Đề xuất ưu tiên vào đại học không quá 3 điểm

Theo dõi VGT trên

PGS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng GD&ĐT – đề xuất, xét tuyển vào đại học với tổ hợp 3 môn thi có tổng 30 điểm, cộng ưu tiên không nên quá 3 điểm.

Điểm ưu tiên trong kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học 2015 là chủ đề được quan tâm và tiếp tục bàn luận trong thời gian Bộ GD&ĐT chưa đưa qua quy chế tuyển sinh 2016.

Vấn đề nóng trong tuyển sinh

Ngô Vương Minh (cựu học sinh chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội) là thủ khoa kép kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 với 29,75 khối B và 29,5 khối A. Tuy nhiên, trong danh sách xếp hạng của Đại học Y Hà Nội, Vương Minh không dẫn đầu, thậm chí có thời điểm xếp thứ 34 ở ngành Bác sĩ đa khoa. Nguyên nhân là na.m sin.h này không được cộng điểm ưu tiên như một số thí sinh khác.

Tại trường đại học có điểm chuẩn top đầu cả nước là Đại học Y Hà Nội, có thí sinh được cộng tới 6,5 điểm ưu tiên (3,5 điểm ưu tiên khu vực 1 và 2 điểm dân tộc cùng 3 điểm khuyến khích do đoạt giải nhì quốc gia môn Sinh học).

Từ thực tế trên, nhiều chuyên gia giáo dục băn khoăn, việc cộng điểm ưu tiên có công bằng, khi trong kỳ thi các thí sinh cạnh tranh nhau từ 0,25 điểm.

Đề xuất ưu tiên vào đại học không quá 3 điểm - Hình 1

Thí sinh làm thủ tục thi THPT quốc gia 2015. Ảnh: Anh Tuấn.

Sau khi chốt điểm trúng tuyển, PGS.TS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội cho biết, 90% thí sinh trúng tuyển vào trường được cộng điểm ưu tiên. Con số này vì quá cao nên đã không còn nhiều ý nghĩa.

Ông Hinh đán.h giá, đối với vùng núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc…, việc ưu tiên là cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực. Tuy nhiên, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội đề nghị nên xem xét lại các khu vực, trường hợp đặc biệt mới được ưu tiên.

Ngoài chính sách về điểm ưu tiên gây nhiều tranh cãi, những bất cập về điểm ưu tiên cũng khiến nhiều thí sinh từ đỗ thành trượt, trượt thành đỗ trong mùa tuyển sinh 2015.

Tại Đại học Huế, 33 thí sinh đủ điểm trúng tuyển bỗng… trượt đại học do nhầm lẫn điểm ưu tiên. Nhà trường, sau khi nhận hồ sơ không kiểm tra kỹ, vẫn dựa vào đó để phát giấy báo trúng tuyển. Tại tỉnh Phú Yên, sai sót từ trường THPT Nguyễn Huệ (TP Tuy Hòa) cũng khiến 20 em bị cộng thừa điểm ưu tiên.

Cộng điểm ưu tiên trong phần mềm tuyển sinh cũng gặp sai sót. ĐH Mở TP HCM ghi nhận một số thí sinh đến làm thủ tục nhập học được thông báo không trúng tuyển, do phần mềm tuyển sinh cộng sai điểm ưu tiên khu vực.

Ngày 15/8/2015, Cục Đào tạo – Tổng cục Chính trị công an nhân dân, Bộ Công an cũng có công văn kèm minh chứng cụ thể gửi Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục xin ý kiến xác định khu vực ưu tiên, khi cùng một thí sinh nhưng phần mềm của Bộ GD&ĐT lại xác định khu vực ưu tiên khác, không trùng với khu vực đã được phần mềm xác định trước đây.

Cần thiết nhưng nên có giới hạn

PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, cho rằng, việc cộng điểm ưu tiên là chính sách hợp lý. Học sinh miền núi có môi trường sống, học tập còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo viên cũng hạn chế. Cơ sở vật chất trường lớp phục vụ học tập yếu kém, đường xá xa xôi. Về kiến thức, học sinh miền núi không được đi học thêm, không được bồi dưỡng. Vì vậy, việc áp dụng điểm ưu tiên đúng cả lý và tình.

