Đề xuất thu phí ăn, ở của người cách ly dịch Covid-19: Người dân nói gì?
Phụ huynh có con ở khu cách ly tập trung đều mong muốn được đóng góp chi phí sinh hoạt cho người thân, để chia sẻ, đồng hành cùng Nhà nước chống dịch lâu dài.
Mới đây, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19, Thủ tướng giao Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế đề xuất cụ thể việc thu phí (ăn, ở…) của những người cách ly.
Đề xuất trên thu hút được sự quan tâm của dư luận, nhiều người đồng ý với chủ trương của Chính phủ. Người dân cho rằng công tác phòng chống dịch còn cả chặng đường dài, tốn kém nhiều chi phí, nên những người ở khu cách ly tập trung cần chung sức đồng hành cùng Nhà nước.
Trả lời VTC News, chị Nguyễn Thị Hương (trú tại Ba Đình, Hà Nội) – phụ huynh có con gái là du học sinh tại New York, Mỹ đang được cách ly tập trung tại khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, chị hoàn toàn đồng ý việc thu chi phí ăn, ở tại khu cách ly.
Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp có thể phục vụ khoảng 2.000 người tập trung cách ly.
“Tôi hoàn toàn đồng ý về việc đóng phí ăn, ở cho cô con gái đang ở khu cách ly tập trung. Bởi vì, cuộc chiến chống dịch ở nước ta còn rất dài và tốn kém nhiều chi phí. Nếu nhà tôi có điều kiện cho con gái đi ăn học ở nước ngoài, thì việc đóng phí là điều hoàn toàn có thể”, chị Hương nói.
Theo vị phụ huynh này, Việt Nam là nước đang triển khai rất tốt trong việc dập dịch Covid-19 và điều trị tốt hơn ở các nước khác, dân và Đảng đang rất đồng lòng. Bởi vậy, khi cô con gái về nước chị rất yên tâm.
Chị Hương kể lại, khi con gái chị từ Mỹ về sân bay Nội Bài và đến nơi cách ly đều được các lực lượng chức năng chuẩn bị, phục vụ chu đáo.
“Tôi thấy các khâu tiếp đón, phục vụ của lực lượng chức năng là khá chuẩn chỉnh, nhất là thái độ phục vụ rất tốt”, chị Hương chia sẻ.
Video đang HOT
Đồng quan điểm với chị Hương, chị Nguyễn Thanh Hà (42 tuổi, trú tại Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) – phụ huynh có con ở khu cách ly tập trung nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp, cho rằng, việc đóng phí ở khu cách ly là điều nên làm, bởi những người cho con đi du học đều là những người có điều kiện.
Chị Hà tiếp tế đồ ăn cho cô con gái ở khu cách ly tập trung
“Những người có con đi học ở nước ngoài đều tốn kém rất nhiều, họ chả có lý gì để xin miễn phí tiền ăn, ở cả. Bản thân tôi cũng muốn đóng góp bởi các lực lượng chức năng, Nhà nước đều vất vả, vì vậy, tôi vui vẻ sẵn sàng muốn đỡ gánh nặng cho Chính phủ”, chị Hà chia sẻ.
Theo chị Hà, đối với những trường hợp lao động Việt Nam ở nước ngoài về nước thì việc đóng chi phí ăn ở tại khu cách ly tập trung là điều không quá khó.
Nhìn nhận về việc dư luận phản ánh việc những người ở nước ngoài về Việt Nam tránh dịch, làm gánh nặng cho nhiều người, bản thân chị Hà cho rằng, bản thân những người như chị là cha, là mẹ thì đều lo lắng cho con cái nên ai cũng muốn cho con về nước để an toàn.
Trong khi đó, chị Lan (trú tại Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, việc thu phí ăn, ở tại khu cách ly là biện pháp nhằm giảm tải gánh nặng kinh tế lên Chính phủ, Nhà nước. Để từ đây, chúng ta có nguồn lực chi viện cho những hoạt động phòng chống dịch Covid-19.
“Theo tôi, chúng ta có thể thu phí theo phân loại nhóm. Đối với nhóm F1 (người Việt từ nước ngoài trở về nước) là nhóm có số lượng đông nhất nên áp dụng mức thu phí, bởi số lượng người về mỗi ngày lên đến hàng nghìn người. Còn với nhóm F2 là những người tiếp xúc trực tiếp với F1, nhưng họ không biết mình nói chuyện với người nhiễm bệnh nên nhóm này có thể được hỗ trợ phần nào chi phí. Nhóm F3 là những người tiếp xúc với F2 thì được cách ly tại nhà thì nên hỗ trợ”, chị Lan chia sẻ.
Hiện tại, chị Hà, chị Hương hay những người khác cũng thể hiện bằng những hành động thiết thực như nhắn tin ủng hộ qua điện thoại, tham gia các hoạt động tặng nước rửa tay, xà phòng để ủng hộ cuộc chiến chống Covid-19.
TP.HCM sử dụng thêm một số ký túc xá để cách ly tập trung
Hai ký túc xá ở quận 9 và huyện Hóc Môn (TP.HCM) với quy mô 2.000 giường sẽ bắt đầu tiếp nhận người được cách ly tập trung trong chiều tối nay và ngày mai (25-3).
