Dell XPS 12: Ultrabook lai tablet của Dell
Laptop lai tablet là xu hướng nổi lên mạnh mẽ khi Windows 8 xuất hiện. Hầu hết các nhà sản xuất PC đều sản xuất các loại thiết bị lại này với mục đích cung cấp cho người dùng 1 dạng thiết bị vừa có thể thay thế laptop vừa có thể biến thành máy tính bảng. Tuy nhiên, tùy vào cách nhìn nhận mà từng hãng có các thiết kế riêng cho mình. Lenovo thì chọn loại thiết bị có thể gập ngược 360 độ (Chiếc Lenovo Yoga), Asus sản xuất loại máy lai có bàn phím rời, Sony thì có mẫu Duo 11 với bàn phím trượt…Chiếc laptop lai của Dell trong bài viết này có khách tiếp cận khá độc đáo chưa xuất hiện ở bất kì hãng nào. XPS 12 có thiết kế với màn hình có thể lật ra ngoài để biến thành 1 chiếc máy tính bảng với màn hình cảm ứng. Thiết kế độc đáo cùng cấu hình khá cao, liệu Dell có thể cạnh tranh với các đối thủ khác hay không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
Nhỏ gọn và chắc chắn
Nếu không quan sát kĩ, bạn sẽ thấy XPS 12 có thiết kế khá giống với những “người anh em” XPS khác là XPS 13 và 14. Máy có thiết kế các viền bạc với vỏ đen quen thuộc khá thanh lịch, sang trọng mặc dù có một chút trông hơi tối tăm và tẻ nhạt. Xem xét kĩ hơn, chúng ta sẽ thấy XPS 12 có viền màn hình lớn hơn và vỏ màn hình dày hơn so với bản 13 và 14, mặc dù về tổng thể thì máy vẫn khá nhỏ gọn. Đây cũng là điều dễ hiểu. Các laptop màn hình cảm ứng bao giờ cũng phải dày hơn màn hình thông thường do nhà sản xuất phải trang bị lớp cảm ứng bên ngoài.
Sự khác biệt chính của XPS 12 chính là phần màn hình xoay. Chỉ có phần khung kim loại màu bạc là cố định, còn lại mọi thứ khác đều có thể…quay. Phần màn hình này được cố định bằng nam châm và 2 cái kẹp ở 2 bên. Nhờ đó, phần màn hình có thể trở nên chắc chắn khi người dùng sử dụng ở chế độ laptop. Tuy nhiên, khi đóng nắp máy thì màn hình dễ bị bung ra khỏi khung.
Dòng Ultrabook XPS của Dell có thể nói là dòng laptop tốt nhất của Dell tính đến thời điểm này, và XPS 12 cũng không phải là ngoại lệ. Nhờ dùng chất liệu tốt là sợi carbon, XPS 12 mang dáng vẻ của 1 chiếc laptop cao cấp. Khay laptop bằng magie. Trackpad gương và phần để tay đều cho cảm giác mềm mại khi chạm vào, giúp cho việc đánh máy trong thời gian dài vẫn cho cảm giác thoải mái.
Tuy nhiên, cổng kết nối lại là 1 điểm yếu của máy. Chúng ta có 2 cổng USB 3.0, cổng mini DisplayPort, jack cắm tai nghe. Đó là tất cả các cổng có trên máy. Với nhu cầu sử dụng hiện nay thì Dell nên trang bị thêm cho XPS 12 một số cổng thông dụng như HDMI hoặc bố trí thêm cổng USB. Máy thậm chí cũng không có đầu đọc thẻ SD giống như XPS 13.
Nhẹ ở chế độ laptop, nặng nếu dùng như máy tính bảng
Việc chuyển đổi chế độ từ laptop sang tablet không phải lúc nào cũng dễ chịu. Và cách thiết kế của XPS 12 có vẻ tạo ít sự khó chịu hơn so với các đối thủ, như IdeaPad Yoga của Lenovo chẳng hạn. Với Yoga, bạn sẽ phải chạm vào phần bàn phím khi dùng máy ở chế độ tablet.
Khi dùng máy ở chế độ máy tính bảng, bạn sẽ cảm thấy khá khó chịu do trọng lượng khá nặng của chúng. Dường như muốn sử dụng các thiết bị lai, bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn 1…cái ghế, bởi sau khi dùng máy ít phút thì bạn sẽ có nhu cầu ngồi xuống cho dễ chịu hơn. Đây cũng là vấn đề chung của các thiết bị lai dạng này, tuy nhiên, có thể nói XPS 12 là thiết bị đem lại cảm giác khó chịu nhất. Đây có thể coi là một trong những điểm yếu lớn nhất của XPS 12 nói riêng và các máy lai với bàn phím cố định ở cả chế độ tablet, so với các thiết bị lai với bàn phím rời.
