Dell Technologies hỗ trợ các Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để nắm bắt cơ hội mới tại vùng Biên
Các giải pháp hạ tầng, dịch vụ mới của Dell Technologies và hệ sinh thái mở với các đối tác được sinh ra để giúp các nhà mạng hiện đại hóa mạng lưới, thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới.
Thông tin chi tiết
Được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, Dell Technologies (NYSE:DELL) đang duy trì một hệ sinh thái viễn thông định hướng điện toán đám mây với các hạ tầng, giải pháp, đối tác trong ngành và một phòng thử nghiệm các sáng tạo mới để giúp các công ty viễn thông (CSPs) tăng tốc đổi mới và phát triển kinh doanh.
Khi mà các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực đều đang tìm kiếm xây dựng các giá trị mới với các công nghệ vùng biên, IDC dự đoán số lượng các doanh nghiệp mới triển khai hạ tầng vùng biên sẽ tăng ít nhất 20% từ nay cho đến hơn 90% vào năm 2024. CSPs đang nhắm đến việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh và mạng lưới để đạt được mức phát triển này, đồng thời hưởng lợi từ những cơ hội vùng biên mang đến.
Dell Technologies đang xây dựng các dịch vụ và giải pháp phần mềm mở phục vụ cho những nhu cầu đặc thù của ngành viễn thông. Khi bắt tay hợp tác cùng Dell, CSPs có thể sử dụng những giải pháp mới này để nắm bắt các tiêu chuẩn ngành về phần mềm hóa, đơn giản hóa việc tích hợp và quản lý dữ liệu tại vùng biên, đồng thời tận dụng các cơ hội mới để tặng lợi nhuận. Dell Technologies có những lợi thế lớn trong việc hỗ trợ CSPs chuyển đổi bằng chất lượng và công nghệ hàng đầu về hạ tầng CNTT; chuỗi cung ứng toàn cầu rộng khắp và an toàn; cùng các dịch vụ CNTT với hơn 60.000 chuyên gia và đối tác ở hơn 170 quốc gia.
Ông Sam Saba, Giám đốc khối Viễn thông, khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản (APJ), Dell Technologies, chia sẻ: “Các nước thuốc nhóm quốc gia APJ đang tăng tốc triển khai 5G. Vì vậy các nhà mạng trong khu vực đang tìm kiếm những ý tưởng và giải pháp để phát triển dựa trên 5G, cũng như giảm thiểu rủi ro và sự phức tạp khi phát triển hạ tầng mạng. Một phương pháp tiếp cận mở, định hướng điện toán đám mây có thể hỗ trợ các khách hàng ở mọi lĩnh vực, cụ thể như các công ty viễn thông, để xây dựng mạng lưới thế hệ mới linh hoạt và có thể lập trình, từ đó tạo ra những cơ hội mới, phát triển kinh doanh”.
Ông Daryl Schoolar, Trưởng nhóm Thực hành tại Omdia, cho biết: “Các nhà mạng đã đầu tư mạnh mẽ để cập nhật mạng lưới cho công nghệ 5G, đồng thời đánh giá lại các hệ thống sẵn có. Mạng viễn thông đang trở nên phân tán, do vậy một hệ sinh thái mở của các nhà cung cấp phần mềm và phần cứng sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi này. Các công ty viễn thông cần những đối tác chiến lược để tổ chức hệ sinh thái, cung cấp các giải pháp đã được chứng nhận, và chịu trách nhiệm kết quả triển khai cũng như vận hành. Với kinh nghiệm về chuyển đổi số, hạ tầng CNTT, các dịch vụ và đối tác mạng lưới trên toàn cầu, chúng tôi nhận thấy rằng Dell đã đầu tư nghiêm túc để trở thành mắt xích còn thiếu để hỗ trợ CSPs trong việc xây dựng mạng di động hiện đại”.
