Đề xuất thi đại học trước, chọn trường học sau
Thi tốt nghiệp được giao về cho các Sở, Bộ sẽ tổ chức kỳ thi quốc gia chung, khi có kết quả, học sinh mới dùng nó để đăng ký vào các trường đại học là ý kiến được Bộ GD&ĐT đưa ra thảo luận.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho biết, đổi mới giáo dục cần sự đồng bộ trong dạy, học và thi cử; trong đó thi cử được xem là bước đột phá đầu tiên.
Sau khi Bộ Giáo dục công bố Dự thảo cho phép các trường ĐH, CĐ được tự chủ tuyển sinh và Dự thảo điều chỉnh phương án thi và công nhận tốt nghiệp THPT trong những năm trước mắt (tháng 1/2014), Bộ đã nhận được nhiều đề xuất, ý tưởng của người dân.
Cục trưởng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cho hay, theo ý kiến đóng góp thì bắt đầu từ năm 2015, việc thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ có những thay đổi mang tính đột phá. Việc này sẽ được công bố chậm nhất là ngày 5/9 – thời điểm bắt đầu năm học mới để học sinh và phụ huynh có ít nhất 1 năm chuẩn bị. Những thay đổi này bao gồm hình thức thi và đề thi.
Để tránh tình trạng tù mù, may rủi, Bộ GD&ĐT có thể tổ chức kỳ thi quốc gia chung, sau đó thí sinh lấy kết quả để đăng ký vào các trường đại học. Ảnh: Hoàng Thùy
Trong năm 2015, thi tốt nghiệp THPT sẽ được tiến hành nhẹ nhàng, nhưng đây được xem là kỳ thi tập dượt cho học sinh tham gia kỳ thi quốc gia chung ngay sau đó.
Bộ có thể giao cho các địa phương tổ chức kỳ thi. Tuy nhiên, muốn thể hiện tính “tập dượt” cho học sinh, các địa phương cần tuân thủ quan điểm thống nhất trên toàn quốc về số lượng môn thi, cấp độ của đề thi…
Sau đó, sẽ có một kỳ thi quốc gia chung nhằm đánh giá chính xác kiến thức, tư duy của thí sinh. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để các trường tự chủ tuyển sinh.
Tất cả học sinh tốt nghiệp THPT có quyền tham gia thi. Học sinh nộp hồ sơ về Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở vùng miền, địa phương, Bộ sẽ phân học sinh về hội đồng thi của các trường đại học để tham gia kỳ thi quốc gia chung sao cho thuận tiện nhất.
Có kết quả thi rồi các trường mới công bố điểm và các tiêu chí khác phù hợp để tuyển sinh và thí sinh chỉ phải đăng ký nguyện vọng sau khi có kết quả thi.
Như vậy, với các điểm số và tiêu chí tuyển chọn công khai của các ngành/trường, thí sinh sẽ lượng được sức mình, không phải “dự đoán” và dựa vào yếu tố may rủi khi nộp hồ sơ vào các trường/ngành như hiện nay.
Có thể áp dụng 2 kỳ thi (tốt nghiệp THPT và thi quốc gia chung) song song hoặc chỉ áp dụng năm đầu đổi mới (2015) rồi sau đó duy trì một kỳ thi quốc gia duy nhất.
Với kỳ thi quốc gia duy nhất, đề thi sẽ có một số lượng câu hỏi mang tính chất cơ bản, không đánh đố để hầu hết học sinh đỗ tốt nghiệp THPT. Những câu hỏi nâng cao sẽ là cơ sở đánh giá năng lực thật sự của học sinh, đạt điểm số xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Một đề xuất khác cũng được Bộ Giáo dục đem ra thảo luận là hướng tới một bài thi chung có tất cả các môn học, cách thức tổ chức tương tự như thi SAT ở Mỹ, thi tiếng Anh (TOEFL, IELTS…). ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM đã có kế hoạch gộp các môn thi vào một bài thi như SAT ngay trong năm nay, nếu được Bộ giao quyền tự chủ tuyển sinh.
Học sinh có thể thi 4 bài: Toán (và tư duy logic), Khoa học xã hội (Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân); Khoa học tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh, Kỹ thuật) và Ngoại ngữ (ở thành phố khuyến khích thi sinh thi tiếng Anh theo TOEFL, IELTS, tiếng Pháp TCF hoặc DELF… rồi quy đổi điểm sang hệ của Việt Nam).