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thông tin như trên tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh TP.HCM chiều 24-3 tại UBND TP.HCM.
Hai khu cách ly mới tại 2 ký túc xá
Thông tin về tình hình cách ly phòng ngừa dịch COVID-19 trên địa bàn, ông Bỉnh cho biết hiện TP đang cách ly tập trung trên 8.500 trường hợp, riêng tại Ký túc xá (KTX) ĐH Quốc gia TP.HCM đã cách ly trên 7.000 trường hợp.
Số lượng người đi về từ nước ngoài ngày càng nhiều, số lượng người có triệu chứng bệnh cũng gia tăng. Riêng trong ngày 23-3, TP đã tiếp nhận tám chuyến bay với 732 người, trong đó 11 người có triệu chứng.
Ông Bỉnh nhận định việc tập trung đông người sẽ gây quá tải và nguy cơ lây nhiễm chéo càng cao trong khu cách ly. Do đó, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh đã quyết định mở rộng thêm quy mô hai khu cách ly tập trung với quy mô 2.000 người.
Ngay trong chiều tối nay, khu KTX ĐH Ngoại ngữ Tin học (huyện Hóc Môn) sẽ bắt đầu tiếp nhận người vào cách ly với quy mô 900 giường.
Tiếp tục vào ngày mai (25-3), TP sẽ đưa vào hoạt động khu cách ly tại KTX của Học viện Chính trị Quốc gia (quận 9) với quy mô 1.000 giường với 300 phòng đơn, dành riêng 100 phòng cho khách ngoại giao và quốc tế.
Khu cách ly tập trung tại KTX ĐH Quốc gia đang cách ly gần 7.000 người. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Bên cạnh đó, TP đang tính toán khảo sát, mở rộng khu cách ly tập trung ở KTX các quận 9, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức.
TP cũng đã quyết định sẽ không cách ly tập trung tại các cơ sở ở quận, huyện và bắt đầu không nhận người vào khu cách ly này trong đêm nay. Các đơn vị này sắp tới sẽ tập trung tìm kiếm, xử lý ổ dịch tại địa phương và điều tra số người nhập cảnh từ ngày 8-3 đến khi chưa có quyết định cách ly tất cả những người nhập cảnh vào TP.
Một người mắc COVID-19 ở ký túc xá
Đối với người đang được cách ly ở khu vực KTX hiện nay, ông Bỉnh lưu ý người cách ly phải tuân thủ tuyệt đối quy định cách ly, không tiếp xúc từ phòng này qua phòng kia để tránh nguy cơ lây nhiễm chéo.
Ông Bỉnh nêu thông tin đáng chú ý trong ngày 23-3, khu cách ly tập trung ở KTX ĐH Quốc gia đã ghi nhận một ca tiếp tục xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Trường hợp thứ nhất là người phụ nữ (sinh năm 1962), từ Hoa Kỳ về Việt Nam vào ngày 21-3, người này được đưa về KTX để thực hiện cách ly và ở chung phòng với bốn hành khách khác.
Vào ngày 22-3, người này có triệu chứng và lấy mẫu xét nghiệm dương tính và chuyển bệnh viện dã chiến TP.HCM. Bốn người ở chung phòng đã được đưa đi cách ly ở phòng đơn được bố trí sẵn trong đêm 23-3. Thời gian cách ly được tính 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với người phụ nữ này.
"Người trong phòng chỉ tiếp xúc nhân viên y tế. Mỗi người cách ly phải hiểu đây là chế độ cách ly, không được thực hiện những hoạt động khác. Tất cả nhân viên y tế cũng phải thực hiện nghiêm. Mỗi giường phải cách nhau 2 m, phòng nào tiếp xúc với phòng đó, không để quá tải", ông Bỉnh lưu ý thêm.
Ông Bỉnh cho biết những ngày vừa qua, Sở Y tế TP cũng ghi nhận tình trạng nhiều người thân gửi đồ tiếp tế vào cho người trong khu cách ly tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho nhân viên y tế, lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ và người thực hiện tiếp tế. Vì thế, khu cách ly đã được chỉ đạo không tiếp nhận đồ từ bên ngoài vào nữa.
Đối với những trường hợp được cách ly là trẻ em, người già có bệnh lý nền mãn tính cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Sở Y tế phối hợp với siêu thị Coop-mart đảm bảo chế độ thức ăn và chăm sóc y tế cho đối tượng này. Ông Bỉnh dẫn chứng có một bệnh nhân lớn tuổi cần chạy thận ở khu vực đạo Hồi (quận 8) đã được chuyển cơ sở y tế chăm sóc đặc biệt.
HOÀNG LAN-TÁ LÂM
35 tình nguyện viên túc trực tại khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM Vì lượng người đến tiếp tế ở khu cách ly KTX Đại học Quốc gia TP.HCM quá tải, Quận đoàn Thủ Đức đã cử 35 tình nguyện viên đến đây để hướng dẫn người dân, dọn dẹp vệ sinh, phân luồng giao thông... Lực lượng tình nguyện viên cùng hỗ trợ với những người làm việc trong khu cách ly - Ảnh: Mai...