Chuyển đổi sang mạng lưới mở, định hướng điện toán đám mây hiện đại
Khi mà mạng lưới viễn thông đang trở nên phân tán và hướng đến việc cung cấp hạ tầng và ứng dụng mạnh mẽ tại vùng biên, các thành phần cần triển khai và quản lý ở các vị trí địa lý tăng theo cấp số nhân. Dell Technologies đang đưa ra một hạ tầng mạng định hướng điện toán đám mây với bộ giải pháp đầy đủ về máy chủ chuẩn viễn thông có thể mở rộng và các giải pháp phần mềm để đơn giản hóa và tăng tốc quá trình này. Hiện nay, CSPs có thể tham khảo các kiến trúc đã được xác thực bởi Dell Technologies để triển khai đầy đủ các giải pháp viễn thông cả về phần cứng lẫn phần mềm từ các đối tác, bao gồm Vmware và Red Hat, với các phần cứng, phần mềm và dịch vụ được tối ưu hóa của Dell.
Với Project Metalweaver, Dell Technologies đang sử dụng hạ tầng định hướng điện toán đám mây này sâu hơn vào việc hỗ trợ nhu cầu mở rộng với quy mô rộng lớn về địa lý. Project Metalweaver là giải pháp phần mềm linh hoạt cho phép các CSPs dễ dàng lựa chọn, tự động triển khai và quản lý hàng ngàn thiết bị tính toán, thiết bị mạng và thiết bị lưu trữ từ nhiều nhà cung cấp ở nhiều địa điểm khác nhau. Các tài nguyên mở và theo yêu cầu có thể được mở rộng một cách đơn giản đến nhiều cơ sở dưới sự hỗ trợ và dịch vụ toàn cầu của Dell Technologies.
Video đang HOT
Dell Technologies cũng giới thiệu các kiến trúc tham vấn mới để mở rộng các môi trường vùng biên, vùng trung tâm và môi trường Open RAN (Open Radio Access Network, giải pháp truy cập mạng vô tuyến mở). Các kiến trúc tham vấn cung cấp đầy đủ các chỉ dẫn, các cách thức triển khai và khuyến cáo vận hành cho từng ứng dụng cụ thể để hỗ trợ các CSPs triển khai nhanh chóng và hiệu quả các ứng dụng và dịch vụ mà các doanh nghiệp yêu cầu.
Được xây dựng dựa trên các giải pháp hạ tầng cơ sở của Dell Technologies với nền tảng VMWare Telco Cloud (nền tảng điện toán đám mây dành cho viễn thông của Vmware) và Red Hat OpenShift Reference Architecture (kiến trúc tham vấn OpenShift của Red Hat) dành cho viễn thông, CSPs sẽ có thể triển khai từ ban đầu:
Các giải pháp phần mềm trung tâm từ Affirmed Networks.
Các giải pháp mạng riêng từ CommScope RUCKUS.
Các giải pháp điện toán biên đa truy cập (MEC) từ Intel Smart Edge.
Dell Technologies đang hợp tác với Mavenir để phát triển phần mềm 5G Open RAN với các máy chủ được gia cố Dell EMC PowerEdge XR11.
Các phần mềm trung tâm từ Nokia.
Ông Ron Haberman, Giám đốc Công nghệ, Các dịch vụ Đám mây và Mạng, Nokia, chia sẻ: “Nokia rất phấn khởi khi chứng kiến Dell Technologies tiến một bước quan trọng để mở rộng hệ sinh thái. Công nghệ 5G và chuyển đổi số của các ngành rất cần phương án này, và chúng tôi kỳ vọng tiếp tục chung sức để mang đến nhiều lựa chọn với các công nghệ lõi về 5G hàng đầu từ Nokia, từ đó giúp các khách hàng gặp hái được kết quả tốt hơn”.