Tuy nhiên, để điểm ưu tiên thực sự có hiệu quả và công bằng, PGS Văn Như Cương đề xuất, Bộ GD&ĐT cần có giới hạn số lượng ưu tiên các em miền núi và vùng sâu vùng xa. Thầy Cương cho rằng, điểm cộng ưu tiên cho mỗi thí sinh không nên quá 2 điểm (với tổng điểm xét tuyển đối đa là 30 cho một khối thi).

Video đang HOT

Thêm nữa, ưu tiên không có nghĩa cộng điểm, có thể mở rộng mô hình học bổ túc, dự bị để cho những học sinh chưa đủ trình độ vào đại học có nhiều cơ hội hơn.

Đồng tình với ý kiến này, PGS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng GD&ĐT cho rằng, cộng điểm ưu tiên là chính sách hoàn toàn hợp lý, vì các địa phương có điều kiện phát triển không đồng đều. Tuy nhiên, điểm ưu tiên cần có giới hạn, nếu không sẽ dẫn đến việc đào tạo kém chất lượng. Học sinh vùng sâu, vùng xa tốt nhất nên cho vào các trường dự bị để bồi dưỡng kiến thức, thay vì cộng nhiều điểm ưu tiên.

PGS Trần Xuân Nhĩ đề xuất, điểm cộng (ưu tiên và khuyến khích) không nên quá 10% tổng điểm xét tuyển. Ví dụ, để xét vào đại học với tổ hợp 3 môn thi có tổng tối đa 30 điểm, điểm cộng không nên quá 3 điểm. Một học sinh thuộc diện được hưởng nhiều chế độ ưu tiên và khuyến khích như khu vực, dân tộc, học sinh giỏi quốc gia, chỉ nên chọn chế độ có điểm cộng cao nhất.

Theo ông Nhĩ, việc không kiểm soát được điểm ưu tiên sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực như chạy hộ khẩu, chạy hồ sơ, học bạ… Những tiêu cực này cần được xử lý nghiêm.

Bàn luận về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, nhận xét: Những người làm chính sách phải tính toán con số tối đa một thí sinh được nhận điểm ưu tiên và lý giải để học sinh và phụ huynh rõ, dựa trên những cơ sở, số liệu khoa học. Không nên để một thí sinh được cộng quá nhiều điểm ưu tiên, đến 5, 6 điểm, trong khi nhiều trường hợp 0,25 điểm đã xác định đỗ hay trượt.

Thông tin về vấn đề này, ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ GD&ĐT chỉ quy định mức điểm cộng chung theo khu vực và đối tượng với tối đa là 3,5 điểm. Trong đó, chính sách ưu tiên theo khu vực được cộng tối đa 1,5 điểm, giữa mỗi khu vực ưu tiên chênh lệch 0,5 điểm đối với thang điểm 10.

Ngoài ra, thí sinh có thể được cộng điểm ưu tiên theo đối tượng: Con của người có công với cách mạng, người khuyết tật nặng… Người có nhiều diện ưu tiên theo đối tượng chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất.

Tuy nhiên, tùy từng trường đại học sẽ có quy định riêng cho những em được giải quốc gia, quốc tế. Vì vậy, những thí sinh đạt điểm ưu tiên cao do đều thuộc đối tượng ưu tiên và khuyến khích.

Bộ GD&ĐT xem xét điều chỉnh chính sách ưu tiên

Chiều 18/2, Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016. Đối với chính sách ưu tiên, dự thảo quy định rõ hơn để tránh tình trạng thí sinh lợi dụng chính sách này chuyển trường về những khu vực khó khăn, nhằm được cộng thêm điểm.

Theo đó, thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học trung học phổ thông có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó.

Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả những em đã tốt nghiệp từ trước năm thi tuyển sinh.

Đối tượng ưu tiên cũng được điều chỉnh. Cụ thể, đối tượng 01 là công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT) trên 18 tháng tại khu vực 1.

Khu vực 2 cũng được thông tư quy định rõ hơn, gồm các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc khu vực 1).

Năm 2015, nhiều thí sinh sau khi nhập học mới phát hiện hồ sơ có vấn đề, dẫn đến tình trạng đỗ thành trượt. Năm nay, Bộ GD&ĐT quy định thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi.

Các trường có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin trong hồ sơ đăng ký xét tuyển và hồ sơ đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.

Theo Zing

Chạy hộ khẩu để lấy điểm ưu tiên?

