Đề xuất thi tốt nghiệp phổ thông 8 môn
Theo đề xuất của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh sẽ phải làm bài 8 môn và dựa vào kết quả này để xét tuyển đại học, cao đẳng.
Theo đề xuất này, phương thức thi vẫn là “ba chung” như hiện nay (chung đề, chung đợt, chung kết quả). Do đó, Bộ GD – ĐT sẽ chủ trì khâu ra đề, đảm bảo nằm trong chương trình, an toàn bí mật đề thi, đáp án chính xác thống nhất.
Trong kỳ thi này, các học sinh sẽ phải làm bài 8 môn gồm Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa, Ngoại ngữ. Kết quả này sẽ sử dụng để đánh giá trình độ học vấn THPT và xét tuyển sinh vào các hệ đào tạo, ngành nghề phù hợp.
Tổ chức thi cùng đợt vào thời gian thích hợp vào giữa tháng 7 hàng năm, thời gian 4 ngày thi 8 buổi (mỗi bài thi một buổi). Chấm bài trắc nghiệm khách quan bằng máy.
Video đang HOT
Từng bước chuyển từ phối hợp đề thi trắc nghiệm khách quan với đề thi tự luận, tiến đến hầu hết các bài thi bằng đề trắc nghiệm khách quan với mỗi thí sinh một đề để giảm tiêu cực trong tổ chức thi và chấm thi.
Sử dụng thang điểm rộng để đánh giá kết quả thi. Đề nghị xây dựng thang điểm rộng 400 điểm, mỗi môn thi 50 điểm (8 môn x 50 điểm = 400 điểm).
Điểm tốt nghiệp cho các thí sinh, sau khi đã cộng điểm theo vùng miền và diện ưu tiên chính sách, từ 200 điểm trở lên.
Các cơ sở đào tạo căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, yêu cầu trình độ và loại học vấn chung của cơ sở hay từng ngành đào tạo của cơ sở, phổ kết quả điểm thi của thí sinh cả nước và vùng địa phương để thiết kế tổ hợp các môn văn hóa và tổng điểm thi các môn đó cho từng ngành đào tạo của trường. Có thể lấy hệ số hai cho môn văn hóa mà ngành nghề đào tạo cho là quan trọng.
Thí sinh tốt nghiệp THPT mới được xét tuyển vào các trường đào tạo ĐH, CĐ. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước nhưng không đỗ ĐH, CĐ muốn tham gia xét tuyển năm sau chỉ cần đăng ký tham gia thi lại các môn theo phương án xây dựng điểm chuẩn của trường mà thí sinh có nguyện vọng xin vào học.
Theo TNO
Để học sinh phổ thông đạt chuẩn khi tốt nghiệp
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần thiết xây dựng chuẩn đầu ra ở bậc THPT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đánh giá đúng năng lực thực sự của học sinh.
Các chuyên gia nhìn nhận việc đánh giá năng lực học tập của học sinh THPT ở nước ta hiện nay còn mang tính chủ quan khi hầu như kết quả học tập của học sinh chỉ thông qua đánh giá của giáo viên, nhà trường qua các bài kiểm tra, thi học kỳ; không có đánh giá ngoài để thể hiện tính khách quan. Hơn nữa, khi tỷ lệ tốt nghiệp THPT ở các địa phương luôn đạt gần 100%, nhiều người tỏ ra thiếu tin tưởng vào "chuẩn" đánh giá cấp quốc gia như hiện nay. Vì vậy, việc xây dựng chuẩn đầu ra gồm một hệ thống đánh giá sát thực tế và khoa học càng được quan tâm. Các trường THPT căn cứ vào bộ chuẩn đó, thực hiện đánh giá năng lực học tập của học sinh và cũng có thể dùng chuẩn này thay thế kỳ thi tốt nghiệp THPT như hiện nay.
Nhiều chuyên gia giáo dục đề nghị nên có chuẩn đầu ra đối với bậc phổ thông - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
TS Nguyễn Kim Dung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), cho biết: "Ở nhiều nước phát triển, nhất là Mỹ, họ đã xây dựng được chuẩn đầu ra cho học sinh THPT và áp dụng trong nhiều năm nay. Dựa trên bộ tiêu chí đánh giá, năng lực của học sinh thể hiện rất rõ và khoa học. Ở nước ta hoàn toàn có thể làm được vấn đề này". Bà Dung cho biết thêm: "Nếu có sự đánh giá ngoài theo bộ chuẩn sẽ có thể xóa bỏ được bệnh thành tích trong học tập".
Ông Lâm Triều Nghi, Hiệu trưởng Trường chuyên Trần Đại Nghĩa, nói: "Ở Úc, người ta cũng thực hiện đánh giá học sinh THPT theo chuẩn đầu ra. Việc này là cần thiết vừa mang tính khoa học lại hiệu quả. Chúng ta cần tham khảo cách làm của họ, sau đó xây dựng hệ thống đánh giá, hình thành nên chuẩn chung sao cho phù hợp với tình hình nước mình". Đồng tình, TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, mong muốn: "Các trường ĐH xây dựng được chuẩn đầu ra để nâng cao chất lượng đào tạo vậy thì ở THPT chúng ta cũng nên làm. Tuy nhiên, chúng ta nên xây dựng chuẩn chung, chứ đừng làm theo kiểu của ĐH là mỗi trường mỗi chuẩn".
Lãnh đạo nhiều trường THPT cho rằng sẵn sàng ủng hộ và tham gia đóng góp ý kiến, nếu ngành giáo dục thực hiện chuẩn đầu ra ở THPT. Ông Lê Văn Linh, Hiệu trưởng Trường THPT DL Thanh Bình (TP.HCM), cho biết: "Nếu có bộ chuẩn, trường công, trường tư sẽ có cơ sở đánh giá như nhau. Chất lượng đào tạo ở các trường hoàn toàn có thể so sánh được". Bà Lê Thanh Mai, Hiệu phó Trường THPT Tam Phú, Q.Thủ Đức, tâm tư: "Hiện nay, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh là do giáo viên bộ môn. Mỗi giáo viên có cách kiểm tra, chấm bài nặng nhẹ khác nhau nên chỉ đánh giá ở mức độ tương đối. Thực hiện được bộ chuẩn chung là rất cần thiết, nhất là trong bối cảnh như hiện nay". Tuy vậy, nhiều trường cũng lo ngại có đến hàng ngàn trường THPT trên cả nước, vậy liệu có quản lý đánh giá theo chuẩn chung nổi không, nhân sự có đáp ứng...?
Theo TNO
Hội thảo chương trình phổ thông và học nghề Úc Luôn tự hào là quốc gia có các trường học thường xuyên được xếp vào top những trường Đại học danh giá trên thế giới, Úc từ lâu đã là điểm đến yêu thích không chỉ của SV VN mà của cả SV quốc tế.Nhằm giới thiệu và cung cấp những thông tin thiết thực nhất đến phụ huynh về chương trình học...