Đề xuất thành lập Quỹ “Phát triển Tài năng khoa học, công nghệ Trái Đất, mỏ, môi trường”
Nhiều trường đại học, Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất – mỏ, các nhà lãnh đạo quản lý, doanh nghiệp đã đề xuất thành lập Quỹ “Phát triển Tài năng khoa học, công nghệ Trái Đất, mỏ, môi trường” (Quỹ Phát triển Tài năng EME) và Giải thưởng Tài năng khoa học, công nghệ Trái đất, mỏ, môi trường (Giải thưởng Tài năng EME).
Hội thảo khoa học Trái đất – mỏ – môi trường bền vững (EME 2018) tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội.
Đề xuất trên được đưa ra tại Hội thảo khoa học Trái đất – mỏ – môi trường bền vững (EME 2018) tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội.
Hội thảo do Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất – mỏ đã phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học trái đất – mỏ tổ chức.
Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ thông tin, trao đổi, thảo luận, tập hợp trí tuệ và đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho các lĩnh vực Khoa học Trái đất, mỏ, môi trường nhằm đáp ứng mục tiêu hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước .
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS Mai Trọng Nhuận – Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất – mỏ khẳng định: Hội thảo EME 2018 là cơ hội tốt để các nhà lãnh đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước, trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi thông tin và đề xuất các giải pháp, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học của các ngành nghề trong lĩnh vực khoa học Trái đất, Mỏ và Môi trường.
Trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo, GS.TS Bùi Xuân Nam – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ – Địa chất, Trưởng ban tổ chức cho biết: “Hội thảo EME 2018 tập trung vào 2 chủ đề chính, thứ nhất,phát triển nguồn nhân lực và tiềm lực Khoa học – Công nghệ trong lĩnh vực Khoa học Trái đất – Mỏ – Môi trường một cách bền vững trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thích ứng với biến đổi khí hậu ; thứ hai, sự tiếp cận của khoa học – công nghệ trong lĩnh vực Khoa học Trái đất – Mỏ – Môi trường với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Được biết, có 72 báo cáo khoa học được gửi tới Hội thảo EME 2018, trong đó, 39 báo cáo đã được biên tập công phu và đăng trong tuyển tập báo cáo xuất bản tại NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, trong đó 10 báo cáo điển hình đã được lựa chọn để trình bày tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, một số trường đại học, Hội đồng chức danh giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất – mỏ cùng các Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2018, các nhà lãnh đạo quản lý, doanh nghiệp đã đề xuất thành lập Quỹ “ Phát triển Tài năng khoa học, công nghệ Trái Đất, mỏ, môi trường” (Quỹ Phát triển Tài năng EME) và Giải thưởng Tài năng khoa học, công nghệ Trái đất, mỏ, môi trường (Giải thưởng Tài năng EME).
Đây thực sự là một hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhằm hỗ trợ và khuyến khích các sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ trẻ nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực có liên quan đến khoa học, công nghệ Trái Đất, mỏ, môi trường, có thành tích nổi bật trong học tập, nghiên cứu, ứng dụng; các hoạt động phù hợp để phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ Trái đất, mỏ, môi trường Việt Nam, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất – mỏ đã tổ chức Lễ chúc mừng và trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017 cho 03 tân giáo sư
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo EME 2018, Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất – mỏ đã tổ chức Lễ chúc mừng và trao giấy chứng nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2017 cho 03 tân giáo sư (GS Nguyễn Xuân Cự – Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội; GS Trần Thanh Hải – Trường ĐH Mỏ – Địa chất; GS Bùi Xuân Nam – Trường Đại học Mỏ – Địa chất) và 38 tân phó giáo sư của Hội đồng.
Được biết, trước khai mạc Hội thảo, Lễ dâng hương của các tân Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2017 cũng đã được Hội đồng tổ chức tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Thách thức nguồn nhân lực ngành Trái đất - Mỏ
Nhận diện hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành khoa học Trái đất - Mỏ được thảo luận tại hội thảo khoa học Trái đất - mỏ - môi trường bền vững (EME 2018) diễn ra ngày 26/4 tại Hà Nội.
Sinh viên Trường ĐH Mỏ - Địa chất (một trong các cơ sở đào tạo nhân lực ngành Trái đất - Mỏ) tham gia ngày hội tuyển dụng tại trường. Ảnh:http://humg.edu.vn
Hội thảo do Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất - mỏ phối hợp với Trường ĐH Mỏ - Địa chất, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) và các trường ĐH, viện nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học trái đất - mỏ tổ chức.
Còn tư duy manh mún
GS Mai Trọng Nhuận - Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành khoa học Trái đất - Mỏ trong phát biểu khai mạc hội thảo cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường vẫn còn theo tư duy manh mún và chậm tiến.
Nguyên nhân chủ yếu từ chính sách chuyên ngành, từ cơ sở đào tạo, nghiên cứu chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu, yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu; không dựa trên tầm nhìn và chiến lược vĩ mô, dài hạn và nhất quán; chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nguồn nhân lực với thực hiện các đề tài, dự án, chương trình khoa học công nghệ.