Phòng thử nghiệm viễn thông mới để mang đến những sáng tạo với công nghệ 5G, nắm bắt các cơ hội mới tại vùng biên
Dell Technologies ra mắt Phòng thử nghiệm Hệ sinh thái Viễn thông Mở để tạo ra nơi làm việc với các đối tác và khách hàng, cùng nhau khám phá và hợp tác công nghệ và ứng dụng trong tương lai cho viễn thông. Tổ chức tại trụ sở của công ty tại thành phố Round Rock thuộc tiểu bang Texas, môi trường thử nghiệm chuẩn viễn thông mang đến cho CSPs khả năng giả lập các địa điểm khách hàng khác nhau, thử nghiệm các giải pháp và dịch vụ trong điều kiện thực tế từ nhiều nhà cung cấp. Các giải pháp mới có thể được ươm mầm trong phòng thử nghiệm, sau đó nhanh chóng triển khai ngoài thị trường, giúp CSPs có thể tạo ra các dịch vụ và ứng dụng vùng biên mới cho doanh nghiệp. Chương trình đối tác công nghệ của Dell cung cấp các tài nguyên kỹ thuật và hỗ trợ quản lý dự án để lên phương án thiết kế, xây dựng, triển khai và kinh doanh các giải pháp và dịch vụ mạng.
Cuộc vật lộn của tư duy đổi mới khi đưa Internet vào Việt Nam
Tiền đề cho việc mở Internet đã được khởi động sớm, nhưng để có được thành tựu như ngày hôm nay là cả chặng đường dài 'vật lộn' về tư duy đổi mới. Bài học từ quá trình này là kinh nghiệm quý cho Việt Nam trong chuyển đổi số.
Nếu như các dịch vụ viễn thông, di động của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới từ 15-30 năm, Internet vào Việt Nam chậm hơn so với khởi đầu của thế giới chỉ chừng vài năm. Tiền đề cho việc mở Internet đã được khởi động sớm, nhưng để có được thành tựu như ngày hôm nay là cả chặng đường dài 'vật lộn' về tư duy đổi mới. Những bài học về quá trình mở cửa này là kinh nghiệm quý báu trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, thử nghiệm thương mại 5G và tiến tới làm chủ công nghệ.
Theo các chuyên gia, nếu như các dịch vụ viễn thông, di động của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới từ 15-30 năm thì Internet vào Việt Nam chậm hơn so với khởi đầu của thế giới chỉ chừng vài năm
Khởi động từ năm 1991 và email đặc biệt năm 1994
Ông Trần Bá Thái, Giám đốc Công ty NetNam - Viện Công nghệ Thông tin (CNTT) thuộc Viện Khoa học Việt Nam vẫn còn nhớ năm 1991, Viện không được tham dự cuộc họp quốc tế đầu tiên về Internet tại châu Âu. Nhưng cùng năm đó, cuộc họp lần 2 ở Kobe (Nhật), Viện may mắn được tham dự. Thời kỳ đó Internet mới chỉ dừng lại ở trong giới khoa học và một số trường đại học của Mỹ, châu Âu. Cũng trong năm đó, Viện đã được thử nghiệm Internet với một trường đại học của Đức trong khuôn khổ dự án của UNDP.
"Chúng tôi làm công việc đầu tiên để xây dựng hạ tầng Internet như xây dựng account tại mạng của trường đại học này và thử nghiệm các công nghệ cơ bản. Việc thử nghiệm chủ yếu để nghiên cứu nền tảng công nghệ, tạo account email và chuyển tệp cho nhau. Sau đó hết kinh phí nên dừng lại", ông Trần Bá Thái cho hay.
Đến tháng 4/1994, ông Thái được GS Đặng Hữu, Bộ trưởng Bộ KHCN giao cho thiết lập email để phục vụ cho chuyến viếng thăm của Thủ tướng Úc. Ở thời điểm đó, Internet vẫn là chuyện "tranh tối, tránh sáng" nên để có tiên miền Việt Nam (.VN), ông Trần Văn Đắc Vụ trưởng Vụ Khoa học đã phải ký công văn của Bộ KHCN - Môi trường nhưng không đóng dấu rồi fax sang APNIC để đăng ký cho một chủ thể duy nhất.