Nhiều chuyên gia cùng đóng góp ý kiến về việc điều chỉnh cộng điểm ưu tiên trong kỳ tuyển sinh 2016.

Có ý kiến cho rằng chỉ nên cộng điểm ưu tiên cho học sinh khi xét tốt nghiệp, còn đối với tuyển sinh đại học cần có sự công bằng và không nên cộng thêm điểm ưu tiên.

Ý kiến khác nói nên giảm tối đa vùng, đối tượng, mức điểm ưu tiên.

"Điểm ưu tiên là điều rất cần thiết vì một vài vùng có điều kiện giáo dục và học tập khó khăn. Nhưng điểm ưu tiên như Bộ GD&ĐT đưa ra có vẻ chưa hợp lý. Điểm ưu tiên giữa các vùng cũng chênh lệch quá nhiều" - bạn đọc Khánh Anh nêu quan điểm.

Chạy hộ khẩu để lấy điểm ưu tiên? - Hình 1

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học. Ảnh: Tuổ.i Trẻ.

Không ít trường hợp "chạy" hộ khẩu để lấy điểm ưu tiên

Theo tiến sĩ (TS) Lê Chí Thông, trưởng phòng đào tạo Trường Đai học Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, việc cộng điểm ưu tiên còn nhiều bất cập.

Ông Nguyễn Văn Quang - Phòng đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM- nhận định điểm ưu tiên khu vực chênh nhau 0.5 điểm là quá lớn.

Theo các chuyên gia, thang điểm mới của Bộ GD&ĐT rất chi li, chỉ cần chênh lệch 0.1 điểm trong các bài thi trắc nghiệm, làm tròn lên là đã có thể quyết định đậu hay rớt.

Vì thế, việc cộng điểm ưu tiến lên tới 3, thậm chí 4 điểm là không hợp lý. Nên rút ngắn khoảng cách cộng điểm giữa các đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên, có thể hạ điểm chênh lệch từ 0.5 điểm xuống còn 0.25 điểm.

"Điểm ưu tiên hiện nay là quá cao so với thang điểm của Bộ GD&ĐT. Đó mới chính là điểm bất cập khiến các thí sinh bức xúc chứ không phải là việc ai được cộng điểm ưu tiên, ai không được cộng điểm ưu tiên", ông Quang nói.

Bàn thêm về vấn đề này, TS Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM nhận định cần phải nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể.

"Chúng ta cần phải nhìn vào số lượng thí sinh ở những khu vực khó khăn cũng như điểm thi trung bình của các thí sinh này trong những năm trước, từ đó mới đán.h giá được là có nên giảm điểm ưu tiên hay không và giảm bao nhiêu.

Bên cạnh đó cũng cần có ý kiến của nhiều bộ ngành, đặc biệt là ủy ban dân tộc, những nơi có thể đán.h giá được tình hình thực tế của những đối tượng hiện nay vẫn đang được ưu tiên và cần được ưu tiên" - TS Nguyễn Đức Nghĩa phân tích.

Một điều bất cập khác theo phân tích của TS Lê Chí Thông đó là việc xét điểm ưu tiên theo hộ khẩu.

TS Lê Chí Thông cho rằng chỉ nên xét điểm ưu tiên theo trường THPT bởi vì hộ khẩu cũng không thể chứng minh được là học sinh đó học ở vùng đó.

Hơn nữa lại hạn chế được việc chạy hộ khẩu để được cộng điểm ưu tiên.

Cũng không thể không cộng điểm ưu tiên

"Từ năm 2015 hệ thống thang điểm đã chi tiết hóa và còn tính đến 0.25 điểm trong điểm cho từng môn, điểm tổng cả 3 môn và điểm chuẩn.

Trong 5 năm gần đây, khoảng cách giữa thí sinh được cộng điểm ưu tiên nhiều nhất với thí sinh không được cộng điểm ưu tiên là 3.5 điểm.

Việc thu hẹp khoảng cách ưu tiên cần phải được tính toán kỹ".

TS Nguyễn Đức Nghĩa

PGS Văn Như Cương, Chủ tịch hội đồng quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, không thể bỏ việc cộng điểm ưu tiên cho các học sinh ở những vùng khó khăn vì sự chênh lệch về điều kiện và chất lượng giáo dục giữa thành phố và các vùng này còn khá cao.