Bàn phím, trackpad
Nói về bàn phím, có thể nói bàn phím của máy là rất tốt và khá giống với bàn phím của XPS 13, mặc dù ban đầu nhìn có vẻ khá chật hẹp. Bàn phím island-style cho hành trình phím và cảm giác tốt. Phần để tay có diện tích khá lớn. Đèn nền của máy cũng là một điểm cộng. Có 2 lựa chọn độ sáng màn hình mà bạn có thể điều khiển qua phím tắt bàn phím.
Một điểm thú vị là bàn phím của XPS 12 đủ “độ thông minh” để bật bàn phím ảo khi người dùng cần đến. Một ví dụ là khi bạn dùng đến trình duyệt IE ở chế độ Metro và bạn muốn nhập URL của website, bàn phím ảo của máy sẽ xuất hiện chỉ khi bạn dùng máy ở chế độ tablet. Tuy nhiên, tính năng này không phải lúc nào cũng hoạt động. Có những lúc chúng tôi đang đánh máy trên Google Docs hay sử dụng IE phiên bản Desktop ở chế độ tablet, chúng tôi vẫn phải bật bàn phím ảo 1 cách thủ công.
Trackpad thương hiệu Cypress của máy mặc dù khá rộng rãi (10 x 6 cm) nhưng không gây ấn tượng bằng bàn phím. Thao tác gõ bằng 2 ngón tay để mở chuột phải không nhạy khiến bạn sẽ khó chịu khi dùng đến. Trong môi trường desktop, trackpad nhận các lệnh như zoom nhúm ngón tay, nhưng thử dùng thao tác xoay và quét 3 ngón tay thì vô hiệu. Ở chế độ Modern UI, thao tác quét vào, quét ra từ bên trái trackpad không làm xuất hiện cột ảnh thu nhỏ các ứng dụng đang mở, còn lại các động tác khác đều ổn.
Sự thiếu ổn định này có lẽ đến từ trình điều khiển cho trackpad chưa được hoàn thiện. Hy vọng điều này sẽ được Dell khắc phục trong thời gian sớm.
Màn hình tuyệt vời
XPS 12 được Dell trang bị màn hình IPS 1080p (1920 x 1080 pixel) sắc nét, giúp cho trải nghiệm xem các nội dung như video, ảnh, text rất tuyệt vời. Góc nhìn của màn hình cũng rất tốt, lên tới 170 độ. Tuy nhiên, một điểm hơi khó chịu là các màn hình độ phân giải cao sẽ khiến cho việc lựa chọn các icon trên giao diện desktop của Windows 8 khá khó khăn do chúng khá nhỏ.
Với độ sáng 434 lux, màn hình XPS 12 cho độ sáng gần như gấp đôi so với độ sáng trung bình của các laptop thuộc dòng mỏng nhẹ hiện nay, và đánh bại Duo 11 Vaio của Sony (độ sáng 402 lux). Black level của màn hình cũng rất thấp, giúp cho trải nghiệm giải trí hay là làm việc trên màn hình của XPS 12 đều rất tuyệt vời. (Black level là độ sáng màn hình mà tại đó không có ánh sáng được phát ra từ màn hình, khiến cho màn hình lúc này là một màu đen thuần túy). Màn hình cũng được bảo vệ bởi kính Gorilla Glass giúp tránh trầy xước khi dùng ở chế độ tablet.
Mặc dù vậy, có lẽ do sự “xung đột” với Windows 8 (công nghệ ClearType giúp render điểm ảnh phụ) nên các thiết bị dùng màn hình độ phân giải cao như XPS 12 vẫn xảy ra hiện tượng font chữ bị nhòe. Văn bản trong các chương trình benchmark mà chúng tôi sử dụng đều gặp hiện tượng như đã nói.
Chất lượng âm thanh của máy có thể nói là ổn. Máy cho âm lượng lớn khi bật volume hết cỡ, mặc dù tiếng hơi bị méo. Giảm âm lượng xuống sẽ giúp giải quyết vấn đề này trong khi âm lượng vẫn đủ lớn để có thể nghe rõ trong nhiều môi trường sử dụng.