Các trường, ngành đặc thù có thể đưa ra các tiêu chí phụ khác hoặc tổ chức thi thêm để tuyển sinh.
“Trên đây là những đề xuất về đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ của những người có tâm huyết với giáo dục. Hy vọng các các nhà quản lý, nhà giáo, chuyên gia trong và ngoài ngành Giáo dục, học sinh và bậc cha mẹ sẽ thảo luận và cho Bộ những ý kiến đóng góp”, ông Trinh nói.
Hoàng Thùy
Theo TNO
Hai trường CĐ công bố đề án tuyển sinh riêng
Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Nghệ An, CĐ Văn hóa nghệ thuật Thái Bình vừa công bố đề án tuyển sinh riêng năm 2014.
Thí sinh thắc mắc về ngành nghề trong buổi tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức - Ảnh: Đ.N.T
* CĐ Văn hóa nghệ thuật Nghệ An
- Các ngành văn hóa của trường: Thi tuyển theo kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức.
- Các ngành năng khiếu của trường: Thi tuyển kết hợp với xét tuyển (thi tuyển các môn năng khiếu kết hợp với xét tuyển các môn văn hóa)
Thi tuyển theo kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức
Các khối thi, môn thi cho từng ngành được quy định theo qui chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Năm 2014, nhà trường tuyển sinh các khối ngành và ngành sau theo phương thức sau:
a) Khối A, thi các môn: Toán, Vật Lý, Hóa học
Cho các ngành:
Video đang HOT
- Ngành Khoa học Thư viện.
- Ngành Quản lý văn hóa.
- Ngành Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch ).
b) Khối A1 thi các môn: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
Cho các ngành:
- Ngành Khoa học Thư viện.
- Ngành Quản lý văn hóa.
- Ngành Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch ).
c) Khối C thi các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
Cho các ngành:
- Ngành Khoa học Thư viện.
- Ngành Quản lý văn hóa.
- Ngành Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch )
d) Khối D1 thi các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
Cho các ngành:
- Ngành Khoa học Thư viện.
- Ngành Quản lý văn hóa.
- Ngành Việt Nam học (Chuyên ngành Hướng dẫn Du lịch )
Nhà trường dành một số chỉ tiêu xét tuyển đối với những thí sinh có nguyện vọng nộp hồ sơ xét tuyển vào trường trên cơ sở kết quả thi đại học, cao đẳng cùng khối theo "kỳ thi chung" của Bộ GD-ĐT và đạt điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định. Phương thức xét tuyển thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy của Bộ GD-ĐT.
Thi tuyển kết hợp với xét tuyển đối với các năng khiếu
a) Các ngành:
- Ngành Hội họa
- Ngành Sư phạm Mỹ thuật
- Ngành Thiết kế đồ họa.
- Quản lý văn hóa
Thi các môn: Hình họa, Vẽ màu; Xét điểm môn: Ngữ văn
b) Ngành: Thanh nhạc
Thi các môn: Thanh nhạc, Thẩm âm, tiết tấu; xét điểm môn: Ngữ văn.
c) Các ngành:
- Biểu diễn nhạc cụ truyền thống
- Biểu diễn nhạc cụ phương Tây
Thi các môn: Khả năng sử dụng nhạc cụ, Thẩm âm, tiết tấu; Xét điểm môn Ngữ văn.
d) Ngành: Sư phạm Âm nhạc
Thi các môn: Thanh nhạc, Nhạc cụ, Thẩm âm, tiết tấu; Xét điểm môn: Ngữ văn.
e) Ngành: Quản lý văn hóa
Thi các môn: Thanh nhạc hoặc Nhạc cụ, Thẩm âm, tiết tấu; Xét điểm môn: Ngữ văn.
Tiêu chí xét tuyển: Môn Ngữ văn tính điểm hệ số 1, không tổ chức thi mà xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học được tính như sau: Điểm tổng kết môn Ngữ văn lớp 10 11 12 Điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn chia cho 4).
- Nộp hồ sơ xét tuyển môn ngữ văn vào ngày làm thủ tục thi (7.2014) gồm có: Học bạ THPT (bản sao có công chứng); Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014); hoặc bằng tốt nghiệp THPT Phiếu xác nhận điểm tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2014; bản sao có công chứng).