"Cần tạo điều kiện để các học sinh ở những vùng miền khó khăn tiếp cận với giáo dục đại học, từ đó xóa dần sự cách biệt giữa các vùng miền trong tuyển sinh. Vấn đề ở đây là phải cộng như thế nào cho hợp lý" - PGS Văn Như Cương nói.

"Vẫn phải cộng điểm ưu tiên vì học sinh được học ở điều kiện tốt hơn thì điểm cao hơn là chuyện đương nhiên. Trong tương lai, nếu điều kiện học tập giữa các vùng khác giảm đi sự chênh lệch thì chúng ta có thể tính đến các phương án khác" - TS Lê Chí Thông nêu quan điểm.

Đồng tình, TS Nguyễn Đức Nghĩa đán.h giá chính việc ưu tiên theo khu vực, theo đối tượng mới tạo sự công bằng chứ không phải mọi người đều tính cùng mức ưu tiên.

"Chúng ta vẫn phải trân trọng những người có công với đất nước, chúng ta vẫn phải lưu ý tới sự phát triển đồng bộ của các vùng miền. Chính sách ưu tiên trong cơ chế thi tuyển cũng phải kết hợp với chính sách phát triển kinh tế xã hội để làm sao cho công bằng", TS Nguyễn Đức Nghĩa nêu quan điểm.

Không thể bắt thí sinh về lại địa phương làm việc

Nhiều ý kiến cho rằng nên có những hình thức ràng buộc đối với các học sinh được cộng điểm ưu tiên như phải quay về địa phương làm việc sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng phương án này là không khả thi.

Theo PGS Văn Như Cương, học sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên chứ không được hỗ trợ học phí thì cũng không thể buộc họ phải quay trở về địa phương làm việc.

PGS Văn Như Cương đề xuất nên có những lớp học riêng dành cho những học sinh thuộc diện ưu tiên này, tùy thuộc theo từng vùng miền để nâng cao trình độ so với những thí sinh có điều kiện học tập tốt.

Ông Nguyễn Văn Quang cho rằng, sau khi tốt nghiệp, nhiều thí sinh có thể có ý định học thêm hay đi du học, việc bắt họ phải về địa phương làm việc là không hợp lý.

"Nếu buộc các thí sinh được cộng điểm ưu tiên sau khi tốt nghiệp phải về lại địa phương để phục vụ thì liệu rằng cơ sở kinh tế của địa phương đó có đủ sức, đủ công ty, xí nghiệp để tiếp nhận các thí sinh này trở về hay không?" - TS Nguyễn Đức Nghĩa đặt câu hỏi.

Theo Võ Hương - An Nhiên - Mai Nguyễn/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bà Phương Hằng hát nhạc không xin phép liền bị Chế Linh gọi tên, phán 1 câu sốc
14:33:16 05/10/2024
Anh Thới: vét 32 triệu cho mầm non Làng Nủ, 'Học thay cho con chú nhé'!
14:57:12 05/10/2024
Sân khấu Kịch mà Minh Dự đang diễn lên tiếng, Phan Đạt bị soi ngược?
13:43:25 05/10/2024
Cặp đôi đóng chị em trên phim nhưng yêu nhau ngoài đời, nhà gái là ngọc nữ màn ảnh hack tuổ.i cực đỉnh
13:31:35 05/10/2024
Yêu qua mạng 4 năm, cặp đôi Nghệ An vừa gặp mặt đã làm lễ dạm ngõ
11:28:29 05/10/2024
Cát Phượng bất ngờ thông báo mắc 2 bệnh nguy hiểm, Kiều Minh Tuấn sốt ruột
13:24:57 05/10/2024
Nữ diễn viên Vbiz chính thức tổ chức lễ ăn hỏi với chồng doanh nhân vào sáng nay!
13:38:44 05/10/2024
Chồng trẻ cô dâu Thu Sao đăng đàn bất ổn, phản ứng bất ngờ việc lấy thêm vợ
14:35:21 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Team Quang Linh lại có biến, 1 thành viên tỏ thái độ, bằng mặt không bằng lòng?

Netizen

17:31:55 05/10/2024
Thời gian qua, team của Quang Linh Vlogs liên tục gặp nhiều biến cố từ lục đục nội bộ đến chia tay vài thành viên. Gây tranh cãi nhất trong số đó là vụ anh Quý nghi bị chèn ép đến nghỉ việc.