Nhiệt độ
Video đang HOT
Ở chế độ nghỉ (idle), nhiệt độ đo được ở phần dọc theo phía bên trên bàn phím là 34,8 độ C. Nhiệt độ khi tải ứng dụng cao nhất đo được là 39,5 độ C. Máy chỉ chạy mát khi không chạy ít ứng dụng. Sau khi stream 1 video dài 15 phút với chế độ toàn màn hình, nhiệt độ đo được ở trackpad là 28 độ C, vùng giữa phím G và H có nhiệt độ là 34 độ C, phần giữa mặt dưới máy là 30,5 độ C. Phần giữa bên trái của đáy máy nhiệt độ khá cao, lên tới 36 độ C.
Quạt máy không gây ra tiếng ồn cho xung quanh ở chế độ idle và chỉ lên tới mức 48 đêxiben khi tải. Đây là cường độ âm thanh tốt với bất kì quạt laptop nào, nhất là khi XPS 12 lại thuộc dòng laptop mỏng nhẹ.
Trọng lượng và pin
Tính di động là một trong những điểm mạnh của XPS 12. Mặc dù cân nặng 1,50 kg không phải là quá xuất sắc so với các đối thủ cùng dòng, nhưng như thế cũng đã là có tính di động rất cao. Cùng với kích thước khá nhỏ gọn, XPS 12 trở thành thiết bị lý tưởng cho những ai có nhu cầu di động cao.
Một trong những lý do khiến máy khá nặng là thỏi pin 47Wh. Đây là thỏi pin mà chúng ta vẫn thường thấy trên hầu hết các laptop Ultrabook 13 inch đến 15 inch. Các thử nghiệm cho thấy thời lượng pin của máy tốt hơn mức trung bình. Với bài test duyệt web liên tục bằng WiFi và để độ sáng màn hình 40%, máy cho pin 5 tiếng 46 phút, lâu hơn Vaio Duo 11 tận 40 phút. Do là loại màn hình khá sáng nên bạn vẫn có thể hạ thấp độ sáng màn hình để kéo dài thời lượng pin mà chất lượng hiển thị vẫn không hề bị suy giảm.
XPS 12 cũng khá tiết kiệm điện. Máy chỉ tiêu thụ 12 watt điện ở chế độ idle với độ sáng màn hình tối đa. Ở chế độ tải thì mức tiêu thụ điện là 25 watt. Với 1 màn hình full HD thì đây là một điều tuyệt vời mà Dell làm được với XPS 12.
Hiệu năng
Máy được trang bị chip Intel Core i5-3317U, RAM 4 GB, SSD 128 GB (người dùng còn 103 GB để sử dụng, phần còn lại đã cài HĐH và ứng dụng).
Thử nghiệm với PCMark 7, XPS 12 đạt số điểm 4727, rất cao so với mức điểm trung bình 3081 của dòng laptop mỏng nhẹ. Sony VAIO Duo 11 với cùng vi xử lý, đạt số điểm 4683.
Ổ SSD M830 của Samsung sản xuất cho hiệu năng tốt, giúp máy khởi động Windows 8 mất chỉ 15 giây, chậm hơn so chỉ 2 giây so với Vaio Duo 11 dùng SSD của Toshiba.
Bài thử nghiệm copy 1 thư mục nặng 4,97 GB chứa nhiều loại file khác nhau, XPS 12 hoàn thành trong 34 giây, tức tốc độ trung bình là 149,7 MB/giây, nhanh hơn 1 chút so với Duo 11 (145,4 MB/giây).
Điểm 3DMark 06 và 3DMark 11 lần lượt là 4534 và 584. Đây là các số điểm cho thấy khả năng đồ họa bình thường và không có gì ngạc nhiên với các Ultrabook chỉ dùng chip đồ họa tích hợp HD 4000 graphics. Máy vẫn có thể chơi được nhiều game, nhưng với độ chi tiết thấp và độ phân giải bị giảm xuống.
Kết
XPS 12 là sản phẩm cho thấy nỗ lực của Dell trong việc tạo ra 1 thiết bị lai tiện dụng nhất cho người dùng. Và có lẽ Dell đã đạt được điều đó. Màn hình xoay của máy khá đơn giản và hiệu quả. Chất liệu tốt cho dáng vẻ cao cấp, xứng với mức tiền khoảng 1199 USD (khoảng 25 triệu đồng). Máy sử dụng tốt ở chế độ laptop, chưa tính tới khả năng sử dụng ở chế độ máy tính bảng.