Khi có địa chỉ tên miền rồi, Viện mới tạo lập email server đầu tiên, account (tài khoản) của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt có tên miền Việt Nam. Đây là cặp nguyên thủ quốc gia thứ 2 trên thế giới sử dụng Internet vào công việc. Cặp đầu tiên là Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Thụy Điển Carl Bilt. Thời kỳ đó, Viện chưa có kinh nghiệm lắm về địa chỉ tên miền nên lấy địa chỉ là vvkiet@badinh.ac.vn.
Chuyện thuyết phục mở Internet
Một trong những người đứng đầu Chính phủ chủ trì nhiều cuộc họp bàn về mở Internet đã bày tỏ quan điểm ủng hộ, sớm đưa vào Việt Nam là nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh. Chuyện thuyết phục trong nội bộ trước khi quyết định mở Internet cũng đầy khó khăn, bởi có nhiều luồng thông tin khác nhau. Thời đó, mở Internet ở nước ta có khó khăn về trình độ công nghệ, nhưng điều khó nhất là làm sao giải trình rõ và thuyết phục được các cơ quan có trách nhiệm về những lợi ích to lớn cho sự phát triển và khả năng quản lý được hoạt động của Internet.
Đã có nhiều lo lắng về những mặt tiêu cực, như sợ lộ bí mật hay sẽ có nhiều kẻ lợi dụng Internet nói xấu, xuyên tạc chế độ... Ngay cả khi Chính phủ đã quyết định cho mở rồi thì các bước đi cũng rất thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Thậm chí, Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam kèm theo Nghị định ngày 21/3/1997 còn quy định "Các mạng thông tin máy tính và các cơ sở dữ liệu của các cơ quan Đảng, Chính phủ, An ninh Quốc phòng không được đấu nối với mạng Internet".
Rất mừng, các nhà khoa học của Việt Nam, nhiều cơ quan thông tin đại chúng đã nhận thấy sức mạnh của Internet nên tích cực ủng hộ và thúc đẩy để mở. Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh cho rằng, về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể mở Internet sớm hơn. "Một số người mong muốn ra sớm hơn, nhưng tôi cho rằng cần phải chuẩn bị kỹ cả về điều kiện kỹ thuật, hạ tầng, mạng lưới, nguồn nhân lực, các cơ chế chính sách quản lý và quan trọng nhất là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng".
FPT là một trong bốn doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam.
GS Đặng Hữu là một trong những người cần có nhu cầu thông tin và phải sử dụng Internet. Ông đã tìm cách thuyết phục Đảng và Chính phủ cho mở. "Chúng tôi có đưa ra khái niệm "Kinh tế tri thức", nếu không có Internet không thể có kinh tế tri thức được", GS Hữu hồi tưởng.
Nhận thức được sức mạnh của Internet không phải chỉ có những người làm công tác quản lý và nghiên cứu. Ngay từ năm 1996 khi chưa cho mở Internet, chủ doanh nghiệp Hoàng Anh Gia lai đã thuê 2 kỹ sư để mua 2 máy tính, hàng ngày truy cập tìm kiếm thông tin và thị trường cho mặt hàng gỗ của mình.
Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực cho rằng "Nếu như các dịch vụ viễn thông của Việt Nam mở ra chậm hơn thế giới khoảng 40-50 năm, dịch vụ điện thoại di động chậm hơn của thế giới khoảng 15-20 năm, Internet vào Việt Nam chậm hơn so với khởi đầu của thế giới chỉ chừng 7-8 năm. Còn so với một số quốc gia trong khu vực, chỉ chậm vài ba năm".