Thực đơn 3 món hao cơm dễ nấu trong mùa thu, có món dưỡng ẩm bổ phổi lại giúp tiêu hóa tốt

Ẩm thực

17:21:32 05/10/2024
Cùng khám phá và thực hiện thực đơn này để mang đến những bữa cơm thu thú vị, bổ dưỡng cho gia đình và bạn bè ngay thôi nào!

Ai Cập sắp xếp chuyến bay đầu tiên sơ tán công dân khỏi Liban

Thế giới

17:16:28 05/10/2024
Bước đi này nằm trong nỗ lực liên tục của Chính phủ Ai Cập nhằm hỗ trợ công dân của mình trong bối cảnh những thách thức an ninh ngày càng gia tăng ở Liban do các cuộc không kích dữ dội của Israel trên khắp nước này.

Thiên Sứ Tội Lỗi lại gây phẫn nộ vì tình tiết dung tục, Baifern Pimchanok sao nhận phim rẻ tiề.n thế này?

Phim châu á

17:12:20 05/10/2024
Cách xây dựng tâm lý nữ chính ngày càng biến chất vấp phải sự lên án dữ dội từ khán giả. Không chỉ riêng nhân vật, mà Baifern Pimchanok - nữ diễn viên đóng vai này ngày càng khiến khán giả chán ghét.

Gill: Học trò Karik 8 tuổ.i tiếp xúc với rap, giờ là chủ nhân loạt hit triệu view

Sao việt

17:07:09 05/10/2024
Gill là cái tên không còn quá xa lạ với khán giả, đặc biệt là cộng đồng yêu nhạc rap. Anh chàng này cũng là gương mặt quen của chương trình Rap Việt vì tham gia mùa 1, 3 và vừa trở lại mùa 4.

Quế Anh 'bẽ mặt' vì skill mượt của thiếu nữ, đối thủ được Mr. Nawat ưng bụng?

Đẹp

17:06:35 05/10/2024
Mới đây, bàn tiệc chiêu đãi Top 10 Pre-Arrival chính thức được tổ chức. Danh sách người đẹp ăn tối cùng chủ tịch Miss Grand International bao gồm: Myanmar, Indonesia, Cambodia, Philippines, Thailand, India, Spain, Paraguay và Mexico, Vi...

"Có hàng triệu views trên YouTube mà không bán vé được thì người nghệ sĩ đó chưa thực sự có sức hút"

Nhạc việt

16:57:49 05/10/2024
Gần đây, trong buổi talkshow THIÊN THANKS - series talkshow của nam ca sĩ Quốc Thiên, ca sĩ gạo cội Bằng Kiều đã gây chú ý khi phát biểu về khái niệm sức hút thật sự của nghệ sĩ.

MU lập kỷ lục đáng xấu hổ dưới thời Ten Hag

Sao thể thao

16:42:10 05/10/2024
MU lập kỷ lục đáng xấu hổ khi HLV Erik Ten Hag tiến gần hơn đến việc bị sa thải sau trận hòa trối chế.t 3-3 với Porto ở Europa League.

KATSEYE: Tân binh nhà HYBE đối đầu trực diện NewJeans, quy mô khủng toàn cầu

Sao châu á

16:20:46 05/10/2024
KATSEYE là một nhóm nhạc toàn cầu gồm 6 thành viên, được thành lập bởi sự hợp tác giữa Geffen Records và HYBE. Nhóm này ra đời thông qua chương trình sống còn The Debut: Dream Academy , một cuộc thi tuyển chọn với sự tham gia của 120.00...

Khám phá Thung Nai ở Hòa Bình

Du lịch

16:16:57 05/10/2024
Thung Nai ở Hòa Bình là địa danh đã quá quen thuộc với dân phượt, nơi đây sở hữu khung cảnh thiên nhiên hữu tình với không khí trong lành.

Nhận miễn phí game có giá gần 300.000 VND, người chơi không mất tiề.n nhưng vẫn hụt hẫng

Mọt game

16:11:45 05/10/2024
Dù không phải bỏ ra chi phí nào cũng như chỉ mất vài thao tác đăng nhập, click để nhận trò chơi, thế nhưng không phải lúc nào người dùng của Epic Games Store cũng có thể cảm thấy hài lòng.