Một điểm yếu khi bạn dùng XPS 12 như tablet, như đã nói, là máy khá nặng. Do đó, XPS 12 không phù hợp để sử dụng ở chế độ này trong một thời gian dài nếu như bạn chỉ cầm máy bằng tay như khi cầm các tablet khác. Có lẽ một chân chống hay 1 vật gì đó giúp cố định máy sẽ tiện hơn. Ngoài ra, việc không có đầu đọc thẻ SD cũng là một thiếu sót của sản phẩm. Nhiều người dùng vẫn có nhu cầu cần tới đầu đọc thẻ để có thể lấy nhanh ảnh, video lưu trên thẻ SD trong máy quay, máy ảnh của họ, đưa vào máy.
Giá tiền của sản phẩm cũng hợp lý khi đọ cấu hình với đối thủ. Yoga 13 của Lenovo mặc dù rẻ hơn 1 chút nhưng bù lại không có màn hình full HD, chip xử lý kém hơn, pin yếu hơn của XPS 12. ATIV Smart PC Pro 700T của Samsung với giá bán ngang với máy của Dell, tuy nhiên, chúng ta chưa được dịp thử nghiệm thiết bị này.
Điểm mạnh
- Chất lượng gia công tốt
- Thiết kế độc đáo
- Bàn phím tốt
- Màn hình full HD đẹp
- Ổ SSD hiệu năng cao
Điểm yếu
- Trọng lượng không phù hợp để dùng ở chế độ divt
- Trackpad kém
- Không có đầu đọc thẻ
Theo Genk
Đánh giá sơ bộ một số PC chạy Windows 8 trên thị trường
Kể từ khi mới chỉ ra mắt phiên bản thử nghiệm Beta, các nhà sản xuất lớn trên thế giới đã bắt tay vào công cuộc xây dựng các thiết bị chạy hệ điều hành Windows 8 của Microsoft. Và cho đến khi chính thức trình làng phiên bản hoàn chỉnh, các sản phẩm công nghệ sử dụng nền tảng Windows 8 cũng được hoàn thiện hơn góp phần mang lại cho người dùng những trải nghiệm hoàn thiện nhất trên hệ điều hành này.
Đều có chung một nền tảng hệ điều hành Windows 8, hàng loạt các thiết bị máy tính để bàn, laptop truyền thống, máy tính xách tay có thể tháo rời màn hình, ultrabook, máy tính bảng hay laptop lai máy tính bảng mới đã được các nhà sản xuất tung ra thị trường trong thời gian qua. Dưới đây là những đánh giá sơ bộ của trang tin công nghệ Cnet sau khi đã trải nghiệm các thiết bị chạy Windows 8 này.
Lenovo IdeaPad Yoga 13
Lenovo IdeaPad Yoga 13 là một thiết bị khá hấp dẫn tương tự như các dòng sản phẩm ultrabook 13 inch khác được trang bị màn hình có góc quay 360 độ cho phép người dùng sử dụng ở mọi góc độ và trạng thái, như đặt trên màn như một chiếc máy tính thông thường, xoay ngược để sử dụng như một chiếc máy tính bảng có chân đế linh động hay cầm dễ dàng trên tay như một thiết bị tablet. Ngoài những tính năng đáng chú ý của màn hình, sản phẩm Lenovo IdeaPad Yoga vẫn mang lại cho người dùng những trải nghiệm như một thiết bị máy tính thông thường.
Đánh giá: 8/10.
Acer Aspire 7600U
Chiếc máy tính Acer Aspire 7600U cũng là một sản phẩm hấp dẫn khi được trang bị màn hình cảm ứng lớn và có tới 3 cổng HDMI. Tuy nhiên mức giá hơi cao mà nhà sản xuất đưa ra khiến sản phẩm gặp bất lợi lớn với dòng sản phẩm đối thủ, chiếc Dell XPS One 27 với mức giá rẻ hơn, tốc độ nhanh hơn và màn hình cảm ứng 27 inch độ phân giải cao.
Đánh giá: 6/10
HP Envy TouchSmart Ultrabook 4
Chiếc ultrabook HP Envy TouchSmart 4 cũng là một thiết bị khá tốt để trải nghiệm hệ điều hành Windows 8. Tuy nhiên sản phẩm này có trọng lượng khá nặng so với chỉ số của một chiếc ultrabook và phần touchpad của thiết bị cũng khiến người sử dụng không mấy thoải mái ở chế độ mặc định.
