Đề xuất thuế kỹ thuật số toàn cầu nhắm tới các công ty nào?
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) muốn đánh thuế kỹ thuật số với khoảng 100 công ty đạt doanh thu thấp nhất 20 tỷ EUR (23,9 tỷ USD) và tỷ suất lợi nhuận 10%.
Theo đề xuất trình lên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, OECD đã chỉ ra các đối tượng có thể bị đánh thuế kỹ thuật số. Các nước tham gia đàm phán hi vọng đưa ra những chi tiết cho kế hoạch thuế kỹ thuật số quốc tế trong cuộc họp trực tuyến kéo dài 2 ngày, bắt đầu từ thứ Tư (30/6) và ký kết thỏa thuận tại cuộc họp Bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng Trung ương G20 vào tháng 7.
Nỗ lực thúc đẩy thuế kỹ thuật số toàn cầu phần lớn nhằm vào sự trỗi dậy của các hãng công nghệ lớn như Google, Amazon, Facebook và Apple.
Video đang HOT
Thông thường, các công ty bị đánh thuế nơi đặt nhà máy, cửa hàng và một số hoạt động truyền thống khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp công nghệ cung cấp dịch vụ điện tử xuyên biên giới, thường thiếu vắng sự hiện diện vật lý quy mô lớn. Đánh thuế họ, ngay cả trong các khu vực pháp lý nơi kiếm được phần lớn doanh thu, là một thách thức.
Vào đầu tháng 6, Bộ trưởng Tài chính G7 đồng thuận ngưỡng thu nhập cơ bản để tính thuế ỹ thuật số, hướng tới gần 100 công ty đa quốc gia. Kế hoạch của họ là đánh thuế doanh nghiệp tối thiểu 20% trên tất cả lợi nhuận có tỷ suất trên 10%.
Chẳng hạn, một công ty đạt tỷ suất lợi nhuận 15% sẽ phải trả 20% thuế trên tất cả lợi nhuận vượt ngưỡng 10%, sau đó số thuế này được chia cho các quốc gia và khu vực phát sinh doanh thu. Tỷ lệ phân bổ thuế như thế nào chưa được đưa ra, song khả năng cao phụ thuộc vào số lượng người dùng và doanh thu tại mỗi thị trường.
Một số nước kêu gọi OECD loại trừ vài mảng kinh doanh nhất định, chẳng hạn tài chính và hàng hóa khỏi quy định thuế mới. Các cuộc đàm phán về chi tiết của quy định thuế vẫn tiếp diễn.
Bong bóng vật phẩm ảo NFT đang xì hơi?
Từng tạo ra các thương vụ đình đám vài tháng trước nhưng sức hấp dẫn của NFT đang giảm xuống bất kể những tín đồ vẫn tin vào tương lai của những bộ sưu tập dưới dạng kỹ thuật số.
Chắc chắn nhiều người vẫn chưa quên về bức tranh độc bản từng được bán với giá 69 triệu USD trong tháng 3 vừa qua. Sau đó, rất nhiều sản phẩm kỹ thuật số khác cũng được bán với giá hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu USD trong các cuộc đấu giá. Bản chất, chúng là những sản phẩm kỹ thuật số được chứng thực sự độc nhất vô nhị bởi NFT (Non-fungible token, tạm dịch: Token không thể thay thế).
NFT là một đơn vị dữ liệu trên sổ cái kỹ thuật số được gọi là blockchain. Trong đó, mỗi NFT có thể đại diện cho một tập tin độc nhất vô nhị và vì vậy, chúng không thể hoán đổi cho nhau. NFT có thể tồn tại dưới nhiều dạng tệp kỹ thuật số như tác phẩm nghệ thuật, âm thanh, video, món đồ trong trò chơi điện tử và các tác phẩm sáng tạo khác. Các tệp kỹ thuật số có thể tái tạo vô hạn nhưng NFT đại diện cho chúng được lưu lại trên các blockchain mà chúng thuộc về. Chúng được xem như chứng chỉ xác thực quyền sở hữu đối với một sản phẩm nào đó.
Doanh số bán vật phẩm ảo NFT sụt giảm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, những dữ liệu mới nhất cho thấy sự cường điệu về NFT đang "xì hơi". Ở đỉnh ngày 9/5, giao dịch trung bình trong 7 ngày của các sản phẩm NFT đạt 176 triệu USD. Tuy nhiên, trong trung bình 7 ngày cho tới ngày 15/6, nó giảm xuống chỉ còn 8,7 triệu USD. Nó sắp sửa rơi về mức của đầu năm 2021, Nonfungible cho biết.
"Khi bạn thấy một loại tài sản nào tăng giá nhanh chóng như những gì mà các sản phẩm NFT vừa trải qua, sẽ có một sự giảm giá tương đối", Gauthier Zuppinger, giám đốc điều hành của Nonfungible, chia sẻ.
Trong khi đó, một chuyên gia khác thì cho rằng nhu cầu với các sản phẩm được chứng thực bởi NFT xuất hiện khi một bộ phận người trở nên cực kỳ giàu có nhờ giá tiền số gia tăng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cơn sốt này có vẻ đang hạ nhiệt, nhất là khi thị trường tiền số không còn "hung hãn" như trước.
Với những sản phẩm NFT được bán với giá hàng triệu USD, các chuyên gia mô tả chúng là "dấu hiệu chắc chắn của việc đầu cơ". Tuy nhiên, đầu cơ thường đi cùng với sự không ổn định hay thậm chí là đối mặt với khả năng sụp đổ.
Trong khi người ủng hộ nhấn mạnh giá trị chứng thực của NFT, vấn đề đã xảy ra. Nhiều nhà sáng tạo nội dung phàn nàn về việc tác phẩm của họ bị đánh cắp và được bán dưới dạng NFT trực tuyến. Giá trị pháp lý của công nghệ này vẫn đang bị bỏ ngỏ.
Đức điều tra Google Nhà chức trách Đức sẽ điều tra liệu sức mạnh thị trường của Google có đủ lớn để trở thành đối tượng áp dụng luật cạnh tranh kỹ thuật số mới hay không. Ủy ban Cạnh tranh Liên bang Đức hôm 25/5 cho biết đã tiến hành điều tra Google. Mục tiêu của cơ quan này là xác định Google, công ty con...