Đề xuất thi ngoại ngữ khi thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý
Đó là đề xuất của Bộ Nội vụ trong dự thảo Đề án về Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ các cấp, đang được cơ quan này lấy ý kiến góp ý.
Đề án nêu rõ, thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho CBCCVC, tuy nhiên nhìn tổng thể, đội ngũ CBCCVC đông nhưng chưa mạnh, năng lực chưa đồng đều. Nhiều người, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc trong môi trường quốc tế còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, Đề án được xây dựng nhằm đẩy mạnh và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho CBCC, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định và đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Các thí sinh dự thi tuyển công chức cấp xã năm 2019 tại TP Hà Nội. Ảnh Hà Nội Mới
Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, xây dựng được đội ngũ CBCC các cấp có trình độ, năng lực ngoại ngữ đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định; và đến năm 2030, xây dựng được đội ngũ CBCC các cấp có trình độ, năng lực ngoại ngữ chuyên nghiệp, có chất lượng cao, cơ cấu hợp lý. Cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ngang tầm nhiệm vụ.
Cụ thể, đối với CBCC ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện: 100% được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý; phấn đấu đạt 40-50% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Trong đó, 50-60% CBCC lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng và tương đương trở lên ở Trung ương, 25-35% CBCC lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh, 20-25% CBCC lãnh đạo, quản lý cấp huyện được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Đối với CBCC cấp xã, phấn đấu 100% được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn về năng lực ngoại ngữ theo yêu cầu; trong đó, 15-20% CBCC lãnh đạo, quản lý được đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Video đang HOT
Dự thảo qui định ngoài việc có chứng chỉ, công chức, viên chức còn phải thi môn ngoại ngữ khi thi tuyển và thi nâng ngạch, thăng hạng. Cụ thể, thi tuyển công chức, viên chức phải thi môn ngoại ngữ bằng thi trắc nghiệm, thời gian 30 phút với 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Pháp Nga, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu vị trí việc làm.
Việc miễn thi ngoại ngữ được áp dụng với người có bằng ĐH, sau ĐH về ngoại ngữ; có bằng tốt nghiệp ĐH, sau ĐH ở nước ngoài hoặc tốt nghiệp ĐH, sau ĐH tại cơ sở đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam; người dự tuyển vào công tác ở vùng dân tộc thiểu số là người dân tộc thiểu số hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.
Việc miễn thi ngoại ngữ khi nâng ngạch được áp dụng cho công chức, viên chức có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ; có bằng tốt nghiệp ĐH, sau ĐH về ngoại ngữ…
Bộ Nội vụ cũng đề xuất quy định về thi ngoại ngữ khi thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý, khi làm quy trình bổ nhiệm, đề bạt chức danh. “Trong thực tế không ít CBCC đỗ kỳ thi tuyển và thi nâng ngạch công chức nhưng vẫn không giao tiếp, làm việc được với người nước ngoài. Cần thi đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để bảo đảm phản ánh chính xác trình độ, năng lực ngoại ngữ của thí sinh”, đề án nêu.
Bên cạnh đó, sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc cấp chứng chỉ ngoại ngữ và xử lý nghiêm vi phạm vì thực tế có một bộ phận không nhỏ CBCCVC tuy có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng lại không sử dụng được ngoại ngữ, không nói và hiểu được khi làm việc với người nước ngoài.
Bộ Nội vụ cũng đưa ra giải pháp nghiên cứu, qui định về thời hạn sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ đối với CBCC vì năng lực có thể tăng hoặc mai một theo thời gian. Việc này sẽ thúc đẩy CBCC thường xuyên trau dồi ngoại ngữ cũng như có ý thức tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
Đề án sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2019 sau khi được Thủ tướng thông qua. Giai đoạn 2019-2020, các Bộ, ngành, địa phương tập trung xây dựng Chương trình học tập ngoại ngữ cho CBCC của cơ quan, đơn vị mình với các mục tiêu cho nhóm đối tượng cụ thể. Giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, đề án sẽ được đẩy mạnh thực hiện, đưa việc học tập ngoại ngữ của CBCC thành phong trào, triển khai đồng bộ, rộng khắp trong cả nước.
Đề án cũng cho hay, trong số 729 CBCCVC được phỏng vấn, khảo sát đại diện cho các Sở, ngành của 6 tỉnh, hầu hết đều biết ngoại ngữ và đáp ứng tiêu chuẩn theo bằng cấp, chứng chỉ. Mặc dù đa số CBCCVC được hỏi đều biết ít nhất một ngoại ngữ, nhưng phần lớn họ không bao giờ sử dụng trong công việc chuyên môn, chỉ số nhỏ sử dụng nhưng không thường xuyên.