Đánh giá: 7/10
Toshiba Satellite U845W-S430
Đây là một thiết bị sở hữu màn hình rộng khá hấp dẫn nhưng tỷ lệ 16:9 trên màn hình Toshiba Satellite U845W-S430 không thực sự cần thiết hay mang lại lợi ích gì cho quá trình xem phim của người sử dụng. Việc thiếu tính năng cảm ứng trên màn hình cũng là một điểm thiếu sót của thiết bị chạy Windows 8 này.
Đánh giá: 6/10
Sony Vaio Tap 20
Là một chiếc máy tính để bàn all-in-one thực thụ, Sony Vaio Tap 20 được trang bị màn hình cảm ứng 20 inch nhưng thiếu ổ đĩa quang, chỉ sở hữu chip Core i5 điện áp thấp. Dù có mức giá khá cao lên tới 999 USD (~ 20 triệu đồng) nhưng với thiết kế đặc biệt tiện dụng và tích hợp pin bên trong, Sony Vaio Tap 20 xứng đáng là một thiết bị chạy Windows 8 hấp dẫn đáng được sở hữu.
Đánh giá: 7/10
Dell XPS One 27
Dell XPS One 27 chính là một trong những thiết bị chạy Windows 8 đáng chú ý nhất trên thị trường hiện nay. Người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn các gói tính năng mà mình ưa thích với mức giá phải chăng đối với dòng thiết bị PC đã được Dell tối ưu hóa này. Sở hữu cấu hình cao và màn hình ấn tượng, người dùng ưa thích Windows 8 không nên bỏ qua sản phẩm này.
Đánh giá: 8/10
Toshiba Satellite U925t
Đây là một thiết bị laptop lai máy tính bảng có màn hình trượt khá ấn tượng của nhà sản xuất Toshiba. Toshiba Satellite U925t mang lại cho người dùng cảm giác như đang sử dụng một chiếc máy tính bảng gắn bàn phím rời hơn là một chiếc laptop đơn điệu thông thường.
Đánh giá: 7/10
Dell XPS 12
Thêm một sản phẩm tốt đến từ hãng máy tính Dell với sản phẩm XPS 12. Có thiết kế giống với một chiếc laptop nhưng màn hình của thiết bị có thể xoay mọi góc độ trong bộ khung giữ bên ngoài. Thiết bị mỏng, nhẹ, được xây dựng khá tốt nhưng hoạt động tốt hơn với chức năng của một chiếc laptop hơn là một sản phẩm máy tính bảng.
Đánh giá: 7/10
Sony Vaio E17
Sony Vaio E17 vẫn giữ nguyên triết lý thiết kế của các dòng laptop thương hiệu Vaio nhưng thiết bị chạy Windows 8 này không được trang bị màn hình cảm ứng như các sản phẩm thương hiệu khác. Đồng thời touchpad của Vaio E17 cũng chưa phù hợp với các thao tác cử chỉ trên Windows 8. Pin của chiếc laptop này cũng có thời lượng khá ngắn.
Đánh giá: 6/10
Sony Vaio T13 Touch
Sản phẩm Sony Vaio T13 Touch được trang bị bàn phím full size đầy đủ và touchpad sở hữu đầy đủ các tính năng đáp ứng những trải nghiệm mới trên hệ điều hành Windows 8. Đây là một trong những sản phẩm đáng chú ý nhất của hãng điện tử Sony khi xây dựng quanh nền tảng Windows 8.
Đánh giá: 7/10
Sony Vaio Duo 11
Sony Vaio Duo 11 vừa là một chiếc laptop full HD vừa đảm nhiệm chức năng của một chiếc máy tính bảng với màn hình cảm ứng có thể trượt trên khung máy và gập lại gọn gàng khá tiện lợi
Đánh giá: 6/10
Microsoft Surface RT
Thiết bị phần cứng duy nhất đến từ hãng công nghệ Microsoft chính là chiếc máy tính bảng Surface. Dù chưa được trải nghiệm thiết bị chạy chip Intel được cài đặt Windows 8 Pro nhưng với những gì thể hiện qua Windows RT trên phiên bản này, Surface vẫn chưa đáp ứng được nhiều từ kỳ vọng của người tiêu dùng công nghệ nói chung.
Đánh giá: 7/10
Theo Genk
Ultrabook chạy Windows 8 đầu tiên của Dell giá 40 triệu đồng XPS 12 là ultrabook đầu tiên chạy Windows 8 của Dell đã bán ra thị trường. Ultrabook của Dell là một trong những máy tính xách tay đầu tiên thuộc dòng convertible laptop được tung ra thị trường. Máy có thể chuyển đổi thành tablet nhờ vào hệ thống bản lề xoay lật độc đáo của Dell. Dell XPS 12 là một trong...