Điều kiện tối thiểu để xét trúng tuyển vào các ngành: Các ngành thi năng khiếu phải đạt tối thiểu 11 điểm trở lên (tổng điểm 3 môn, chưa nhân hệ số), trong đó tổng điểm của hai môn năng khiếu không dưới 8,0.
- Đối với các ngành: Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mĩ thuật, Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Đồ họa, Hội họa nhà trường dành một số chỉ tiêu để xét tuyển các thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng của các trường đại học trong khối ngành năng khiếu nghệ thuật. Nhà trường sẽ quy định điểm xét tuyển cho từng khối ngành trên cơ sở thống nhất chuẩn tối thiểu đối với các trường này.
Đăng ký dự thi, lịch tuyển sinh, chính sách ưu tiên và lệ phí tuyển sinh
- Việc đăng kí hồ sơ dự thi của học sinh và lịch tuyển sinh được thực hiện theo các quy định tại quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2014 do Bộ GD-ĐT ban hành.
- Đối với các đối tượng ưu tiên chính sách hay khu vực, mức chênh lệch điểm xét tuyển thực hiện theo qui chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy do Bộ GD-ĐT ban hành.
- Các đối tượng được tuyển thẳng được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2014 do Bộ GD-ĐT ban hành và Quyết định số 102/QĐ-BGDĐT ngày 08 tháng 01 năm 2013 Phê duyệt Đề án thi tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy vào các trường khối văn hóa - nghệ thuật.
- Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT quy định về chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh ĐH-CĐ và trung cấp chuyên nghiệp.
Đề thi:
- Đề thi các khối: A, A1, C, D1: Sử dụng đề thi chung của Bộ GD-ĐT, trường nhận đề từ đơn vị in sao do Bộ chỉ định;
- Đề thi các khối năng khiếu (khối: N, H): Trường thành lập Ban đề thi để ra đề thi riêng của trường đối với tất cả các môn thi năng khiếu nghệ thuật. Các cán bộ ra đề thi là những Giảng viên chuyên ngành giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo giữ gìn bí mật đề thi. Trường chịu trách nhiệm về nội dung đề thi, quy trình ra đề thi, bảo mật đề thi theo đúng qui chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính qui của Bộ GD-ĐT.
Thời gian và địa điểm thi:
a) Thời gian thi: Các khối A, A1, C, D1 theo quy định của Bộ GD-ĐT; Khối N, H (năng khiếu) từ 18 đến 20.7.2014; ngày 18.7 làm thủ tục tại phòng thi; ngày 19-20.7 thi các môn năng khiếu.
b) Địa điểm thi: Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Nghệ An, Số 35 Đường Phùng Chí Kiên, Hưng Lộc, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
c) Công khai kết quả thi:
Kết quả thi tuyển sinh được gửi về Bộ GD-ĐT, Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An, tới từng thí sinh và công bố công khai trên website của trường sau khi Ban thư ký tổng hợp và thông qua Hội đồng tuyển sinh trường.
Trước mắt, trường thực hiện thi tuyển sinh năm 2014 theo đề án tuyển sinh của trường kết hợp cả hai phương án. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức tuyển sinh năm 2014, trường sẽ đưa ra các điều chỉnh cần thiết đối với tuyển sinh năm 2015 và xây dựng đề án tuyển sinh riêng hoàn chỉnh để năm 2016 có thể trình Bộ GD-ĐT để tổ chức tuyển sinh riêng.
* CĐ Văn hóa nghệ thuật Thái Bình
- Các ngành văn hóa của trường: Không tổ chức thi tuyển, nhà trường xét tuyển trên cơ sở kết quả thi ĐH-CĐ của thí sinh tại các trường theo kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức.
- Các ngành năng khiếu của trường: Thi tuyển kết hợp với xét tuyển (thi tuyển các môn năng khiếu kết hợp với xét tuyển môn ngữ văn)
Xét tuyển lấy kết quả thí sinh dự kỳ thi chung do Bộ GD-ĐT tổ chức
a. Kết quả các khối thi: A, A1, B, C và D1
b. Cho các ngành:
- Ngành Khoa học Thư viện.
- Ngành Quản lý văn hóa.
Phương thức xét tuyển thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy của Bộ GD-ĐT.
