Đề xuất thành lập các trung tâm chấm thi tập trung
Theo thông tin chính thức về tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 vừa được Bộ GD-ĐT công bố, việc chấm thi sẽ được giao cho các trường ĐH.
Ảnh: Độc Lập
Trong đó, bộ trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của bộ và các trường ĐH, CĐ đối với việc chấm bài thi tự luận (môn ngữ văn) do sở GD-ĐT chủ trì.
Trước thông tin này, tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế – Luật TP.HCM, cho rằng đây là hướng đi đúng. “Khi có sự tham gia của các trường ĐH, CĐ trong tổ chức và giám sát chấm thi, tình hình sẽ khách quan hơn. Nhất là trong bối cảnh nhiều trường vẫn còn sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển thí sinh vào trường mình, độ tin cậy sẽ cao hơn”, tiến sĩ Trọng nói.
Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cũng nói các trường ĐH, CĐ sẽ sẵn sàng tiếp nhận và ủng hộ chủ trương trên, việc này sẽ góp phần mang lại sự công bằng hơn cho thí sinh trong kỳ thi sắp tới. Cũng theo tiến sĩ Hạ, các trường ĐH hoàn toàn có đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ này vì trước đây từng tham gia chấm thi tự luận và trắc nghiệm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đại diện các trường ĐH cũng đưa ra những đề xuất kỹ thuật để chấm thi hiệu quả hơn. Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, việc chấm thi trắc nghiệm nên thực hiện tập trung ở một số điểm chứ không nhất thiết cho các trường ở từng hội đồng thi. Trong đó, chọn lựa những trường ĐH có cơ sở vật chất tốt, nhân lực có nhiều kinh nghiệm trong chấm thi. “Chấm tập trung sẽ phát sinh thêm việc trong quá trình di chuyển bài thi nhưng không quá phức tạp. Hơn nữa hình thức này cũng từng được áp dụng trong kỳ thi 3 chung trước đây”, tiến sĩ Trọng cho hay.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cũng đề xuất thành lập các điểm chấm thi tập trung với nhân lực tham gia từ nhiều trường tại: Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Tây Nguyên…
Còn theo hiệu trưởng một trường ĐH tại TP.HCM, Bộ nên giao luôn cho các trường ĐH chấm thi trắc nghiệm và tự luận. Để làm được việc này, cần hình thành trung tâm chấm thi ở một số địa phương nhưng do trường ĐH chủ trì. Ngay cả trường ĐH, CĐ địa phương cũng không tham gia vào việc chấm thi học sinh trên địa bàn. “Việc chấm thi tự luận dù giao Bộ phối hợp với trường ĐH giám sát nhưng do sở GD-ĐT chủ trì cũng rất khó. Đơn giản chỉ cần nới tay đã cho ra kết quả khác”, người này nói.
Theo thanhnien
Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Lấp lỗ hổng công nghệ, chấm thi theo cụm
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&T cho biết: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ chấm thi theo cụm, với nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm thi cho học sinh tỉnh mình.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2018. Ảnh: Như Ý
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&T cho biết: Kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ chấm thi theo cụm, với nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm thi cho học sinh tỉnh mình. Mục đích của kỳ thi nhằm đo lường, đánh giá được kết quả học tập ở mức độ phổ thông của học sinh sau 12 năm học tập. ối với các trường H, kết quả thi này chỉ là căn cứ sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ được quy định trong Luật Giáo dục H.
Hoàn thiện phần mềm chấm thi
Theo ông Mai Văn Trinh, kỳ thi năm 2019 tổ chức phương thức thi như năm 2017, 2018 với điều chỉnh cụ thể để xã hội tin cậy hơn. Rà soát lại toàn bộ quy trình, quy chế. Điều chỉnh cụ thể hơn, trách nhiệm của các bên liên quan cũng như hướng dẫn kỹ thuật khác. Nâng cao chất lượng ngân hàng câu hỏi, trên cơ sở đó xây dựng đề thi chính thức phù hợp với đề thi THPT quốc gia và phù hợp với thời gian làm bài của thí sinh. Tiếp tục hoàn thiện các công nghệ thi, đặc biệt hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường bảo mật, phòng ngừa sai phạm và nếu có sai phạm thì dễ phát hiện, xử lý. Đặc biệt, ông Trinh cho rằng công tác thanh tra, giám sát phải đi vào thực chất và hiệu quả hơn. Đối với chấm thi, năm 2019, Bộ sẽ tổ chức chấm thi theo cụm, với nguyên tắc cán bộ chấm thi không chấm thi cho học sinh tỉnh mình.
"Tôi tin rằng, nếu kết quả kỳ thi THPT quốc gia không đáp ứng nhu cầu của các trường H thì họ sẽ không lấy kết quả này để làm căn cứ tuyển sinh. Chắc chắn không thể có một quy định nào buộc các trường phải dùng kết quả này".
