sẽ chiếm khoảng 1,3% đến 2,4% tổng GDP châu Á với giả định rằng có "các khoản đầu tư công nghệ bền vững sẽ được thực hiện trong vòng 5 đến 10 năm tới".
Metaverse có thể được định nghĩa là một thế giới ảo mà mọi người sống, làm việc và vui chơi tại đó. Với tiền điện tử, người dùng có thể mua và phát triển vùng đất ảo hoặc trang phục cho hình đại diện của riêng họ.
Metaverse là gì và tại sao hàng tỷ đô la được chi ra để đầu tư cho metaverse?
Báo cáo mới của Deloitte với tiêu đề "Metaverse ở châu Á: Các chiến lược để tăng tốc tác động kinh tế" đã xem xét ảnh hưởng tiềm năng của metaverse đối với 12 nền kinh tế châu Á.
Duleesha Kulasooriya, Giám đốc điều hành của Deloitte Center for the Edge tại Đông Nam Á cho rằng, quy mô tác động là do "lực hấp dẫn nhân khẩu học" của khu vực.
"Nếu nhìn vào giới trẻ ngày nay, họ là những người đang tương tác và tham gia vào metaverse, và 60% thanh niên trên thế giới sống ở châu Á", ông cho biết.
"Metaverse không còn là khoa học viễn tưởng nữa. Các nền tảng metaverse ban đầu đã được hàng triệu người sử dụng", báo cáo cho biết.
"Chơi game là một trong những cách ban đầu mà một người được giới thiệu với metaverse. Phân khúc đó và kỳ vọng của họ sẽ thúc đẩy rất nhiều hành vi về cách thức phát triển của Internet tiếp theo của châu Á", ông Duleesha Kulasooriya cho biết.
Deloitte cho biết, mặc dù công nghệ metaverse vẫn còn sơ khai, nhưng đã có "hàng triệu người" ở châu Á dành thời gian và tiền bạc cho các nền tảng ảo phổ biến như Fortnite, Roblox và Decentraland.
Ứng dụng truyền thông xã hội Zepeto của Hàn Quốc cho phép người dùng tạo hình đại diện 3D và có hơn 300 triệu người dùng đã đăng ký trên toàn thế giới.
Lợi thế của châu Á khi nói đến metaverse cũng nằm ở "chuyên môn trong ngành" với tư cách là nhà sản xuất thiết bị điện tử và chất bán dẫn.
"Nếu bạn nghĩ về việc sản xuất mạch tích hợp và tất cả những thứ giúp công nghệ hoạt động, thì 75% mạch tích hợp được sản xuất ở châu Á. Đó là một năng lực sản xuất khổng lồ", ông Duleesha Kulasooriya cho biết.
Chiến lược cụ thể theo quốc gia
Mặc dù nghiên cứu của Deloitte chỉ ra châu Á có tiềm năng kinh tế to lớn, nhưng mức độ sẵn sàng của khu vực đối với metaverse cuối cùng phụ thuộc vào "các chiến lược độc đáo" của mỗi nền kinh tế.
Michelle Khoo, Giám đốc Deloitte Center for the Edge khu vực Đông Nam Á cho biết: "Chúng tôi đang xem xét những thứ như cơ cấu ngành, nền kinh tế đổi mới như thế nào, mức thu nhập trung bình là bao nhiêu?"
Ngoài ra, các nguyên tắc cơ bản về công nghệ như khả năng kết nối, mức độ thâm nhập của điện thoại thông minh và việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số cũng rất quan trọng trong việc xác định mức độ sẵn sàng của các nền kinh tế đối với metaverse.
Ví dụ, Trung Quốc đã vạch ra quỹ đạo phát triển metaverse và đang "xây dựng sức mạnh" với tư cách là một trung tâm sản xuất.
Vào tháng 8, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch phát triển và đổi mới metaverse trong hai năm tới nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy việc sử dụng metaverse. Thượng Hải cũng đã đưa metaverse vào kế hoạch phát triển 5 năm mới nhất vào cuối năm ngoái.
Tương tự, Hàn Quốc có một "kế hoạch chi tiết chiến lược" để thúc đẩy ngành công nghiệp metaverse, với khoản đầu tư ban đầu là 177,1 triệu USD cho nỗ lực này.
"Metaverse là không thể tránh khỏi", ông Duleesha Kulasooriya cho biết.
Việc phát triển các kho công nghệ, nguồn nhân lực và khuôn khổ pháp lý để hiện thực hóa tiềm năng metaverse trị giá hàng nghìn tỷ đô la của châu Á sẽ mang lại lợi ích cho nhiều ngành công nghiệp và hoạt động kinh tế.
Mặc dù báo cáo của Deloitte cho thấy Trung Quốc có thể là nước hưởng lợi lớn nhất về GDP, quốc gia này vẫn phải đối mặt với những thách thức pháp lý nặng nề trong việc phát triển metaverse.
Và bất chấp những khoản đầu tư lớn vào metaverse, một báo cáo vào tháng trước cho thấy nền tảng Horizon Worlds của Meta không đạt được kỳ vọng đạt 500.000 người dùng hàng tháng vào cuối năm 2022.
Thay vào đó, nền tảng này đang có ít hơn 200.000 người dùng hoạt động hàng tháng. Giám đốc điều hành của Meta, Mark Zuckerberg trước đây đã nói rằng Meta kỳ vọng sẽ "tiếp cận được khoảng một tỷ người trong metaverse".
Tạo lập một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ Việt Nam đang có khoảng 24,7 triệu dân là trẻ em, chiếm gần 25% dân số, trong đó 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet. Cùng với những lợi ích thiết thực, môi trường mạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó nhận biết cho trẻ. Việc hoàn thiện các chính sách, các giải pháp, các phần mềm quản...