Đến tư duy "quản" theo kịp với "mở"
Sau khi Viện CNTT thử hệ thống email đầu tiên, đến năm 1995, Công ty điện toán và truyền số liệu VDC đã triển khai hệ thống truyền số liệu. Ông Vũ Hoàng Liên, Giám đốc công ty cho biết, năm 1996 VDC đã bắt đầu triển khai dự án cung cấp Internet đầu tiên với số tiền đầu tư là 7 tỷ đồng. Đầu năm 1997, triển khai cung cấp dịch vụ cho Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài. Tạp chí Quê hương là tờ báo đầu tiên của Việt Nam được kết nối mạng Internet toàn cầu .
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm hệ thống server đầu tiên của VDC trong giai đoạn thuyết phục lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho phép mở Internet vào Việt Nam.
"Chúng tôi biết rằng, Nghị định 21 không ổn để cho Internet phát triển. Ngay từ đầu Tổng cục Bưu điện đã thấy cần phải thay đổi Nghị định này. Nhưng thuyết phục để chuyển sang tư duy quản phải theo kịp với mở rất khó khăn. Chuyển từ Nghị định 21 sang Nghị định 55 được ví như cuộc Cách mạng lần 2 thì hơi to tát. Nhưng đây thực sự là sự trăn trở và sự chuyển đổi tư duy về cơ quản quản lý nhà nước trong đổi mới. Quản lý phải theo kịp với phát triển là đúng với các ngành chứ không riêng gì Internet. Trong quá trình đổi mới, có những cái vì quản lý yếu kém nên đã hạn chế sự phát triển của đất nước", ông Trực cho hay.Ông Mai Liêm Trực nhớ lại, khi mở Internet năm 1997, không chỉ có Nghị định 21 mà đã có văn bản riêng của cấp rất cao chỉ đạo "quản đến đâu mở đến đấy".
Theo nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực, chuyển từ Nghị định 21 sang Nghị định 55 là sự trăn trở và sự chuyển đổi tư duy về cơ quản quản lý nhà nước trong đổi mới.
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet (VIA) chia sẻ, kể từ khi được phép mở, Internet đã đóng góp hiệu quả vào các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Internet từ chỗ là thứ xa xỉ đã dần trở thành công cụ thiết thực, thiết yếu, gần như không thể thiếu trong mọi hoạt động của nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và đời sống của đông đảo người dân Việt Nam.
Nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của cơ chế, Chủ tịch VIA cho rằng, trong quá trình phát triển của lĩnh vực Internet, cơ quan quản lý đã có sự nhìn nhận để đưa ra những quy định phù hợp hơn cho các chặng đường, các giai đoạn.
Cụ thể, khi Internet mới mở cửa, Tổng cục Bưu điện ban hành Nghị định 21 quy định quản lý tạm thời với quan điểm "pháp lý đi trước, phát triển đi sau" (quản đến đâu thì phát triển đến đó). Bốn năm sau, quản lý của nhà nước đã có bước tiến mới, với việc Nghị định 55 ra đời, xác định: "pháp lý đi sau, phát triển đi trước" (phát triển đến đâu quản lý đến đó, quản lý phải theo kịp sự phát triển).
"Phải thừa nhận rằng Nghị định 55 là một bước tiến, bước cải thiện của tư duy quản lý, và đương nhiên nó có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó có Internet", vị Chủ tịch VIA nói.
Hầu hết các doanh nghiệp sẽ trả tiền khi bị tấn công ransomware, nhưng 80% số này sẽ bị tấn công lần thứ 2 Nhiều doanh nghiệp vẫn đang vui vẻ trả tiền cho tin tặc để lấy lại các tệp hoặc dữ liệu bị đánh cắp, bất chấp cảnh báo của các chuyên gia an ninh mạng. Một báo cáo từ công ty phân tích dữ liệu Neustar tuyên bố rằng 60% các công ty thà bỏ tiền ra để lấy lại các tệp tin và...