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh
Những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay là do sự can thiệp của con người, trực tiếp là sự can thiệp của chính cán bộ công tác chấm thi. Vì vậy, ông Mai Văn Trinh khẳng định việc ứng dụng CNTT trong kỳ thi THPT quốc gia là rất quan trọng. Qua sự việc năm nay, Bộ GD&ĐT nhận thấy cần hoàn thiện hơn nữa trong việc ứng dụng CNTT, đặc biệt là hỗ trợ công tác chấm thi. "Ví dụ, với bài thi tự luận là môn Văn thì CNTT cũng hỗ trợ tốt trong việc làm phách bài thi, chấm thi. Đối với bài thi trắc nghiệm, sẽ điều chỉnh theo hướng tăng cường tính bảo mật, mã hoá dữ liệu chấm thi" - ông Mai Văn Trinh nói. Về tổ chức thi, theo ông Mai Văn Trinh, ngoài việc giao quyền tự chủ cho các địa phương, Bộ sẽ có các giải pháp về mặt quản lý, giải pháp về mặt kỹ thuật để làm sao quyền của địa phương được xác định rõ và được thực hiện một cách nghiêm túc trong khuôn khổ của quy định, quy chế và sự giám sát và tất nhiên có sự vận dụng của CNTT, đồng thời có sự giám sát của các thanh tra.
Không phải là kỳ thi 1 1= 2
Những năm vừa qua, các trường ĐH đều dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia để tuyển sinh. Chính vì vậy, nên kỳ thi được mặc nhiên công nhận là 1 kỳ thi 2 mục đích. Cũng vì đó việc ra đề đã trở thành áp lực đối với Bộ GD&ĐT, dẫn đến chuyện năm mưa điểm 10 (2017), năm "bói" không ra điểm 10 (2018). Trả lời về vấn đề này, ông Mai Văn Trinh khẳng định bản chất của kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức trên cơ sở Luật GD và Luật GD ĐH, đặc biệt là sự hướng dẫn của Nghị quyết 29 và 44 của Chính phủ. Theo đó, chúng ta đổi mới phương thức theo hướng giảm áp lực, giảm tốn kém, có độ tin cậy cao và tiến tới tổ chức kỳ thi chung. Như vậy, kết thúc 12 năm học ở bậc phổ thông, chúng ta tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nhằm đo lường, đánh giá được kết quả học tập ở mức độ phổ thông của học sinh. Đó là mục đích của kỳ thi THPT quốc gia. Cũng chính vì thế, trong thiết kế của đề thi THPT quốc gia phần lớn các câu hỏi nằm ở học vấn phổ thông chiếm 60-70%.
Đối với các trường ĐH, kết quả thi THPT quốc gia chỉ là một trong các căn cứ được sử dụng để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ được quy định trong Luật GD ĐH. Do đó, mức độ sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia phụ thuộc vào nhu cầu của từng trường. "Tôi tin rằng, nếu kết quả kỳ thi THPT quốc gia không đáp ứng nhu cầu của các trường ĐH thì họ sẽ không lấy kết quả này để làm căn cứ tuyển sinh. Chắc chắn không thể có một quy định nào buộc các trường phải dùng kết quả này" - ông Trinh chia sẻ.
Cũng theo ông Mai Văn Trinh, nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT là tổ chức kỳ thi THPT quốc gia chuẩn chỉnh, kết quả tin cậy, đánh giá đúng năng lực của học sinh để đạt mục tiêu đề ra. Quan trọng hơn, kết quả kỳ thi THPT quốc gia để phân tích đánh giá, điều chỉnh quá trình dạy học trong các nhà trường phổ thông, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
Năm 2019, kỳ thi này tiếp tục tổ chức ở địa phương. Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường vai trò của các trường ĐH trong các khâu, kể cả khâu coi thi. Trong đó, có thể các trường ĐH sẽ không tham gia coi thi trên địa bàn trường đóng. Trước ý kiến đề xuất, đề thi nên chia thành 2 phần riêng biệt là tốt nghiệp và xét tuyển sinh ĐH, ông Mai Văn Trinh cho rằng: Nếu tổ chức 2 đề thi như vậy sẽ nảy sinh 2 vấn đề bất cập. Thứ nhất, không phản ánh đầy đủ bản chất của kỳ thi THPT quốc gia, vì kỳ thi này không thể là 1 1 = 2. Thứ hai, sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức kỳ thi. Đó còn chưa kể đến chuyện đề thi thiết kế như thế sẽ dẫn đến tình trạng thí sinh sử dụng thời gian của phần này để làm phần khác tạo ra sự không công bằng, gây phức tạp.
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Đề xuất nhiều giải pháp chặn gian lận trong thi THPT quốc gia Bộ Giáo dục sẽ xem xét tổ chức chấm thi đảm bảo nguyên tắc giáo viên không chấm bài của học sinh tỉnh mình, dự kiến chấm theo cụm. Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 17/9 đã tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 mở rộng với sự tham dự của thành viên Ban chỉ đạo,...