Cùng với đó, thiếu sự kết nối, hợp tác và hỗ trợ hoạt động giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và xã hội với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trái đất, mỏ, môi trường trong đánh giá, dự báo, đặt hàng số lượng, chất lượng, yêu cầu sử dụng đối với nguồn nhân lực, sản phẩm nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức cũng như tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ.
Chính sách, đầu tư, hỗ trợ cho phát triển nguồn nhân lực , khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường chưa phù hợp do nhu cầu sử dụng lao động và thu nhập còn thấp; thiếu điều kiện và cơ hội phát triển và thực hiện khát vọng nghề nghiệp; đánh giá của xã hội không tương xứng với những đóng góp và khó khăn nghề nghiệp; thiếu đầu tư và chính sách nhất quán trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đây là những nguyên nhân quan trọng làm suy giảm khát vọng học tập và cống hiến cho khoa học công nghệ và gây khó khăn trong tuyển sinh đào tạo và xây dựng đội ngũ các nhà chuyên môn có chất lượng cao trong các ngành và chuyên ngành Trái đất, Mỏ, Môi trường.
GS Mai Trọng Nhuận phát biểu tại hội thảo
Tạo môi trường làm việc, học tập thúc đẩy sáng tạo, cống hiến
Trước các tồn tại và thách thức nói trên, GS Mai Trọng Nhuận cho rằng, cần phải xác định các định hướng, chiến lược, giải pháp và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ Trái đất, Mỏ, Môi trường một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, đảm bảo cho tương lai, hạnh phúc và an toàn, tận dụng cách mạng công nghiệp 4.0.
Các giải pháp khắc phục hạn chế nói trên đã được tập trung thảo luận, đề xuất tại hội thảo. Trong đó, đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu cần đánh giá, dự báo nhu cầu, yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, tận dụng cách mạng 4.0 để xây dựng, cập nhật,thực hiện các chương trình đào tạo và khoa học công nghệ, chuyển giao tri thức về trái đất, mỏ, môi trường; xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ, phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên, CBQL và hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu.
Đẩy mạnh kết nối, hợp tác với xã hội, các bên liên quan (các đơn vị, cá nhân sử dụng sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, cơ quan, đơn vị quản lý, lãnh đạo, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ...) trong xác định, đánh giá, dự báo, chia sẻ thông tin về nhu cầu, yêu cầu của xã hội... Lấy ý kiến phản hồi về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động của nhà trường, nhất là xây dựng, cập nhật chiến lược, kế hoạch phát triển, chương trình và phương pháp đào tạo, nghiên cứu;
Các cơ sở đào tạo cũng cần xây dựng và thực hiện kế hoạch cụ thể hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, tạo thêm giá trị, tạo thêm gia trị gia tăng để phát triển đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tri thức;
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, khả năng có việc làm của người học. Cần có đầu mối đặc trách công việc hợp tác này một cách chuyên nghiệp, hệ thống, nhất quán và bền vững. Tạo môi trường làm việc, học tập, thúc đẩy sáng tạo, cống hiến, khát vọng nghề nghiệp. Phát triển hợp tác quốc tế; ưuu tiên phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu có năng lực và trình độ chuyên môn cao...
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các ý kiến thảo luận cho rằng, cần đánh giá, dự báo nhu cầu, yêu cầu để bổ sung các nội dung có tính chiến lược phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường trong các chiến lược, kế hoạch tương ứng; đặt hàng đào tạo nguồn lực, các sản phẩm, định hình các hướng, nội dung ưu tiên nhiên cứu khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường.
Ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể và khả thi để phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường. Đầu tư cần thiết, có chính sách thu hút nguồn lực từ xã hội đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường mang lại lợi ích chính đáng cho nhà đầu tư.
Cải cách cơ bản về các chế độ chính sách tài trợ, đãi ngộ và tiền lương thích đáng cho các hoạt động khoa học công nghệ và đội ngũ làm khoa học công nghệ và giảng viên đại học thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ trái đất, mỏ theo chất lượng và số lượng sản phẩm và theo đặc thù ngành nghề thường xuyên phải làm việc, đi công tác ở các vùng sâu, vùng xa, khó khăn.
Áp dụng chính sách tuyển dụng và sử dụng công bằng, công khai, minh bạch theo năng lực, phẩm chất thực sự vào các vị trí công tác thích hợp để khuyến khích sự học tập của sinh viên.
Đối với các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường, nên có đề xuất/đặt hàng yêu cầu, nhu cầu số lượng, chất lượng nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học công nghệ trái đất, mỏ, môi trường cho các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu và tham gia đầu tư để tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Đồng thời, tăng cường sự liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu theo các nội dung nói trên; tài trợ, hỗ trợ tài chính (thông qua các giải thưởng khoa học công nghệ, cung cấp học bổng, tài trợ nghiên cứu, tổ chức các hội nghị, hội thảo...); hỗ trợ cán bộ tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị...
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai.vn
Nhóm ngành Môi trường: Sức hút lớn, nhu cầu nhân lực cao Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM cho biết; từ nay đến năm 2025, mỗi năm TP HCM cần thêm 270.000-300.000 lao động. Trong đó nhân lực thuộc 8 nhóm ngành nghề sau có nhu cầu cao: công nghệ - kỹ thuật; kinh tế - tài chính - ngân hàng - pháp luật -...