Hiện, theo báo cáo của các tỉnh, thành và Bộ, ngành, tổng số CBCC, viên chức là 1.681.494 người, trong đó các bộ ngành TƯ là 143.280 người, địa phương là 1.538.214 người. Cụ thể, đội ngũ cán bộ gồm 90.869 người, đội ngũ công chức là 314.377 người, và viên chức là 1.276.248 người.
Phương Thảo
Theo PLXH
Trao bằng giỏi rồi thu lại phát bằng khá, đại diện ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết đây là do sai sót trong khâu tính điểm
Đại diện Khoa Nghệ Thuật ĐH Sư phạm Hà Nội đã liên tiếng bày tỏ xin lỗi và cho biết sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc về vụ việc lần này.
Theo Infonet, liên quan đến sự việc, hai năm sau tốt nghệp, nhiều sinh viên ĐH Sư phạm Hà Nội bị hạ từ bằng Giỏi xuống Khá không một lý do, mới đây TS. Phạm Văn Tuyến - Trưởng khoa Nghệ thuật (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đã chia sẻ rằng: "Sự việc đáng tiếc này xảy ra là điều không ai mong muốn. Ngay sau khi phát hiện có sai sót trong việc tính điểm và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên Khóa 63 của khoa, chúng tôi đã xin ý kiến lãnh đạo trường và khắc phục theo lộ trình tốt nhất, nhanh nhất không để ảnh hưởng đến sinh viên".
TS. Phạm Văn Tuyến cho biết thêm: " Đúng là sinh viên có tổn thương nhưng những người thầy cô như chúng tôi còn tổn thương tinh thần hơn nhiều lần. Suốt bao năm công tác trong ngành chưa bao giờ tôi gặp sự cố đáng tiếc như lần này. Thực ra, thời điểm đó, không chỉ em N.V.H bị tính nhầm điểm mà cả 15 sinh viên khoa Sư phạm Mỹ thuật đều bị tính nhầm nhưng điểm cuối cùng của các em thì chỉ có 3 sinh viên bị hạ từ loại giỏi xuống loại khá".
Bảng điểm tổng kết 3,22 xếp loại Giỏi bỗng chốc bị hạ xuống 3.19 và xếp loại khá. Ảnh: Infonet.
Theo thầy Tuyết, sai sót này là do bộ phận giáo vụ khoa tính nhầm số tín chỉ trong bài thực hành tốt nghiệp của sinh viên, bài thực hành tốt nghiệp của sinh viên Mỹ thuật chỉ có 5 tín chỉ nhưng bị tính nhầm thành 10 tín chỉ.
" Ngay sau khi phát hiện nhầm lần, chúng tôi đã khắc phục ngay bằng cách gọi các em sinh viên tới giải thích lý do và phát lại bằng cùng bảng điểm cuối cùng cho các em. Đây cũng là điểm thực của các sinh viên theo đúng quy chế đào tạo.
Tại thời điểm đó, không một sinh viên nào có ý kiến gì, tôi không biết là sinh viên N.V.H có đến buổi hôm đó để nghe chia sẻ không. Bản thân tôi là lãnh đạo khoa nhưng cũng chưa lần nào nhận được đơn kiến nghị cũng như ý kiến của cựu sinh viên N.V.H về sự việc này", TS. Phạm Văn Tuyến chia sẻ với Infonet.
Được biết, sau vụ việc này những lãnh đạo và cán bộ có liên quan sẽ nhận hình thức kỷ luật, đồng thời khoa Nghệ thuật cũng cho biết sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc.
Trước đó, cộng đồng mạng đang xôn xao vụ việc một cựu sinh viên khóa 63 khoa Nghệ thuật trường ĐH Sư Phạm Hà Nội có tên là N.V.H đăng bài xin đòi lại sự công bằng khi bỗng bị hạ bằng dù đã ra trường đến 2 năm.
Cụ thể, H. tốt nghiệp với ra trường với tấm bằng lại giỏi nhưng bỗng hai năm sau giáo vụ khoa Nghệ thuật trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã gọi H. mang trả bảng điểm và bằng tốt nghiệp lên khoa, đồng thời trao trả lại bằng khá cho sinh viên này.
Sự việc khiến H. bức xúc và cho rằng công sức bỏ ra đổ sông đổ biển, nên đã quyết định đăng lên facebook xin cộng đồng mạng lên tiếng lấy lại công bằng.
Theo Helino
Cô giáo ĐH FPT vừa giỏi lại xinh như thiên thần khiến SV chẳng nỡ lòng trốn học Xinh đẹp, thành thạo 2 ngoại ngữ, sở hữu đồng thời nhiều công ty, trưởng môn Marketing và Quản trị kinh doanh ĐH FPT - cô Vũ Minh Trang luôn là 'idol' trong mắt sinh viên. Tới giờ cô SV ĐH FPT chẳng nỡ trốn học. Cô giáo Vũ Minh Trang tốt nghiệp Thạc sỹ về Marketing tại ĐH Salford tại Anh Quốc,...