Thi tuyển kết hợp với xét tuyển đối với các ngành năng khiếu
a. Các ngành:
- Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát,
- Ngành Thanh nhạc,
- Ngành Sư phạm Âm nhạc
- Ngành Hội họa
- Ngành Sư phạm Mỹ thuật
b. Các môn thi:
- Ngành Diễn viên sân khấu kịch hát gồm: Thẩm âm Tiết tấu (hệ số 2) và Hát Diễn chèo (hệ số 2)
- Ngành Thanh nhạc và Ngành Sư phạm Âm nhạc gồm: Thẩm âm Tiết tấu (hệ số 2) và Hát (hệ số 2)
- Ngành Hội họa và Ngành Sư phạm Mỹ thuật gồm: Hình họa (vẽ chì) - hệ số 2 và Bố cục (vẽ màu) - hệ số 2.
c. Môn xét tuyển. Môn Ngữ văn, tiêu chí xét tuyển: Môn Ngữ văn tính điểm hệ số 1, không tổ chức thi mà xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng kết 3 năm học được tính như sau:
Điểm tổng kết môn Ngữ văn lớp 10 11 12 Điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn chia cho 4.
- Nộp hồ sơ xét tuyển môn ngữ văn vào ngày làm thủ tục thi (7.2014) gồm có: Học bạ THPT (bản sao có công chứng); Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014); hoặc bằng tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2014); Phiếu xác nhận điểm tốt nghiệp THPT (bản sao có công chứng).
Điều kiện tối thiểu để xét trúng tuyển vào các ngành:
Các ngành thi năng khiếu phải đạt tối thiểu 12,5 điểm trở lên (tổng điểm 3 môn, chưa nhân hệ số), trong đó tổng điểm của hai môn năng khiếu không dưới 9,0.
- Đối với các ngành: Diễn viên sân khấu kịch hát, Thanh nhạc, Sư phạm Âm nhạc, Hội họa, Sư phạm Mỹ thuật, Nhà trường dành một số chỉ tiêu để xét tuyển các thí sinh đăng ký tuyển sinh vào các trường tổ chức tuyển sinh theo đề án tuyển sinh riêng của các trường đại học trong khối ngành năng khiếu nghệ thuật. Nhà trường sẽ quy định điểm xét tuyển cho từng khối ngành trên cơ sở thống nhất chuẩn tối thiểu đối với các trường này.
Đăng ký dự thi, lịch tuyển sinh, chính sách ưu tiên và lệ phí tuyển sinh
- Việc đăng ký hồ sơ dự thi của học sinh và lịch tuyển sinh được thực hiện theo các quy định tại Quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2014 do Bộ GD-ĐT ban hành.
- Đối với các đối tượng ưu tiên chính sách hay khu vực, mức chênh lệch điểm xét tuyển thực hiện theo qui chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy do Bộ GD-ĐT ban hành.
- Các đối tượng được tuyển thẳng được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2014 do Bộ GD-ĐT ban hành và Quyết định số 102/QĐ-BGDĐT ngày 8 tháng 1 năm 2013 Phê duyệt Đề án thi tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy vào các trường khối văn hóa - nghệ thuật.
- Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính và Bộ GD-ĐT quy định về chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh ĐH-CĐ và trung cấp chuyên nghiệp.
Ra đề thi:
Đề thi các khối năng khiếu (khối: N, H): Trường thành lập Ban đề thi để ra đề thi riêng của trường đối với tất cả các môn thi năng khiếu nghệ thuật. Các cán bộ ra đề thi là những giảng viên chuyên ngành giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo giữ gìn bí mật đề thi. Trường chịu trách nhiệm về nội dung đề thi, quy trình ra đề thi, bảo mật đề thi theo đúng qui chế tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính qui của Bộ GD-ĐT.
Thời gian và địa điểm thi:
a) Thời gian thi: Từ ngày 21.7 đến hết ngày 24.7.2014, trong đó ngày 21.7 thí sinh tập trung làm thủ tục thi. Thi tuyển ngày 22 và ngày 23.7, ngày 24.7 (dự phòng).
b) Địa điểm thi: Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thái Bình (số 117 phố Hoàng Công Chất, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình).
Theo TNO
ĐH Kiến trúc TP.HCM dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh Ngày 24.1, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM đã công bố đề án tuyển sinh ĐH hệ chính quy dự kiến sẽ thực hiện trong kỳ tuyển sinh năm 2014. Thí sinh dự thi môn năng khiếu tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM - Ảnh: Hà Ánh Theo đề án này, các ngành thuộc khối kỹ thuật (kỹ thuật xây...