Đề xuất thí điểm việc học sinh tốt nghiệp THCS có thể học lên cao đẳng
Đề xuất thí điểm việc học sinh tốt nghiệp THCS có thể học lên cao đẳng
LĐO | 01/06/2020 | 15:31
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.
Sẽ thí điểm đào tạo cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Chỉ thị nêu rõ, để tranh thủ thời cơ dân số vàng, đẩy mạnh nhân lực có kỹ năng nghề, nhất là nhân lực có tay nghề cao nhằm nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam, góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nội dung.
Video đang HOT
Đáng chú ý, tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống quản lý và đánh giá kỹ năng nghề; xây dựng đề án chuyển đổi số và dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp, đề án phát triển kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho lực lượng lao động.
Đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung danh mục các ngành, nghề phải sử dụng lao động có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; triển khai khung trình độ quốc gia về giáo dục nghề nghiệp; xây dựng và triển khai chương trình chuyên gia quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp…
Đặc biệt, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; tiếp tục triển khai các chương trình chuyển giao từ ngước ngoài có hiệu quả để nhân rộng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Hiện học sinh tốt nghiệp THCS có thể vừa học văn hóa, vừa học nghề ở trình độ trung cấp. Thay vì mất thêm 3 năm học THPT, ngay từ khi tốt nghiệp THCS, học sinh học hệ trung cấp và nếu được học cao đẳng, các em sẽ gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Đồng thời, các em vẫn có cơ hội học liên thông lên đại học sau này.
HSSV trung cấp, cao đẳng học trực tuyến, đánh giá kết quả như hình thức đào tạo từ xa, tự học
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TBXH) hướng dẫn các trường TC, CĐ ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo.
Theo đó, các trường trung cấp, cao đẳng thực hiện một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT theo hướng dẫn gồm, khuyến khích đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS- Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS- Learning Content Management System) bằng các giải pháp công nghệ mã nguồn mở như Blackboard, Moodle... phục vụ cho cả mục tiêu đào tạo trước mắt và lâu dài.
Tổng cục hướng dẫn, trong khi chưa có các hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp, các trường khẩn trương xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với nội dung, môn học chung; nội dung, môn học lý thuyết bằng việc khai thác ứng dụng triệt để các chương trình, ứng dụng hiện có trên Internet.
Trong đó tập trung nghiên cứu, áp dụng các chương trình, ứng dụng như chương trình Zoom Cloud Meeting của Zoom Video Communications, Inc; chương trình Hangouts Meet của Google; ứng dụng Microsoft Teams trong chương trình Office 365 của Microsoft; Chương trình Google Classroom... và một số chương trình, ứng dụng khác trên Internet như Skype của Microsoft, Meet nơ của Office, Gotomeeting của LogMeIn, TrueConf Online của TrueConf LLC... là các ứng dụng có thể thực hiện tổ chức đào tạo trực tuyến.
Ứng dụng CNTT trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19 (ảnh: ULIS Vnu)
Để triển khai thực hiện các chương trình, ứng dụng đào tạo, Tổng cục đề nghị các trường thành lập nhóm triển khai đào tạo trực tuyến với thành phần chính là cơ quan đào tạo và bộ phận CNTT của trường.
Các trường xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo trực tuyến, trong đó, xác định rõ các nội dung cần phải thực hiện như, xác định các nội dung, môn học lý thuyết để có thể tổ chức đào tạo trực tuyến; xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, lập thời khóa biểu cho việc giảng dạy trực tuyến; phân công giáo viên phụ trách, giảng dạy để chuẩn bị nội dung bài giảng, các điều kiện lớp học, kết nối với HSSV.
Tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng cho giáo viên và HSSV. Tập huấn sử dụng chương trình, ứng dụng và cách thức thực hiện đào tạo trực tuyến cho giáo viên. Hỗ trợ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho các khoa chuyên môn và giáo viên giảng dạy trực tiếp.
Xây dựng quy chế đào tạo trực tuyến, quy định rõ quyền và trách nhiệm của giáo viên, HSSV trong đào tạo trực tuyến để đảm bảo tiến độ, chất lượng đào tạo theo yêu cầu.
Việc tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV được thực hiện theo quy định tại Thông tư 33 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH ban hành Quy định về đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn và Thông tư 09 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH quy định về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ TC, CĐ theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ, quy chế kiểm tra thi, xét công nhận tốt nghiệp.
Thời gian giảng dạy trực tuyến bao gồm, thời gian giảng dạy trực tiếp, trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet, và thời gian giảng dạy gián tiếp bằng việc trao đổi, giải đáp thắc mắc và giao bài tập cho HSSV và được tính khối lượng giảng dạy như lớp học truyền thống.
Một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ (45 phút/giờ học), trong đó mỗi giờ học tối thiểu từ 20-30 phút giảng dạy trực tuyến trực tiếp, thời gian còn lại để trao đổi, giải đáp thắc mắc, giao bài tập cho HSSV và nghỉ giải lao.
Thời gian học tập và các hoạt động trong một ngày học trực tuyến có thể thực hiện linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng trường do hiệu trưởng quyết định.
Trường hợp việc truy cập Internet của HSSV không ổn định thì không thực hiện giảng dạy trực tuyến trực tiếp trên Zoom Cloud Meeting hoặc Hangouts Meet. Giáo viên thực hiện giảng dạy trực tuyến gián tiếp bằng việc tải dữ liệu bài giảng trên các lớp học trực tuyến và giao nhiệm vụ cho HSSV thực hiện.
Nhà trường thường xuyên, định kỳ kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện đào tạo trực tuyến trong trường để kịp thời điều chỉnh, rút kinh nghiệm, cải thiên, nâng cao chất lượng đào tạo trực tuyến. Báo cáo việc tổ chức đào tạo trực tuyến tại trường về Tổng cục và Sở LĐ-TBXH địa phương để theo dõi, quản lý sau khi đã tổ chức đào tạo trực tuyến.
Các trường tiếp tục duy trì, kết hợp giữa đào tạo trực tuyến với đào tạo truyền thống khi HSSV đi học trở lại, xây dựng, phát triển hệ LMS chuyên nghiệp của trường kết hợp với các chương trình, ứng dụng đã triển khai.
Khánh Vân (toquoc.vn)
Học sinh, sinh viên học trực tuyến không quá 5 giờ/ngày Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức đào tạo trước bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, một ngày học trực tuyến không nên quá 5 giờ. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần xây dựng, tổ chức đào tạo trực tuyến với những nội...